Chương 73,74,75

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Chương 73


Mao bực tức, ngồi trên ghế xô pha, mặt đỏ phừng phừng.

- Lại phát sinh việc phức tạp - Ông nói một cách khó nhọc - Tôi ốm nặng. Anh cần phải xem phim X-quang. Mai khám cho tôi và nói cho tôi biết nó là cái gì.

Chúng tôi nói chuyện một chút về công việc của tôi ở Ninh Hằng. Tôi nói rằng tôi hài lòng thực hiện trách nhiệm bác sĩ chân đất và rằng cuộc sống của tôi không đến mức khó khăn như thế. Sau đó tôi vội đi - tôi cần xem qua phim X-quang

- Xảy ra một cái gì đó khá nghiêm trọng đấy, Chủ tịch Lý - Ngô Từ Tuấn nói, đưa phim cho tôi.

Tôi ngượng. Chủ tịch Lý? Vì sao cô ta gọi tôi như vậy?

- Người ta bổ nhiệm đồng chí làm chủ tịch bệnh viện số 305 - cô ta giải thích - Hoàng Hữu Sơn cũng đã thông báo việc bổ nhiệm.

Trong khi tôi đang bị lưu đày, những người lãnh đạo bản doanh, cục chính trị và cục quân nhu Quân giải phóng quyết định bổ nhiệm tôi làm giám đốc bệnh viện cao cấp này.

- Nhưng cái gì đã xảy ra? một cái gì đó nghiêm trọng nghĩa là gì cơ? - tôi hỏi.

Mọi việc là ở chỗ Lâm Bưu. Rạn nứt giữa ông và Mao đến mức khủng hoảng trong phiên họp toàn thể Ban chấp hành trung ương, diến ra ở Lư Sơn trong tháng 8 - tháng 9 năm 1970. Tôi lúc ấy còn ở Hắc Long Giang. Lâm Bưu muốn phục hồi chức vụ Chủ tịch nhà nước - chức vụ này Lưu Thiếu Kỳ đã ngồi sau khi năm 1959 Mao từ chức. Khi thanh toán được Lưu Thiếu Kỳ, chức vụ này bị bãi bỏ. Lâm Bưu muốn khôi phục nó và gợi ý rằng Mao lại trở thành Chủ tịch. Lâm Bưu biết rằng Mao sẽ từ chối, và hy vọng rằng khi đó người ta sẽ chọn ông. Đồng thời Lâm Bưu đã làm tất cả để thăm dò ý kiến của những người khác.

Trong số những người ủng hộ, Lâm Bưu muốn có Uông Đông Hưng. Như Uông kể với tôi sau này, Diệp Quần trước hội nghị ở Lư Sơn yêu cầu Uông ủng hộ chồng bà chức vụ này. Diệp Quần cam đoan là nếu người ta không cho Lâm Bưu chức vụ chức vụ chính thức cao, chẳng hạn chức Chủ tịch nước, thì việc là người thừa kế của Mao trở nên vô nghĩa.

Diệp Quần biết rằng Mao không ưa ý tưởng này. Nhưng nếu đa số đứng về phía Lâm Bưu, thì Chủ tịch phải tính đến một khả năng như thế.

Những người cùng cánh thân cận nhất của Lâm Bưu - tư lệnh không quân Vương Phát Trần, tư lệnh hải quân Lý Thế Bằng và cục trưởng hậu cần Khưu Hội Tác - đã công khai đưa ra công việc lớn trong những nhóm địa phương của những người tham gia cuộc họp Ban chấp hành trung ương trong khoảng thời gian giữa hai kỳ hội nghị. Giám đốc trước đây Tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá và ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trần Bá Đạt cũng ủng hộ Lâm Bưu.

Ông viết vở kịch Dẫn đến thiên tài, tâng bốc Mao và thiên tài của ông đưa Trung quốc tiến bộ, đồng thời cũng đi đến kết luận về sự cần thiết phục hồi chức vụ chủ tịch nước. Vở kịch được xuất bản coi như một phần tài liệu của hội nghị trung ương trong tập san của hai nhóm bắc Trung quốc.

Nhiều người tham gia hội nghị trung ương cho rằng tập san phản ánh quan điểm của Mao

Nhưng Mao chống thẳng thừng. Đầu năm 1970 trong cuộc họp thường vụ Bộ chính trị Mao cũng tuyên bố rằng không lại trở thành chủ tịch nước.

Nhưng nếu chức vụ này là cần thiết, thì Mao cũng từ chối nó, người duy nhất có khả năng ngồi chức vụ này chỉ còn lại Lâm Bưu.

Vị Nguyên soái cùng mong ngóng điều này.

Lâm Bưu lại chui vào sai lầm mà Lưu Thiếu Kỳ đã mắc. Lâm Bưu muốn có hai chức vụ chủ tịch ở Trung quốc, muốn Mao chỉ là một trong số họ. Dưới mắt Mao, điều này là tội không tha thứ được. Triệu tập phiên họp thường vụ Bộ chính trị mở rộng ngày 25 tháng 8 năm 1970, Mao đã làm thế nào để tất cả mọi người hiểu điều này.

Phiên họp đã xoá bỏ tập san xấu số, Trần Bá Đạt bị cạo, và chiến dịch phê bình ông ta được bắt đầu.

Uông Đông Hưng cũng vướng vào vụ này. Uông nghe đề nghị của Diệp Quần và ở Lư Sơn đã phát biểu ủng hộ Lâm Bưu. Mao buộc tội Uông phản bội. Quyết định trừng phạt Uông, tuy nhiên, Mao không muốn thải hồi ông ta. Người ta tạm thời cho Uông Đông Hưng ngồi chơi xơi nước để ông có thể nghĩ về thái độ của mình. Uông, người vẫn còn thần phục Mao, đã thú nhận tất cả, kể cho Chủ tịch nghe về quyết tâm Diệp Quần đưa chồng lên chức vụ cao nhất trong nước.

Chu Ân Lai, người muốn tống khứ Uông, bổ nhiệm Giang Đăng Trung làm người kế vị Uông trong văn phòng bảo vệ trung ương. Còn Khang Sinh, hành động theo chỉ thị của Chu, đề nghị Vương Lẵng Nha giữ chức giám đốc bộ phận chung. Chu tiến hành việc bổ nhiệm không cho Uông Đông Hưng biết.

Uông vẫn cứng rắn.

- Tôi có khuyết điểm lớn -Uông than thở với tôi - Tôi phát biểu ở hội nghị và điều này làm Chủ tịch giận. Bây giờ tôi hối tiếc về việc này, và sự sám hối này không cho phép tôi mắc khuyết điểm mới.

Uông giận những người chống ông - đó là Chu Ân Lai, Khang Sinh, Giang Đăng Trung và Vương Lẵng Nha.

- Họ vẫn còn ngại tôi, hãy đợi đấy - Uông thề.

Khuyết điểm của Uông được thông báo cho tất cả nhóm Một. Thậm chí Mao buộc tội Ngô Từ Tuấn thuộc nhóm Uông Đông Hưng và hạn chế vai trò của cô ta trong nhóm, chỉ có công việc y tế mà thôi.

Người ta cũng thải hồi cả những phụ nữ nhóm văn công không quân - kể cả Lưu, người mà, như một số người đồn đại, đang nuôi con nhỏ của Mao. Họ là khá gần gũi với Diệp Quần và Lâm Bưu, và Mao ngờ rằng họ là nội gián cạnh ông.

- Tất cả bọn họ là không đáng tin cậy - ông nói cho tôi về sau này.

Trương Ngọc Phượng, cô gái phục vụ trước đây trên tàu hỏa Mao, thay thế những người bị thải hồi và chuyển vào Trung Nam Hải. Cùng với cô ta còn có vụ trưởng vụ lễ tân bộ ngoại giao Vương Hải Dung, về sau trở thành thứ trưởng bộ ngoại giao, và phó vụ trưởng vụ các vấn đề Châu Mỹ - Thái Bình Dương phiên dịch của Mao - Tăng Vĩnh Xương. Họ trở thành người liên lạc giữa Mao và các nhà lãnh đạo cao cấp và đã xác lập sự kiểm soát chặt chẽ như thế đối với các cuộc tới gặp Chủ tịch, đến mức thậm chí Chu Ân Lai buộc phải hỏi họ nếu muốn gặp lãnh tụ.

Người ta chẳng quyết định một cái gì cụ thể cả phiên họp ở Lư Sơn tháng 8, tháng 9. Cuộc đấu đá giàng quyền lực trong đảng vẫn tiếp tục.

Trong quá trình làm giảm cơ hội Lâm Bưu, vai trò của Giang Thanh tăng lên. Ngô Từ Tuấn kể cho tôi cái gì mà tôi dự đoán từ lâu, cuối cùng đã hiện rõ ra. Nếu Giang Thanh vạch mặt sự không chung thuỷ của Mao, thì ông ủng hộ khát vọng của bà ta. và giờ đây, tháng 11, như điều này xảy ra và trong thời gian đấu đá chính trị nóng bỏng trước đây, trong khi kết quả chưa ngã ngũ thì Mao ngã bệnh.

Sự đa nghi của Mao thật là muôn màu muôn vẻ, và ông đã nghi ngờ âm mưu lật đổ. Lâm Bưu, người mà Chủ tịch tin tưởng, đang mong ông chết. Ông cũng đồ rằng, nguyên soái đứng đằng sau ba người bác sĩ, mà người ta cử đến khám cho ông bệnh viêm phổi.

Mao không tin họ, dù rằng Chu Ân Lai cử họ đến.

Nhưng sức khoẻ của ông xấu dần, và cuối cùng Trương Ngọc Phượng đề nghị gọi tôi từ Hắc Long Giang trở về.

Uông Đông Hưng muốn làm điều này từ sớm hơn, nhưng kìm lại, lo rằng, người ta lại không liệt tôi vào người đưa tin của Uông.

Tuy nhiên, thật tế Mao mắc bệnh sưng phổi. Các phim X-quang không giữ lại một nghi vấn nào cả. Nhưng tôi không thể thông báo sự thật cho Mao. Tôi nói rằng ở Mao chỉ viêm phổi, và người ta gắn tôi vào cặp Lâm Bưu - Uông Đông Hưng. Vì thế nói rằng đó vấn đề cũ của ông - viêm phế quản cấp tính, không có gì nghiên trọng. Một vài mũi tiêm kháng sinh, và ông sẽ khoẻ ngay.

Khi nghe chẩn đoán này, Mao bắt đầu đập nắm tay vào ngực.

- Lâm Bưu muốn tôi thối phổi - Mao kêu lên - Anh chỉ những bức phim X-quang này cho bác sĩ của ông ta, chúng ta hãy xem họ hát bây giờ đây. Họ là những người khôi hài, ba chàng trai ấy mà. Một người khám tôi, không tốt ra lời nào. Người thứ hai không mở miệng, nhưng cũng chẳng khám tôi. Còn người nữa lẩn sau mặt nạ và không nói với tôi, và thậm chí không động vào tôi. Nếu tất cả bọn họ vẫn còn nghĩ rằng đây là sưng phổi, tôi sẽ cấm tiêm. Và anh hãy xem liệu tôi có chết không.

Tôi nói chuyện với cả ba bác sĩ này, giải thích cho họ rằng vì sao chúng tôi giấu Mao bệnh sưng phổi. Chủ yếu để Mao nhận điều trị thích hợp.

Họ đồng ý, nhưng giám đốc bệnh viện Trung Nam Hải không hài lòng. Chúng tôi không có khái niệm về những gì xảy ra ở Lư Sơn - ông nói - Làm sao mà chúng tôi biết chính trị và sức khoẻ của Chủ tịch lại lẫn lộn vào nhau đến thế? Chúng tôi đã làm tất cả như thủ tướng Chu Ân Lai khuyên.

Mao vui mừng, biết rằng các bác sĩ giờ đây cho bệnh của nó chỉ là viêm phế quản. Mao cám ơn tôi và mời tôi ăn trưa, dường như tôi là khách danh dự.

Chuỗi ngày bác sĩ chân đất kết thúc. Mao không muốn tôi quay về Hắc Long Giang.

- ở đây có thể một cái gì đó xảy ra, và tôi muốn anh ở đây với tôi - ông nói.

Một tuần sau Uông Đông Hưng thu xếp cho cả Lý Liên quay về ở Bắc Kinh. Gia đình của cuối cùng đoàn tụ.

Đến ngày 18 tháng 12 năn 1970 sức khoẻ Mao xấu đi đến mức ông không thể gặp nhà báo Mỹ Edward Snow, người lần đầu tiên phỏng vấn Chủ tịch từ năm 1936.

Sau cuộc nói chuyện này, nhà báo xuất bản một truyện bán rất chạy Ngôi sao đỏ trên Trung quốc và trở thành người bạn của Trung quốc những năm này.

- Tôi nghĩ, Snow đang làm việc cho Cục tình báo trung ương Mỹ - Mao cười, khi tôi thăm phổi ông - Chúng tôi cần phải cho ông tin tức nội bộ.

Tin là Snow sẽ chia xẻ thông tin với CIA, Mao dùng cuộc gặp với ông để phát triển xa hơn mối quan hệ Trung-Mỹ, thông báo rằng sẵn sàng tiếp ở Bắc Kinh R. Nixon hoặc bất cứ nhân vật hữu trách cao cấp. Ông cũng tận dụng cơ hội để người Mỹ sáng tỏ thêm về tình hình chính trị Trung quốc. Có ba loại người, những người chỉ thiết nhà an dưỡng dựa vào danh dự của tôi - Mao nói với nhà báo Snow - Loại người thứ nhất thực tế không muốn điều này. Nhưng loại người như thế không nhiều. Loại thứ hai chỉ theo đuôi cái gì mà đám đông kêu lên. Loại này chiếm đa số. Loại người thứ ba là loại người hô vang khẩu hiệu Chúc Mao Chủ tịch trăm tuổi, nhưng trong thực tế họ lại muốn tôi chóng chết. Loại người này không nhiều, nhưng có cả những người như thế đấy.

Chỉ khi sống qua một thời gian ở Mỹ, tôi cuối cùng hiểu rằng Edward Snow, khi thăm Trung quốc năm 1970, đã là người cùng khổ trong chính đất nước của mình. Tin tức của ông cho chính phủ Mỹ được thông báo quá muộn, muộn hơn khi xác lập kênh liên hệ trực tiếp giữa Trung quốc và Mỹ. Và Snow, có lẽ, chưa bao giờ đoán được Mao muốn ám chỉ ai khi Mao nói rằng một số người muốn Mao chết.

Những lời này thuộc về Lâm Bưu.

  Chương 74


Tháng 8 năm 1971 sự không tin tưởng của Chủ tịch đối với Lâm Bưu đạt tới cao điểm.

Tạ Thanh Nhị phó giám đốc ủy ban cách mạng trong ban giám hiệu đại học tổng hợp Thanh Hoa, thông báo cho Mao về sự tồn tại của một mạng lưới gián điệp bí mật, mà con trai của nguyên soái Lâm Bưu phát triển trong lực lượng không quân. Nhóm này gồm một vài đơn vị độc lập, mang tên mật hạm đội liên hợp, nhóm nhỏ Thượng Hải và đội thi hành chỉ thị nhằm mục đích chiếm quyền lực và phế truất Mao.

Thao Xương, chồng của Tạ Thanh Nhị, sĩ quan đại bản doanh không quân, đề nghị Mao cẩn thận và tăng cường công việc giáo dục quân đội lòng trung thành với Chủ tịch.

Phần lớn những người ủng hộ Lâm Bưu nằm ở Bắc Kinh. Mao tính toán rằng những người cầm đầu quân đội ở cấp quân khu và tỉnh vẫn tin Mao như trước đây.

- Tôi không nghĩ là các tư lệnh quân khu lại đứng về phía Lâm Bưu - Mao tâm sự với tôi - quân đội nhân dân không đứng đậy khởi nghĩa chống lại tôi, đúng thế không? nhưng nếu họ không muốn tôi lãnh đạo họ, thì tôi quay về tỉnh Tân Giang và lại bắt đầu chiến tranh du kích.

Ngày 14 tháng 8 Mao quyết định lấy lòng tin sự ủng hộ của các tư lệnh tại các quân khu trong tỉnh.

Đoàn tầu đặc biệt cùng ngày hôm ấy đưa chúng tôi đến miền nam, dừng ở Vũ Hán, Trường Sa, Nam Xương, Hàng Châu và Thượng Hải. Kín tiếng với lãnh đạo đảng, chính phủ và thành phần chỉ huy cao cấp. Sự lôi kéo của Mao vang lên ở mọi nơi đều như nhau: tại hội nghị Lư Sơn một ai đó rất muốn chiếm chỗ chủ tịch nước. Bộ mặt này mưu mô chia rẽ đảng, rồi sau đó chiếm chính quyền.

Mao, khi tấn công Lâm Bưu, không bao giờ gọi đích danh ông ta, nhưng người ta biết đối tượng bị buộc tội một cách chính xác. Người ta biết rõ rằng Mao căm ghét mưu đồ của Lâm Bưu chiếm quyền lực. Mao trở nên cực kỳ đa nghi với sự sùng bái cá nhân mà Lâm Bưu đã siêng năng dựng lên. Ai đó nói rằng thiên tài xuất hiện trong thế giới chúng ta chỉ một lần trong một vài trăm năm, nhưng ở Trung quốc chẳng có thiên tài nào ít nhất đã một vài nghìn năm - Mao cằn nhằn - Điều này không tương xứng với thực tế. Nếu người ta bằng lời nói sẵn sàng ủng hộ tôi, thì hãy tăng cường quyền lực của tôi, nhưng chính trong việc này họ chỉ nghĩ rằng ủng hộ bản thân mình và củng cố địa vị riêng. Những từ người ta và ai đó chỉ là một người - Lâm Bưu.

Mao phẫn nộ liên hệ đến quyền lực Diệp Quần đối với người chồng. Tôi chưa bao giờ tán thành thói hành xử, khi vợ của ai đó có thể được phép làm việc dưới sự lãnh đạo của chồng - Mao nổi khùng - nhưng Diệp Quần ngồi ở chỗ tiếp khách Lâm Bưu. Để được gặp Lâm Bưu, mọi người không loại trừ ai phải qua tay bà ta. Quả là mọi viên chức có trách nhiệm, khi thực hiện nhiệm vụ được trao cho mình, chỉ phải phụ thuộc vào bản thân. Không thể phụ thuộc vào thư ký. Không được cho thư ký nhiều quyền hành nhiều đến thế.

Trong lời Mao người ta đã nghe thấy lời quở trách. Trong hoạt động của Lâm Bưu, Mao nhìn thấy một cuộc đấu tranh không đơn giản giành quyền lực, ở đây rõ ràng nhìn thấy âm mưu loại bỏ ông khỏi chức cụ lãnh đạo và phá tan đảng thành từng mảnh.

Nhưng Mao muốn tìm thấy một sự thỏa hiệp, tin là bằng giáo dục hơn là bằng sức mạnh. Trị bệnh, cứu người - Mao gọi điều này như vậy. Chúng ta cần cố gắng giữ Lâm Bưu. Không quan trọng ai mắc sai lầm. Chúng ta không thể từ chối sự cần thiết giữ gìn sự thống nhất. Cái, được làm bây giờ, sẽ không mang lại điều gì tốt hơn. Sau khi tôi quay về Bắc Kinh, tôi sẽ tìm gặp Lâm Bưu và những người theo ông ta và đề nghị họ cuộc nói chuyện. Nếu họ không tìm tôi, thì tôi sẽ tìm họ. Chúng ta vẫn có thể giữ một số người trong số họ, nhưng không phải tất cả...

Chúng tôi về đến nhà ga đặc biệt ở quận Phượng Đài, Bắc Kinh ngày 12 tháng 9 năm 1971, tính ra chúng tôi vắng mặt ở thủ đô gần một tháng.

Trước khi quay về Trung Nam Hải Mao gặp các nhà lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh và quân khu Bắc Kinh, một lần nữa nhắc lại chương trình của mình trong mối quan hệ với Lâm Bưu.

Chúng tôi về tới Trung Nam Hải khoảng 8 giờ tối.

Không có sự cần thiết nào cả trong cuộc thương lượng vộ vàng của Mao ở Bắc Kinh, Cũng chẳng tồn tại trở ngại nào cả đối với sự quay về của ông.

Tôi nằn lại trong tư dinh Mao, giúp phân loại các thứ sau chuyến đi. Lúc gần 10 giờ đêm Uông Đông Hưng nhận được điện thoại từ Bắc Đới Hà. Người gọi là Trương Hồng, phó chỉ huy đội cận vệ trung ương. Ông ta vừa mới biết tin từ Lâm Linh Hoa, con gái Lâm Bưu - rằng Diệp Quần và Lâm Lập Quả bắt cóc nguyên soái và buộc ông bỏ trốn.

  Chương 75


Uông Đông Hưng ngay lập tức gọi điện cho Chu Ân Lai.

Thủ tướng vội vàng rời toà nhà Quốc vụ viện và khoảng 11 giờ đã có mặt ở Trung Nam Hải. Mao chẳng hề biết tí gì về điều này, không ai báo cáo ông ta.

Tôi còn ở Trung Nam Hải đúng ở thời điểm, khi Chu thận trọng thông báo cho Chủ tịch những tin không mấy dễ chịu.

Thêm vào điều mà tôi đã biết,, Chu Ân Lai thêm rằng Diệp Quần gọi trực tiếp cho Chu. Lâm Bưu cần gấp một máy bay, nhưng không còm một chiếc nào rỗi cả. Chu biết rằng tại sân bay Thượng Hải Quang có căn cứ Trident, nằm hoàn toàn bên cạnh Bắc Đới Hà.

Chu nghi ngờ rằng yêu cầu của Diệp Quần là chuyện lắt léo để che phủ việc chạy trốn của họ.

Tình hình phát triển đến tới cao trào.

Khi Chu Ân Lai thông báo về cuộc chạy trốn của Lâm Bưu, mặt Mao biến sắc. Nhưng ông nhanh chóng làm chủ bản thân với sự xúc động và im lặng nghe, giữ thái độ lạnh nhạt. Nếu Mao cảm thấy sợ hãi, ông cũng không bao giờ biểu lộ điều đó.

Chu đề nghị Mao nhanh chóng đi đến toà nhà Hội nghị đại biểu toàn Trung quốc. ý định Lâm Bưu vẫn chưa được rõ, nhưng những người phe cách ông ta ở Bắc Kinh trong số cá quân nhân cũng có đủ.

Nếu họ có kế hoạch đảo chính, thì cuộc đụng độ võ trang là không thể tránh khỏi. Cung điện an toàn hơn, bảo vệ nó dễ hơn Trung Nam Hải.

Uông Đông Hưng gọi xe để đưa Mao và Chu tới toà nhà Quốc vụ viện, và gọi tiểu đoàn cận vệ để cắt đặt lính phân tán xung quanh toà nhà.

Tất cả đơn vị sẵn sàng cao độ. Tất cả liên lạc với bên ngoài bị cắt đứt.

Đi kèm Mao là Trương Ngọc Phượng, Ngô Từ Tuấn, vệ sĩ riêng Chu Phúc Minh, thư ký riêng Hứa Diệp Phụ, và cả tôi cũng có mặt ở phòng 118 sau nửa đêm. Uông Đông Hưng và Trương Diêu Tự sắp đặt điểm chỉ huy trong phòng kề bên. Tôi chạy qua chạy lại giữa hai phòng chờ tin tức từ Bắc Đới Hà. Chu Ân Lai ở lại với Mao, lãnh tụ giết thời gian bằng cách đọc lịch sử Trung quốc.

Chưa đầy một giờ sau sự kiện trên, phó tư lệnh Trương Hồng gọi điện về cung điện Trương Hồng. Ông và trợ lý của mình cố gắng theo dõi chiếc xe hơi của chính phủ, Lâm Bưu ngồi trong đó Lâm Bưu, thậm chí họ đã bắn vào chiếc xe bọc thép, nhưng không kết quả. Trên đường đi chiếc xe có dừng lại một lát, người ta đẩy Lý Vọng Phu, thư ký nguyên soái xuống đường. Người ta đã chở ông ta vào bệnh viện với loạt vết thương vì đạn vào tay phải, nhưng Uông Đông Hưng ra lệnh bắt giam Lý và nhốt vào nhà giam bí mật. Khi đội của Trương Hồng đến được sân bay Thượng Hải Quang, thì máy bay chở Lâm Bưu đã quay ra được đường băng cất cánh.

Chu Ân Lai đề nghị dùng tên lửa bắn chiếc máy bay đó.

Mao không đồng ý Cơn mưa rơi từ trên trời xuống, vợ goá lại đi lấy chồng. Chúng ta sẽ làm gì ư? Lâm Bưu muốn chạy. Cứ để ông ta chạy. Đừng bắn - ông nói.

Chúng tôi đợi.

Bắn quả thực là không cần thiết. Tương đối nhanh chóng chúng tôi biết rằng chiếc máy bay cất cánh trong sự vội vàng như vậy không kịp nạp đủ nhiên liệu. Có trong thùng chứa nhiên liệu chừng dưới một tấn xăng, những người chạy trốn không thể bay xa được. Còn thêm điều này nữa, khi cất cánh, họ đã va phải xe ô tô nạp dầu, như thế khung bên phải bị rơi ra. Như thế họ có vấn đề với việc hạ cánh, thêm nữa trên máy bay không có lái phụ, hoa tiêu và điện đài.

Ra-da Trung quốc theo dõi đường đdi của máy bay, báo cáo đến tay Uông Đông Hưng và Chu Ân Lai.

Nngf chạy trốn giữ hành trình theo hướng Tây Bắc, theo hướng Liên-xô. Về sau trong văn bản chính thức xác nhận rằng ban đầu Lâm Bưu muốn bay về phương nam, về Quảng Châu, để lập ra ở đó một chính phủ riêng chính phủ. Sáng sớm 13 tháng 9 về ý định như thế của ông ta và bài phát biểu cũng không thấy có.

Gần hai giờ sáng nhận được thông báo rằng máy bay Lâm Bưu bay qua không phận Nội Mông và biến mất trên màn hình rada Trung quốc. Chu Ân Lai báo cáo điều này cho Mao.

- Thế đấy, chúng ta đã nhận thêm một kẻ phản bội - Mao nói - Đúng như là màn diễn đương thời của Trương Quốc Đào và Vương Minh.

Các tin tức sau này đến vào trưa hôm sau. Một máy bay Trung quốc bị tai nạn ở vùng Undur Khan - Nội Mông. Một phụ nữ và 8 đàn ông trên khoang đã bị chết.

Ba ngày sau, 16 tháng 9, Chu Ân Lai thông báo rằng theo nhận dạng răng của một người chết người ta xác định đó là với Lâm Bưu.

- Thế là mày đã trả giá cho sự chạy trốn - Mao nhận xét, khi nghe tin này.

Uông Đông Hưng, khi biết cái chết Lâm Bưu, dường như là bị ăn phải bùa mê, nhắc đi nhắc lại: Tốt, thế là họ đã chết. Nếu không, chỉ toàn những điều khó chịu

Chu Ân Lai cũng hài lòng.

- Thật là hay, tất cả mọi việc kết thúc đúng như thế - ông nói với tôi - vấn đề chính đã được giải quyết ổn thỏa.

Việc điều tra tình huống bỏ chạy, Mao trao cho Chu Ân Lai. Sự thật, thủ tướng trong thời gian của mình gần gũi với Lâm Bưu, bằng cách này ông muốn giờ đây được thú tội. Là một người chi ly và chính xác trong sự phục tùng những đòi hỏi của giới tăng lữ, Chu tiếp tục làm báo cáo trực tiếp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC