Chương Tám

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sáng hôm sau, khi trời còn chưa chiếu những ánh sáng đầu tiên trên mặt đất, tôi đã bị điện thoại của mình kêu đến phát phiền.

Tôi dụi dụi mắt và cầm điện thoại lên thì thấy Hendrick và Hamilton đã gọi cho tôi cả chục cuộc rồi.

Khi Hendrick gọi thêm một lần nữa thì tôi đã rửa qua loa mặt mình và cầm điện thoại lên nhận.

- Không biết chuyện gì mà thầy gọi cho tôi lúc sáng sớm thế. Tôi mong là đây không phải điện thoại hỏi thăm bình thường.

- Anh bạn, cậu nổi tiếng rồi! – Giọng vui sướng và tự hào của Hendrick vang lên.

- Hả? Cái gì? Tôi nổi tiếng khi nào vậy?

- Thật là! Tối đó sau khi chúng ta chia tay tôi liền trở lại trường để dọn dẹp sân khấu và các tác phẩm của anh thì có rất nhiều tiến đến để hỏi tôi về tranh của anh. Tôi cũng thật sự ngỡ ngàng như anh vậy, căn bản là quá nhiều người hỏi về nó. Nhưng tôi nghĩ đó chỉ phản ứng bình thường trước các tác phẩm nên tôi không hề để ý, và cũng không hề đề cập với anh chuyện này. Cho đến tối qua, một nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng đã gọi cho tôi, ông tỏ vẻ đã thưởng thức các tác phẩm của anh và đang có ý định mang những tác phẩm của anh đi tranh giải. Thế nào, thấy tự hào chưa?

Tôi mở to mắt ra nhìn chằm chằm điện thoại.

Bây giờ thì tôi đã thực sự tỉnh ngủ rồi, trong lòng cũng ầm ầm vang lên những âm thanh kích động cực lớn.

- Cũng may là anh đã mang chúng đi nếu không tôi sẽ còn bị phiền nhiễu dài dài.

- Chờ một chút đã, thưa thầy, là ai đã gọi điện cho thầy vậy?

- Quên nói với anh, đó là ông Riccardo Augustine. Ông ấy rất nổi tiếng ở châu Âu, tình cờ là trợ lý của ông ta có đi xem tác phẩm của anh và cho ông ấy ông ấy xem qua các tác phẩm của anh. Thế cho nên ông ta mới liên hệ với tôi vì tôi là ban tổ chức của buổi triển lãm.

Tôi che miệng mình kinh ngạc, Augustine là một nhà phê bình vô cùng nổi tiếng, từ thời đi học tôi đã được nghe qua danh tiếng của ông. Và càng bất ngờ hơn khi ông ấy để ý đến tác phẩm của mình. Hendrick nói thêm một tràng cách thức liên lạc với nhà phê bình kia rồi cúp máy.

Tôi sững sờ ngồi trên giường.

Hạnh phúc này đến quá đột ngột khiến tôi không biết phải làm sao cho phải. Chuông điện thoại bỗng reo lên, lần này người gọi tới chính là Hamilton.

- Sao anh không chịu bắt máy thế hả? Tôi đã gọi cho anh cả chục cuộc rồi.

- Ông gọi tôi có việc gì vậy? – Tôi bình tĩnh hỏi.

- Sáng nay tôi bị oanh tạc bởi lượng lớn giới nghệ thuật vào yêu cầu được chiêm ngưỡng tranh của anh. Tôi phải khó khăn lắm mới có thể giữ họ và hứa tổ chức một buổi triển lãm cho anh. Bây giờ thì tôi muốn hỏi anh là bao giờ anh định tổ chức đây?

Tôi hơi bối rối vì chính tôi cũng chưa từng biết đến tổ chức triển lãm là gì.

- Thế nào? – Hamilton giục giã.

- Việc này chính ông quyết định đi, tôi không ngờ tranh của mình nổi tiếng như vậy.

- Vậy được rồi, khoảng hai tuần... à không, tuần sau có được không?

- Tất nhiên là được rồi. – Tôi vui vẻ đáp ứng.

- Vậy tôi sẽ thay anh sắp xếp, rất có thể sẽ còn có một buổi đấu giá nữa đấy, anh nên chuẩn bị tinh thần. Rất lâu rồi cái bảo tàng nhỏ này của tôi mới có chuyện vui như vậy đấy.

- Nhưng ông có thể trì hoãn thời gian đấu giá được không? Tôi định đem chúng đi tranh giải.

- Vậy được, cũng không có vấn đề gì.

Hamilton chào tạm biệt tôi và cúp máy.

Bây giờ thì tôi thật sự sốc rồi.

Đầu tôi đều quanh quẩn đến hai chữ nổi tiếng. Chợt nhớ ra tôi còn phải liên lạc với nhà phê bình kia, tôi vội vàng gọi cho ông ấy.

- A lô, Viện Nghệ thuật New Venice xin nghe! – Giọng của một phụ nữ ở đầu dây bên kia vang lên.

- Tôi muốn gặp nhà phê bình Riccardo Augustine.

- Cho hỏi ngài có hẹn trước với ông ấy không ạ? – Giọng điệu vô cùng chuyên nghiệp.

- Tôi là James Glenn, họa sỹ mà giáo sư Samuel Hendrick đề cử.

- Vậy xin ngài đợi một lát.

Tôi nghe thấy đầu dây bên kia thông báo giữ máy nên chỉ có thể ngồi chờ. Một lúc sau, một giọng nói của đàn ông vang lên ở bên kia.

- Cậu chính là James Glenn?

- Vâng thưa ngài, chính là tôi. Ngưỡng mộ danh tiếng của ngài đã lâu.

- Khách sáo rồi, tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề nhé. Cậu có muốn cùng tôi mang những tác phẩm kia của cậu đi tranh giải không?

- Tôi vô cùng đánh giá cao lời đề nghị này của ông. Cho tôi mạn phép hỏi giải thưởng kia chính là gì vậy?

- Là giải Nghệ thuật Trẻ được tổ chức hàng năm ở Pháp. Thế nào, không tồi đấy chứ?

- Vâng, đó là một giải thưởng lớn.

Chúng ta có thể gặp mặt nhau trực tiếp được không? Tôi cần bàn bạc kỹ với anh về vấn đề tranh giải này. Vừa hay tôi cũng ở London.

- Đương nhiên là có thể. Ngài có thể cho tôi biết thời gian địa điểm cụ thể được không?

- Để tôi xem... vào chín giờ sáng thứ Ba tuần sau tôi không có lịch trình, có thể không?

- Đương nhiên là có thể. Tôi sẽ sắp xếp.

- Vậy là tốt, tôi cúp máy đây, chúc cậu cuối tuần vui vẻ.

- Ngài cũng vậy!

Nói xong tôi liền cúp máy.

Việc này đối với tôi là một biến chuyển lớn trong cuộc đời. Tôi phấn khởi đến mức hai bả vai đều run rẩy vì vui sướng. Tôi vội vàng gọi điện thoại về báo tin mừng này cho bố mẹ.

Bố tôi lộ rõ vẻ tự hào trong giọng nói của mình trong khi mẹ tôi dường như đang khóc. Tôi nghe được những tiếng nấc của mẹ ở tận bên kia.

Gọi xong, tôi liền vui vẻ báo tin Flora, và tôi nghe thấy được giọng điệu vui mừng của cô. Cô không ngừng chúc mừng tôi và yêu cầu một bữa tiệc chúc mừng.

Tôi gọi cho Elisa. Vào lúc này hình như cô cũng đã bàn xong chuyện làm ăn bên kia nên sau khi nghe được tin này, cô tỏ vẻ nhất định phải mở tiệc.

Tôi thông báo cho Hamilton và Hendrick biết tin này, họ chúc mừng tôi và còn chúc tôi có thể đoạt giải thưởng.

Chuông điện thoại bỗng reo lên, là Elisa gọi.

- Cậu ở đâu vậy?

- Tớ đang ở nhà, sao vậy?

- Ra ngoài với tớ một chuyến, hôm nay quả thật là một ngày vui.

Tôi hẹn cô ấy một địa điểm gần nhà và sửa soạn ra ngoài.

Có vẻ cô cũng vừa mới tới cho nên khi thấy tôi, cô giơ tay lên vẫy. Thấy tôi ăn mặc hơi đơn sơ, cô nhíu mày và câu đầu tiên cô hỏi chính là:

- Cậu có bộ âu phục nào không đấy?

Tôi hơi sững người, hiển nhiên là Elisa đã đoán đúng.

Cô lắc đầu, đi một vòng quanh tôi và thở dài.

- Cậu nha, ngoài khuôn mặt so với lần về quê đã sáng sủa không ít nhưng gu ăn mặc thì phải đổi nha, sắp trở thành nhân vật lớn thế này rồi mà còn ăn mặc đơn giản như vậy thì chỉ có xấu mặt cậu thôi đấy. Vừa hay gần đây có vài tiệm quần áo, tớ dẫn cậu đi xem, tất nhiên tiền là do cậu trả.

Tôi chỉ cười và đáp ứng đi theo cô ấy.

Có lẽ tôi cũng nên ăn mặc thật lịch sự để gặp Augustine.

Cả hai chúng tôi đều cùng đi vào tiệm quần áo, nhân viên bán hàng tiếp đón chúng tôi vô cùng nhiệt tình, cô ấy giới thiệu cho chúng tôi những mẫu hàng được bán chạy của tiệm. So với Elisa có vẻ rất nhập tâm thì tôi lại có vẻ thiếu tự tin. Chân tay cứ lóng nga lóng ngóng không biết nên đặt ở đâu.

Thấy vậy, nhân viên liền hỏi:

- Quý khách khó chịu ở đâu ạ?

- Không có gì. – Tôi lúng túng đáp.

- James, đến đây, tớ nghĩ bộ này hợp với cậu lắm đấy. – Elisa cầm một bộ âu phục màu xanh than đưa cho tôi rồi giục tôi vào thử. Tôi chỉ đành phải cầm quần áo tiến vào phòng thay đồ.

Sau khi thay xong, tôi thử ngắm chính mình một chút.

Bộ âu phục khá vừa người và thoải mái.

Khi tôi bước ra, trông thấy ánh mắt vui sướng của Elisa tôi bỗng thấy hơi ngại. Nhân viên trong tiệm cũng khen ngợi tôi khiến tôi càng mất tự nhiên hơn.

Thấy tôi cư xử hơi kỳ lạ, Elisa chỉ đành lắc đầu nói:

- Xem cậu kìa, có ai được khen như vậy mà sắc mặt lại trắng bệch như thế không? Định dọa ai hả? Cậu đó, cái tính này vẫn không hề thay đổi, cứ luôn tự ti như vậy, sắp trở thành nhân vật lớn rồi, việc đầu tiên cậu phải làm là tự tin lên đi chứ. Không cần biết mình có thành công hay không, tự tin mới chính chìa khóa để mở khóa cho mọi thành công khác của cậu trong tương lai. Cậu định gặp nhà phê bình kia với thái độ này hả?

Tôi lắc đầu nguầy nguậy.

- Vậy dùng hết sức mình tư tin lên coi, người ta có khen, có chê gì cậu thì cậu cũng phải tự tin lên đi chứ.

- Tớ biết rồi, cảm ơn cậu. – Tôi gật gù.

- Thử thêm bộ màu xám đậm này xem. – Nói rồi cô liền đưa cho tôi một bộ khác.

Tôi lại chui vào phòng thay đồ.

Khác với lần trước tốc độ thay quần áo của tôi khá chậm thì bây giờ tôi đã hoàn toàn bình tĩnh hơn nên thay rất nhanh.

Chưa đầy năm phút tôi đã gọn gàng bước ra. Nhưng mà lần này, đối với Elisa tôi đã không còn cúi mặt nữa, tôi mỉm cười với cô ấy.

- Trời ơi, cậu ấy thật đẹp trai! – Khách nữ của tiệm bắt đầu thầm thì. Riêng với Elisa, cô chỉ cười và bảo nhân viên đóng gói hai bộ này lại.

Sau khi tôi trả tiền xong, chúng tôi cùng nhau ăn trưa.

Vì đàm phán thuận lợi nên Elisa sẽ từ giã tôi để về nhà thực hiện nốt khâu kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi bắt đầu vào khâu cung ứng.

- Mai tớ sẽ trở về! Thật vui vì có cậu làm bạn với tớ ở London.

- Không có gì!

- Vậy cậu định khi nào sẽ đi gặp nhà phê bình kia?

- Vào thứ Ba tuần sau.

- Khá thuận lợi đấy nhỉ? Là một người bạn, tớ chúc cậu thành công.

- Cảm ơn.

Sau khi ăn xong chúng tôi chia tay nhau.

Tôi phải đến viện bảo tàng của Hamilton để lấy một bàn bạc về buổi triển lãm. Tôi gặp ông ở phòng bảo quản tranh và thấy ông đang nghiêm túc ngắm tranh của mình.

- Cậu đến rồi đấy hả? Mau vào phòng làm việc của tôi. Thế cậu định tổ chức triển lãm khi nào vậy?

- Ông có thể mở triển lãm vào ngày nào vậy?

- Bất cứ lúc nào.

- Vậy để Chủ nhật đi, sau khi tôi trở về từ Pháp, chúng tôi còn phải đăng ký tranh giải nữa, chắc sẽ không về sớm như vậy đâu.

- Được thôi, ngày mai tôi sẽ mời một chuyên gia giám định đến để giám định giá cả cho các bức tranh của anh, và còn phải kiểm soát vé vào cửa, bao nhiêu phòng triển lãm để trưng bày nữa. Tôi như được sống lại vậy, cái viện nhỏ của tôi lâu rồi mới có thể đông đúc như vậy.

- Mọi chuyện đều phải làm phiền anh rồi. – Tôi áy náy.

- Có gì mà phiền phức chứ? Ước mơ của tôi là có thể tổ chức một buổi triển lãm thành công đấy. Anh chính là niềm hy vọng cho ước mơ ấy của tôi.

- Ông nói vậy làm tôi cảm thấy áp lực quá đấy.

- Ha ha, nhất định sẽ thành công, danh tiếng của anh sẽ vang xa.

- Cảm ơn ông.

Chúng tôi cùng nhau thảo luận về tổ chức triển lãm rất lâu, còn phải làm một đống thủ tục nữa cho nên sau khi tôi về nhà, cất hai bộ quần áo xong là tôi không còn sức lực nào nữa.

Tôi mơ màng ngủ thiếp đi.

Tuần sau rất nhanh đã tới.

Để chuẩn bị cho buổi hẹn, tôi đã phải ra tiệm cắt tóc để chỉnh sửa lại đầu tóc của mình một chút. Tiện thể mua cho mình một cái cà vạt để mặc với bộ âu phục. Khi tôi đang loay hoay chọn màu thì có một giọng nói lanh lảnh sau lưng tôi:

- Có phải thầy Glenn đó không ạ?

Tôi ngoảnh đầu lại và thấy Stephanov đã đứng sẵn từ lúc nào, đi cùng với cô còn có hai cô bạn khác, một trong số họ còn dẫn theo cả bạn trai đến nữa.

Tôi khẽ gật đầu chào với bọn họ rồi lại tiếp tục chọn cà vạt.

- Thầy có cần giúp không ạ? – Stephanov đi đến bên cạnh tôi hỏi.

- Nếu có thể, tôi không giỏi việc này cho lắm.

- Thầy cần cà vạt cho dịp gì ạ?

- Cho một cuộc hẹn quan trọng. – Tôi đáp.

- Gặp mặt bạn gái ạ? – Stephanov có vẻ hào hứng.

- Không, chỉ là một nhà phê bình nghệ thuật thôi.

- Một nhà phê bình sao ạ? Em có thể biết tên ông ấy không ạ?

- Riccardo Augustine.

- Thật ạ? Em là người hâm mộ của ông ấy đấy ạ, cuốn sách về nghệ thuật hiện đại của ông ấy thật sự rất hấp dẫn, và em còn lưu mọi bài diễn thuyết của ông ấy nữa đấy. Thật không ngờ thầy lại có thể được gặp ông ấy.

- Tôi cũng rất bất ngờ. Vậy bây giờ cô có thể chọn cà vạt giúp tôi được rồi chứ?

- Ồ đúng vậy, cà vạt. – Stephanov cười hớn hở xong rồi lại nghiêm túc chọn cà vạt giúp tôi.

Stephanov đưa tôi xem thử ba mẫu cà vạt trước.

Chúng thật sự rất đẹp, cô ấy còn hỏi tôi về bộ âu phục tôi sẽ mặc trong cuộc hẹn ý để có thể phối màu cà vạt cho phù hợp và lịch sự. Tôi thành thực trả lời cô ấy và cũng cúi đầu xuống để xem thử. Một cái màu xanh rêu, một cái màu tím than và một cái xanh lam đậm.

Sau một hồi chọn lựa, cuối cùng tôi cũng quyết định mua cái màu tím than. Stephanov còn tốt bụng dạy tôi cách thắt cà vạt. Sau khi thanh toán xong xuôi, cô bé còn tiễn tôi ra cửa.

- Chúc thầy thành danh, anh Glenn, yêu cầu được làm trợ lý của em vẫn còn hiệu lực chứ?

- Cảm ơn lời chúc của cô, còn về phần trợ lý, tôi sẽ liên lạc với cô sau.

- Em chờ tin tốt từ thầy. – Nói xong Stephanov còn vẫy tay chào tôi và quay trở lại cửa hàng.

Tôi xách túi đựng cà vạt và đi về nhà.

Trời đang dần lạnh hơn, chỉ vài ngày nữa tuyết sẽ bao phủ khắp cả London, nhưng đó không phải là mối bận tâm của tôi bây giờ, tôi cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho cuộc hẹn sắp tới.

Sáng ngày thứ Ba, tôi dậy sớm thay quần áo, thắt cà vạt và ăn sáng.

Xong xuôi, tôi bắt tắc xi đến khách sạn, khi đến quầy tiếp tân báo danh, nhân viên khách sạn dẫn tôi đến phòng của Augustine.

Ấn tượng đầu tiên của tôi đối với Augustine là ông rất gầy, nhưng cũng rất phong độ. Tóc được vuốt keo cẩn thận và trên tay ông đang cầm một tờ báo của ngày hôm nay.

Khi thấy tôi tới, ông rất nhiệt tình chào đón tôi.

- Tôi không ngờ họa sỹ tôi sẽ gặp lại là một cậu trai trẻ như thế này. Riccardo Augustine.

- Chào buổi sáng, thưa ngài, tôi là James Glenn.

- Anh có đem đến tác phẩm của anh theo cùng không?

- Ồ có, thưa ngài, nó đây. – Tôi lại đi đến cửa lấy một bức tranh đã được bọc giấy cẩn thận mang tới.

- Không phiền nếu tôi dỡ nó ra chứ? – Ông chỉ vào bọc giấy.

- Tất nhiên là không rồi.

Nói xong, tôi giúp ông gỡ bọc giấy ra. Bức tranh dần dần hiện ra trước mắt ông ấy. Bức mà tôi đưa cho ông ấy xem chính là bức tranh 'Nàng thơ' đầu tiên của tôi. Tôi chỉ thấy khuôn mặt ông dần nghiêm túc lại, cẩn thận xem xét tỉ mỉ nó.

Nhìn thái độ của ông khiến tim tôi cũng dần cứng lại, thể hiện rõ nỗi lo lắng của mình. Sau khi xem xét hồi lâu, dường như phát giác ra được sự hiện diện của tôi, ông giả vờ ho khan rồi quay lại chủ đề.

- Thứ lỗi cho tôi, là một tật xấu của tôi.

- Không sao, tôi mừng vì ngài thưởng thức nó. – Tim tôi dần buông lỏng.

- Vẽ khá lắm anh bạn, tôi đã nghe qua về bài giới thiệu của anh về bức tranh này rồi, nhưng khi thực sự được chứng kiến nó, tôi vẫn không thể nào cầm lòng được.

- Vinh hạnh của tôi.

- Chúng ta vào vấn đề chính nhé, có lẽ anh nên mang bức tranh này đi dự giải ở Paris. Về vấn đề chi phí ăn ở đi lại, anh có thể liên lạc sau với trợ lý của tôi, cô ấy sẽ giúp anh. Về phần tôi, tôi sẽ đăng ký dự giải 'Nàng thơ' giúp anh. Về phần anh, anh nên nhớ lại bài giới thiệu về bức tranh này để có thể nói cho giám khảo. Tuy tôi giới thiệu nhưng tôi sẽ không can thiệp vào quyết định của giám khảo nên cho dù không được gì cũng đừng quá thất vọng.

- Tôi không mong chờ gì hơn. – Tôi mỉm cười đáp.

- Chắc khoảng bảy giờ sáng ngày mai chúng ta sẽ xuất phát đến Paris. Anh nên chuẩn bị hành lý vào tối nay để ngày mai chúng ta sẽ đi sớm.

Augustine vừa nói xong thì có một tiếng gõ cửa.

Là trợ lý của ông ấy, cô ấy đưa tôi thiếp mời của mình và tôi cũng nhận ra cô ấy một trong những khán giả trong buổi triển lãm. Cô mỉm cười lịch sự rồi thông báo cho tôi về lịch trình sắp tới của mình.

Thông báo xong, cô ấy quay lại nói nhỏ điều gì đó với Augustine rồi rời khỏi phòng.

- Cũng đã đến giờ ăn trưa, anh có muốn dùng bữa với tôi không?

- Tất nhiên rồi.

Đúng mười một giờ rưỡi trưa, tôi cùng ông ấy xuống dưới nhà hàng của khách sạn để dùng bữa.

Tâm trạng của tôi đã thả lỏng nên tôi có thể bàn luận với ông về nhiều nghệ thuật trong suốt bữa trưa.

Một buổi hẹn suôn sẻ.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net