dự đoán theo tứ trụ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

DỰ ĐÓAN THEO TỨ TRỤ - Thiệu Vĩ Hoa www.tuviglobal.com

LỜI NÓI ĐẦU

Chu dịch nội dung rất quảng bác nhưng cũng rất tinh thâm, song không phải là siêu bình thường không thể nắm được.

Chu dịch được mệnh danh là bộ sách kinh điển quý của thế giới. Nó diễn đạt vạn vật trong vũ trụ, chỉ rõ quy luật vận động, biến hóa của vạn vật từ vĩ mô đến vi mô, từ hữu hình đến vô hình, dùng các ký hiệu bát quái, vật tượng, thiên can, địa chi, quy luật khắc, chế hóa của âm dương, ngũ hành làm phương tiện để truyền thông tin. Tứ trụ là dùng thiên can, địa chi của năm, tháng , ngày, giờ sinh để biểu thị quy luật khác nhau của sinh mệnh con người do từ trường quả đất, lực hấp dẫn và các loại trường cảm ứng khác gây nên. Vì vậy mỗi con người

có một quy luật riêng. Sinh, bệnh , lão, tử của con người cũng giống như quy luật phổ biến bốn mùa thay nhau hoặc quy luật tốt tươi, tàn lụi của vạn vật. Tứ trụ dự đoán học với tư cách

là một nhánh phái sinh của Chu dịch, nó là môn học vấn xét về sự cân bằng tổng thể của ngũ hành trong Tứ trụ để nói lên quy luật vận mệnh của con người. Giống như các môn dự đoán khác, Tứ trụ có thể đo lường được. Cùng với sự tiến bộ và phát triển không ngừng của xã hội, việc nghiên cứu Tứ trụ chắc chắn sẽ kéo dài mãi mãi.

Trong nghiên cứu ứng dụng Chu dịch của Thiệu Vĩ Hoa. Chắc chắn sẽ có người hỏi rằng : Chu dịch vì sao có thể dự đoán được? Chu dịch với đoán mệnh, xem tướng thực chất có phải là như nhau không? Giữa đoán mệnh và xem tướng, bên nào độ tin cậy cao hơn? Vì sao ngày giờ sinh

lại hình thành cát hung, hoạ phúc của cuộc đời? Biết được mệnh vận thì tốt hay không biết thì tốt? Khi dự đoán thấy hôn nhân không tốt thì làm thế nào ? Đoán thấy tai họa thì cách đề phòng ra sao, làm sao để gặp hung hóa cát ? v..v.. Những câu hỏi có quan hệ thiết thân đến cuộc sống này cũng chính là nguyện vọng của nhiều độc giả muốn tìm con đường để tiếp cận đến Chu dịch - cung điện thần bí.

Lần tái bản bộ sách " Dự đoán theo Tứ trụ" này gồm nội dung của hai cuốn sách đã xuất bản trước đây: "Nhập môn dự đoán theo Tứ trụ", " Dự đoán theo Tứ trụ", đồng thời có bổ sung "Cách tính đô vượng, suy của nhật can theo bảng điểm", một số cách cục đặc biệt và một số "

Ví dụ thực tế có giải" để cung cấp cho độc giả một phương pháp chon dụng thần chính xác, cách giải toàn diện một Tứ trụ.

Trong giao lưu dự đoán mấy năm qua, tôi thấy rất nhiều độc giả cứ thấy sách là mua, đọc nhàu cả sách mà chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Làm sao để có thế đoán ra cát hung của những việc lớn. Phần nhập môn không có hi vọng làm được tất cả những điều đó mà chỉ mong thông qua trình tự từng bước, đi theo một con đường nhất quán để trình bày, đồng thời gạn lọc, vượt qua những vấn đề phức tạp, rối rắm trong sách cổ, ít nhiều chắc sẽ có những gợi ý bổ ích cho độc giả. Nếu đã qua bước nhập môn chắc độc giả không những có khả năng đánh giá được những kiến thức đã học mà còn có thể cảm nhân nó, nắm vững nó, và cứ thế từng bước tiến

lên để chiếm lĩnh những kiến thức cao hơn, sâu hơn. Phần "Nhập môn dự đoán theo Tứ trụ"

chính là đóng vai trò dẫn dắt " đãi cát tìm vàng" đó. Còn như dùng phương pháp cụ thể nào để

đạt được điều tốt, tránh được điều xấu, qua học tập và công tác bên cạnh thầy Thiệu Vĩ Hoa,

tôi đã học được một số kinh nghiệm về quy luật dự đoán và ứng dụng thực tiễn, những bài học

đó cũng sẽ được phản ánh ở đây.

DỰ ĐÓAN THEO TỨ TRỤ - Thiệu Vĩ Hoa www.tuviglobal.com

Phần "Nhập môn dự đoán theo Tứ trụ" được viết để phối hợp với cuốn "Dự đoán theo Tứ trụ"

của Thầy Thiệu Vĩ Hoa. Nội dung sách sẽ giới thiệu những kiến thức chủ yếu về Tứ trụ và con đường ngắn nhất để tiếp cận với Tứ trụ cho người mới học. Đặc điểm của phần này là :

1. Bám sát từng bước của quá trình học tập, các nội dung sẽ viết từ thấp đến cao, lần lượt giới thiệu những kiến thức cơ bản và các yếu lĩnh trong dự đoán cần phải nắm được để quy nạp vấn đề một cách hệ thống, có tính quy luật. Trong sách dùng nhiều hình vẽ để giới thiệu

về cách nhớ các quy luật một cách tóm tắt, với ý đồ nhìn vào hình là nắm được vấn đề.

2. Cung cấp cho độc giả các loại bảng, hình vẽ, bài ca truyền miệng một cách hòan chỉnh

và phong phú để giúp độc giả dễ nhớ, dễ tra tìm.

3. Đối với những thắc mắc của độc giả đều được dùng những ví dụ thực tế để giải thích

rõ ràng, cố gắng, cố gắng đạt đến mục đích nắm được vấn đề một cách tốt hơn.

4. Trong phương pháp dự đoán suy nạp, cố gắng giới thiệu tỉ mỉ các yếu lĩnh đoán sự việc

5. Các ví dụ được chọn lọc, vừa có tinh tiêu biểu, vừa có tính thự tiễn, đặc biệt là nhưng ví

dụ về phương pháp chọn dụng thần đều được lấy những ví dụ điển hình của thầy Thiệu Vĩ Hoa. Tuy phần nay đã được thầy Thiệu Vĩ Hoa thẩm định, nhưng vì trình độ học thuật bản thân có hạn nên mong các chuyên gia và giới Dịch học phê bình, chỉ giáo. Cuối cùng nhân dịp này tôi xin gửi đến thầy Thiệu vĩ Hoa - người thầy tôn kính và cao cả của mình - lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Trần Viên.

Tháng 4 năm 1994.

CHƯƠNG 1.

KIẾN THỨC CƠ BẢN.

Trước khi học dự đoán theo Tứ trụ, phần này với phong các viết đơn giản, dễ hiểu sẽ giúp bạn không đến nỗi sa đà, lạc lối, đặc biệt chương trình này với lý luận cao, sẽ giới thiệu

với các bạn những nhận thức và thể nghiệm thế giới của người Trung Quốc cổ, trong đó lấy kỹ thuật dự đoán Trung Quốc cổ làm làm biểu tượng. Đồng thời trên cơ sở so sánh với khoa học hiện đại, phần này được đặt thành một chương độc lập nhằm giải toả những băn khoăn , mặc cảm của nhiều độc giả để mọi người có một nhân thức mới trong học tập, những chỗ chưa nói được thấu triệt vấn đề cũng hi vọng sẽ có tác dụng " đãi cát tìm vàng".

Chương này tham khảo các sách: " Thiên nhân tượng âm dương, ngũ hành học thuyết

sử đạo luận," "Chu dịch dự trung y học".

I. NHẬN THỨC ĐỐI VỚI MỆNH VẬN.

1. Mệnh vận vốn có trong vũ trụ.

DỰ ĐÓAN THEO TỨ TRỤ - Thiệu Vĩ Hoa www.tuviglobal.com

Thiên, địa, nhân là sự thể nghiệm vũ trụ trong hệ thống lớn. Với tư các là một hiện

tượng, văn hóa kết tinh cao độ sự thể nghiệm của người sáng tạo văn hóa. Nó là sự khái quát

và tổng kết về thế giới nhân thể đầy sinh mệnh.

Thể nghiệm là gì? Khi ta nói "Tôi đau khổ", "Tôi sung sướng" thì điều muốn diễn đạt

là một cảm giác có thật, cũng là diễn đạt một loại thể nghiệm, trần thuật lại một loại thể nghiệm. Còn vô số điều khó mà diễn đạt được bằng lời, chẳng hạn như " Chiêm bao" là sự trầm tích từ đáy lòng về một thế giới đa dạng, nhiều sắc thái, đầy sáng tạo. Mỗi vùng, mỗi đất nước đều có nền văn hóa với những hạt nhân khác nhau. "Trời" có thể nói là hạt nhân của văn hóa Trung Hoa . Không biết " Trời" thì cũng không thể hiểu, hoặc không cảm nhận được sự

thể nghiệm này.

Nhưng đây là khái niệm "Trời" có lịch sử. Sự ra đời của Văn hóa nhà Chu giữa giao thời An - Chu, hạt nhân của nó là "Lấy Trời làm trên hết, lấy đức làm gốc". Nó được hun đúc qua các thời Chiến Quốc, Tần Hán và đã có những biến đổi to lớn. Nếu nói Trời của người đời Chu được hiện ra thành hệ thống lớn thiên hạ thì Trời ở thời Chiên Quốc, Tần Hán lại hiện thành hệ thống lớn thiên, địa, nhân.

Toàn bộ sự hiển hiện của thể nghiệm này là sự tiêu giảm, tăng trưởng của âm dương, tượng vận hành của năm khí. Đạo gia gọi đoa là " Đạo", lý học gọi đó "Lý", Đồng Trọng Thư

gọi đó là " Trời". Đương nhiên đạo, lý, Trời đều là sụ xạ ảnh, mô phỏng, tượng trưng ra bên ngoài của sự thể nghiệm vũ trụ đó. Còn âm dương, ngũ hành là hệ thống công cụ để biễu diễn

sự thể nghiệm đó.

Am dương và ngũ hành đều khởi nguồn từ sự thể nghiệm sinh mệnh được tuôn trào ra

từ tâm linh của người Trung Quốc cổ. Khác với sự thể nghiệm chân thực, ở đây là sự thể nghiệm mô phỏng, tượng trưng ẩn dụ.

Như mộng, theo dạng đặc biệt này mà nói: mộng cảnh là tượng, mộng ý là thể nghiệm.

Về căn bản mà nói: sự thể nghiệm bị con người ngày nay xem là " thần bí" đó không thể dùng

lời nói và logic để truyền lại mà chỉ có thể tự mình " cảm nhận". Nhưng trải qua sự thể nghiệm trời, đất, vạn vật hòa quyện với nhau làm một và khi sự thể nghiệm đó đã "phát hiện" được cách biểu đạt thích hợp thì tự nhiên nó được giải thích bằng lời, bằng văn một cách sinh động. Sáng tạo là "thiên tích" ( trời cho), tức là từ "tượng" mà toát thành lời. Giống như nghệ thuật

tạo hình là phương thức thể nghiệm không diễn đạt được thành lời còn nhiều, còn phong phú hơn cả những cái đã được diễn đạt bằng lời. Chữ Hán không có sự lặp lại một cách máy móc như các loại chữ khác mà ưu tạo hình của nó chính là kết tinh của phương thức biểu đạt sự kết hợp giữa sự thể nghiệm của con người đối với thế giới chung quanh cộng thêm ngôn ngữ. Am dương, ngũ hành đã mượn cái công năng vượt khỏi ngôn ngữ trong Hán tự, nó là hệ thống ngôn ngữ để biểu diễn sự thể nghiệm về vũ trụ, song nó vẫn chưa diễn đạt hết những ý cảnh không

nói được bằng lời đó.

Nếu nói âm dương, ngũ hành là cái giá, cái khuynh, vậy thì chỉ có xuyên qua nó mới có

thể ngầm hiểu được thế giới ẩn tàng trong đó, mới có thể nắm được cái thế giới mà người xưa sống trong đó. Cho nên nói, ta muốn thông qua âm dương, ngũ hành để học các dạng kỹ thuật, thuật số thì trước hết phải hiểu rõ tính chất của : kim, mộc, thủy, hỏa, thổ mà người đời xưa đã

thể nghiệm. Tức là dùng một hệ thống khái niệm và một tự tính toán tối giản để cố gắng diễn

đạt một tư tưởng hết sức hòan chỉnh và phong phú. Quan niệm về âm dương và ngũ hành được

bắt nguồn không phải từ văn hoá đời Chu. Từ thời Tần Hán, học thuyết âm dương, ngũ hành đã

bắt đầu trở thành hệ thống biểu diễn được quán triệt trong mọi lãnh vực . "Lã thị xuân thu"

được hình thành ở miền đất phía Tần đã cụ thể hoá một bước thuyết âm dương , ngũ hành vốn

DỰ ĐÓAN THEO TỨ TRỤ - Thiệu Vĩ Hoa www.tuviglobal.com

đã được lưu truyền rất rộng rãi, rất thịnh hành thời đó. Trong " Thập nhị kỷ" đã miêu tả trong

một năm, các thiên tượng, khí tượng, vật tượng tương ứng với sự vận động của năm khí và lấy

đó làm căn cứ để chế dịnh ra luật lệnh vũ trụ của mười hai tháng trong một năm.

"Lệnh tháng" là dùng ngũ hành và âm dương để miêu tả lại sự cảm thụ đối với sự thay

đổi thời tiết của các mùa. Đến giữa đời Tây Hán hai học thuyết âm dương và ngũ hành đã kết hợp lại với nhau và dần dần được thừa nhận là một hệ thống biễu diễn chung. Trong hệ thống khái niệm mà học thuyết âm dương ngũ hành biểu diễn này, vũ trụ là một bức tranh trong đó trời đất, vạn vật hòa quyện với nhau, cảm ứng lẫn nhau, xâm nhập lẫn nhau "khiến cho con người vừa bị ràng buộc, vừa sợ hãi". Con người sống trong thế giới đó "thuận theo thì tốt, nếu làm ngược lại, không chết thì cũng gặp tai hoạ". Người hòan thành cuối cùng của hệ thống biểu diễn này là "Chuẩn nam tử" và Đổng Trọng Thư. Họ tuy phân biệt đại biểu cho hai truyền thống lớn là Đạo gia và Nho gia, nhưng cùng đưa ra một hệ thống quan niêm, cùng sử dụng một hệ biểu diễn ( âm dương, ngũ hành), cùng có một phẩm chất tinh thần như nhau. Trong hệ thống văn hóa Trung Quốc cổ, tuy hai người ở những tầng thư và lĩnh vực khác nhau, nhưng lại xác lập cho nhau, bổ trợ cho nhau, thống nhất làm một. Nền văn hóa Trung Quốc luôn lấy "hệ thống lớn" làm đạo.

Đạo này không phải là "hệ thống lớn thiên hạ" gồm hai chiều không gian mà các nhà

Nho, Pháp đời Tần trước đây truy tìm mà là " Hệ thống lớn: cổ, kim, thiên, địa, nhân", lập thể

và thời gian gồm bốn chiều lấy âm dương và ngũ hành làm biểu tượng. Nho, Đạo, Mặc, Danh, Pháp gia đều tìm thấy vị trí của mình trong hệ thống này. Am dương, ngũ hành là từ thời Tần Hán về sau, người Trung Quốc sống trong thế giới lập pháp chế định ra, là nhân tố thống triệt trong mọi lĩnh vực văn hóa khác và hình thành nên văn hoá Trung Quốc ngày nay.

"Người" là con người có gốc ở trời. Về bản chất Trời là cái gì đó không thể nói được bằng lời, nhưng trời thông qua âm dương và ngũ hành để thể hiện. Con người thông qua hiểu rõ

âm dương, phân biệt ngũ hành để có thể hiểu được chí trời, đạo trời. Thực tế là con người lấy

âm dương, ngũ hành để miêu tả lại sự thể nghiệm đối với trời. Người là con người có gốc ở trời. Đổng Trọng Thư qua "Thái cực đồ thuyết" nói rõ: âm dương, ngũ hành đều ra đời từ Thái cực. Thái cực là chỉ "năm khí phân bố", "hai khí giao cảm", tức là muốn nói âm dương, ngũ hành đều là khí.

Con người là tú khí của âm dương ngũ hành nên cao quý nhất trong vạn vật. Con người

là vật quý nhất trong vũ trụ, vì hình thể của con người là do thiên số hóa thành ; khí huyết của con người là do thiên khí hóa thành ; đức hạnh của con người". Vì trời là tổ của vạn vật, con người được thụ mệnh của Trời trong hệ thống lớn, do đó con người phải hành động thuận với lẽ trời, không được làm ngược lại.

Con người vì sao lại có mệnh vận? Cái quan trọng nhất của con người là mệnh vận. Điều mà con người thể nghiệm sâu sắc nhất là mệnh vận. Cái khó nhất, mơ hồ nhất của con người thể nghiệm về thế giới cũng là mệnh vận. Mệnh vận mà chúng ta nói không phải là một

lực lượng siêu tự nhiên , siêu nhân nào khác nằm bên ngoài hoặc từ bên ngoài đến, mà thực chất là một loại thể nghiệm. Cái gọi là . "thần cuả mệnh vận", " lực của mệnh vận" chẳng qua

là sản vật được thể hiện ra bên ngoài của sự thể nghiệm về mệnh vận. Mệnh vận tồn tại khắp mọi nơi, mọi lúc. Tất cả mọi cảm thụ, mọi hoạt động, mọi sự sáng tạo của con người đều lấp lánh ánh sáng của sự thể nghiệm về vận mệnh. Mệnh vận với tư cách là một dạng thể nghiệm,

rất khó nói bằng lời, căn bản không thể tìm ra được một định nghĩa ngắn gọn thích hợp. Mênh vận tuy có thể biết được, nhưng là vô hình, muốn nói rõ về nó thì trước hế phải thể hiện nó

DỰ ĐÓAN THEO TỨ TRỤ - Thiệu Vĩ Hoa www.tuviglobal.com

bằng hình tượng. Sự thể nghiệm hệ thống lớn thiên, địa, nhân là lấy tượng âm dương, ngũ hành

để diễn đạt .

Sự biến đổi của thiên tượng là ở sự biến đổi của âm dương ngũ hành. Sự biến đổi của

âm dương, ngũ hành bắt nguồn ở sự biến mất của người hay sự việc. Cho nên nói: sự biến mất của người hay sự việc và sự biến đổi của thiên tượng là đều do cảm ứng của âm dương, ngũ hành mà ra. Mệnh của con người thể hiện sự "biến đổi" của vũ trụ, cũng tức là sự thể nghiệm một trạng thái nhất định nào đó trong quá trình biến dịch của vũ trụ. Con người tàng chứa toàn

bộ "thông tinh" của những trạng thái này. Điều đó được gọi là "bẩm sinh". Những "thông tin"

của trạng thái vũ trụ được biểu tượng bởi âm dương, ngũ hành. Người ta dùng can, chi để biểu

thị nó. Nhưng sự biến đổi khác nhau của vũ trụ, mệnh sẽ biểu hiện thành những vận khác nhau.

Vì vậy mới có từ gọi là mệnh vận. Mệnh là một trạng thái vũ trụ nhất định nào đó cố kết lại, còn vận là những cảnh ngộ gặp phải trong trạng thái vũ trụ khong ngừng lưu biến.

Am dương, ngũ hành là khí. Mệnh vận mà nó biểu hiện được hiển hiện thành những

khí có cấu thành bởi các "thành phần" khác nhau. Đối với mỗi người mà nói, vì phân lượng khó bẩm sinh thụ đắc khác nhau nên có sự chênh lệch nhau. Người hấp thụ được khí trong, thuần khiết, đầy đặn thì bẩm sinh tốt, người hấp thu được khí đục, tạp, khô , mỏng thì bẩm sinh không

tốt. Con người sống giữa trời đất. Một trạng thái khí nhất định nào đó của vũ trụ đều nằm trong

sự biến đổi không ngừng của vũ trụ.

Khi ta đã hiểu rõ tượng của âm ương, ngũ hành thì sẽ ngầm hiểu được thế giới " vạn

vật với ta làm một". Trong thế giới này, một sự vật dù to hay nhỏ, đều tuân theo quy luật " đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu", giao cảm lẫn nhau, tác động lẫn nhau. Do đó thế giới này là "thế giới thông tinh" mà âm dương , ngũ hành là biểu tượng của các thông tin đó. Mệnh vận của từng cá thể vốn có trong vũ trụ. Đó chính là ý nghĩa cơ bản của trị mệnh. "Tri mệnh thì không lo", đó thực sự là chân trời cao cả.

"MÊ TÍNH" VÀ " KHOA HỌC" "Mê tính" hay " khoa học" đều là một sự bình phẩm.

Trong ngôn ngữ hiện đại, từ đối lập nhất với "mê tính là " khoa học" . Cả hai từ trên

một khía cạnh nào đó đều chỉ chung một "sự thật", còn trong đa số trường hợp đều cùng chỉ chung một "sự thật" , còn trong đa số trường hợp đều cùng thể hiện sự bình phẩm. Mà đã là bình phẩm thì luôn gắn với những hình thái quyền lực khác nhau.

Khi đánh giá vấn đề người ta thường sử dụng từ khoa học. Hiện nay người ta thường gắn văn hóa vật chất phương tây với khoa học và kỹ thuật ( hình thái được vật chất phương tây

với khoa học kỹ thuật ( hình thái được vật chất hóa của khoa học) vào làm một. Do đó khoa học bèn trở thành bình phẩm có giá trị cao nhất. Khi người ta muốn đưa một sự việc hay sự vật

lên giá trị cao, đáng được tôn trọng nhất thì người ta gắn cho nó cái " mũ" khoa học, hoặc là đã được "khoa học chứng minh".

Một số học giả gần đây, tuy ít thì muốn nêu cao tư tưởng tinh hoa của nho gia, nhưng ngược lại cho học thuyết âm dương, ngũ hành là cặn bã. Họ gọi âm dương, ngũ hành - một học thuyết đã từng thống trị trong các lĩnh vực thuật số như thiên văn, ngũ hành, hình pháp ( phong thuỷ, tướng thuật), đoán mệnh, y thuật, vọng khí, v.v.. là "mê tính". Đó rõ ràng là đứng trên quan điểm thể nghiệm thế giới theo văn hóa phương Tây để bình phẩm những hiện tượng của văn hoá Trung Quốc cổ.

DỰ ĐÓAN THEO TỨ TRỤ - Thiệu Vĩ Hoa www.tuviglobal.com

Xem qua lịch sử Trung Quốc cận đại, đó là một bộ lịch sử hoặc là với thái độ dùng

phương thức truyền thống của Trung Quốc để chống lại, bài xích văn hóa phương Tây, hoặc với thái độ lợi dụng văn hóa phương Tây một cách có chọn lọc, hoặc với thái độ cam tâm tình nguyện tiếp thu toàn bộ văn hóa phương Tây làm cho lịch sử triệt tiêu lẫn nhau. Từ sau khi văn hóa phương Tây dùng nước thánh, thuốc phiện, pháo hạm mở rộng cánh cửa vào Trung Quốc, người ta bắt đầu so sánh hai nền văn hóa dưới những góc độ khác nhau và cuối cùng rút ra kết luận phổ biến là: phương Tây "tiên tiến" còn Trung Quốc "lạc hậu". Văn hóa của Trung Quốc

chỉ có thể so sánh với một giai đoạn nào đó trong quá khứ của phương Tây. Sự biến đổi các hình thái và thứ lớp của văn hóa phương Tây bèn trở thành mô hình duy nhất, con đường duy nhất để phát triển văn hóa của nhân loại. Họ có những cái mà ta không có như chế đọ "dân chủ", thể chế chính trị - kinh tế, phương pháp quản lý khoa học kỹ thuật, nền công nghiệp hiện đại, giáo dục, v..v.. đều là những cái mà chúng ta đang lạc hậu và là những điều kiện đủ

để trở thành tiên tiến. Còn cái mà ta có, họ không có thì lại trở thành nguyên nhân lạc hậu của

ta, thành nhân tố hạn chế, làm trở ngại có sự tiến lên, thành gánh nặng lịch sử. Từ đó mà vứt

bỏ hết " truyền thống", dấy lên phong trào tìm kiếm "chân lý" trong văn hóa phương Tây. Người ta hy vọng từ trong " công nghiệp cứu quốc", " khoa học kỹ thuật cứu quốc", "giáo dục cứu quốc" để tìm được "thuận với trào lưu thế giới", cho đó là "cứu quốc bảo trọng". Trong quá trình phá bỏ trật tự cũ, âm dương, ngũ hành bèn trở thành đối tượng bị đả phá đầu tiên, cho

dù trên một ý nghĩa nào đó, đấy chỉ là sự phá bỏ hình thái bề ngoài.

Một ví dụ đầy kịch tính nhất là sự thay đổi trong đánh giá về Trung y - một trong những thuật y học cổ đại của Trung Quốc. Trong phong trào văn hoá mới, trung y cũng giống như các phương thuật khác đã từng bị xem là

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#dùng