Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vào những ngày cuối xuân đầy biến động năm 1940, Dane bất chợt nộp đơn thôi học không một lời báo trước, nhảy lên chuyến tàu chạy thẳng về hướng Tây với chiếc vali cỏn con trên tay. Như thể anh đã hạ lòng buông bỏ quá khứ, cha mẹ người Philadephia của anh, học viện Công nghệ Massachusetts cùng tập thể Thiên Chúa giáo. Thế nên chẳng ai biết anh sẽ dạt đến phương trời nào và hiển nhiên, anh cũng không còn nghe thấy tiếng cha mình đay nghiến. Thề có Chúa, nếu anh cả gan quay lại căn nhà đó, chắc chắn lão già bảo thủ thời chính sách Monroe* ấy sẽ chỉa súng hoa cải bắn lỗ đầu anh mất. Chính vì lý do đó mà anh đã điền “không có” vào ô người thân trong lúc kê khai giấy tờ, còn đồ thật đậm như sợ người khác không đọc ra.

*Được biết với cái tên Học thuyết Monroe, được trình bày vào ngày 2, tháng 12 năm 1823 bởi tổng thống Mỹ James Monroe trước lời kêu gọi can thiệp rằng Hoa kỳ không can thiệp vào những thuộc địa hiện thời của các nước Âu châu, càng không xía vào nội bộ các nước Âu châu.

Tức khắc anh được phân đến khu công binh, trải qua một đợt tập huấn qua loa vỏn vẹn có ba tháng ở căn cứ Không quân Edwards rồi được điều đến khu lao dịch Trung Tây nhưng chưa đến hai tuần, nhờ quá trình hoạt động vi diệu của hệ thống quan liêu, tụi lính mới đã rất bất mãn khi bị sung đến Hawaii như món hàng đã quá hạn sử dụng. Đó là lần đầu tiên Dane được giong mình trên Thái Bình Dương, trông thấy một con tàu sân bay thực thụ cùng những con quái vật sắt khổng lồ khiến chàng trai trẻ Philadephia phải ngộp thở. Nhưng khi đặt chân lên boong tàu sân bay USS Lexington nức tiếng dài gần 880 feet, trong anh lại dấy lên một niềm thích thú lạ thường như được bay bổng trên không. Tuy những chiếc P-39 và P-40 mà anh được phân công bảo quản đều là phiên bản đời đầu, anh vẫn chăm những động cơ làm mát bằng chất lỏng và bộ tăng áp do GE sản xuất với lòng kính sợ.

Anh đã mường tượng cuộc sống quân khu như chuỗi ngày cày cấp, nếu tính theo quy tắc thì đúng là không khác mấy. Vì đã quen với lối sống kỷ luật, anh không hề khó chịu với những quy định dù chúng nhiều đến mức có thể chôn sống người khác. Anh cứ ngỡ mình sẽ được vác súng diễu hành khắp sân trường trong bộ quân phục thẳng thớm, trải qua một đợt huấn luyện vô cùng gian khổ ở vùng đồng cỏ ngoại ô. Nhưng thực tế chỉ giống phần đồng phục, lại chẳng vừa người nữa, phải kiếm tới kiếm lui mới tìm được kích cỡ vừa vặn để đổi. Nếu đồ rộng thì may chán vì trông sẽ như trùm bao tải, còn không thì có khác gì con cu mặc bao cao su đâu. Hơn hết, Dane nhận ra mình đang sống trong một tổ chức quân sự uể oải thiếu sức sống của hợp chủng quốc Hoa Kỳ thời bình. Khi không hiểu được cấu tạo của máy bay huấn luyện, bọn tân binh ngoài trại thông hết quay trái rồi quay phải như thể chỉ cần một chiêu bẻ cổ là đủ hạ bọn phát xít Đức. Phần hay ho nhất thì chỉ là đào những chiến hào vô dụng, vác súng trường giả* băng qua khu không người rồi bắn những tên địch không hề có thật, hay khiêng thùng carton đến vùng ngoại ô, sau khi xếp đống lên đất thì dùng củi đề thật to chữ “xe tăng” lên đó**.

*Vào những thập niên 40, Mỹ đã dùng súng gỗ trong huấn luyện quân sự. Đến nay vẫn có những cửa hàng đồ cổ bán chúng như món đồ cổ của quân đội.

**Được ghi chép trong cuốn “Lịch sử Mỹ 1932-1972: Vinh quang và mộng tưởng” của William Manchester.

Trong khi ở Lexington thì chẳng có gì để chê, không có lấy bóng dáng quân nhân dự bị nào than phiền về cuộc sống, càng không thấy ai dùng phấn viết “OHIO”* lên tường. Có lẽ là bởi tụi nó sợ ngài thượng tá gà mái Charles McGray, vì bọn tân binh được gọi là lũ chíp nên người ta gọi ngài như thế. Nhưng Dane thấy ngài ta giống bịch túi nước nhăn nhúm cũ kỹ hơn là gà mái, nhất là khi ngài ta không nổi quạu quát tháo.

*Over the hill in October, khi ấy, theo quy định người lính sẽ được xuất ngũ vào tháng 10 năm 1940 nhưng chiến tranh đã kéo dài hơn họ tưởng.

Lần đầu tiên anh được diện kiến vị thượng tá nhăn nhó khó ở này là lúc báo danh. Phòng làm việc của ngài là một chiếc hộp hình chữ nhật bề thế sâu về chiều dài hệt chiếc quan tài, trước cửa thì treo tấm bảng đồng gỉ màu đề tên và quân hàm của người chỉ huy bên trong. Ngoài cửa thì đặt một chiếc ghế dài lệch tông khiến nơi đây không khác gì chỗ phá thai bí mật. Sáu người họ ngồi chờ ở đó, cửa để mở cho họ biết cách thức gã mái duyệt lũ chíp như thế nào.

“Tên?” Charles McGray cất giọng ồm ồm, liếc Dane từ trên xuống dưới như muốn xẻ anh làm đôi để nhìn cho rõ.

“Norris, thưa ngài, là Dane Norris.”

“Có họ hàng gì với Norris đó* không?”

*Ám chỉ Geogre W.Norris, một chính khách Mỹ luôn phản đối chiến tranh.

Mãi một hồi anh mới hiểu ngài ta hỏi gì. “À không thưa ngài, chẳng họ hàng gì hết.”

Như buồn cười với sự ngờ nghệch của anh, năm tên chíp cười lóm ngoài cửa rồi đúng đắn lại ngay trước khi bị ngài thượng tá liếc xéo. Dane mấp mấy môi, ngượng ngịu nhìn xuống mũi giày mình, chẳng hề biết mình nói sai chỗ nào.

“Họ ghét cậu chíp con từ học viện ạ.” Ngài thẳng thừng. “Việc học ở Massachusetts đã đặc cách cho cậu cái chức sĩ quan trong khi họ phải bắt đầu từ vạch xuất phát là binh nhì. Cho cậu hay, chúng tôi là người phép tắc, thuyết phục nhau bằng sức mạnh cơ bắp chứ không phải cái đầu, trình độ học vấn chẳng giúp ích gì cho cậu đâu.” Ngài cười nhếch lộ chiếc răng nanh, cười khoái trá khi nhục mạ Dane. “Thằng chíp học viện như cậu là đồ vô dụng tệ hại, hiểu chưa hả thiếu úy Norris?”

“Vâng thưa ngài.”

“Hiểu rõ rồi chứ thiếu úy Norris?”

“Vâng! Thưa ngài!”

“Cút ra ngoài.” McGray phất tay xua đuổi rồi cất tiếng hô. “Tiếp theo.”

Anh ủ ê khép chân lại làm động tác chào rồi quay người rời đi. Tên lính ngồi đầu hàng bên phải chính là người tiếp theo sau đó, hắn đáp lời rồi đứng dậy lững thững bước vào. Lúc Dane không hay để ý, hắn liếc đôi mắt xanh sang rồi bật tiếng huýt, nhấc tay huých nón anh. Chàng thiếu úy lườm nguýt, sải chân như đang bỏ chạy, đến tận góc rẽ vẫn còn nghe tiếng chúng cười nhạo.

Không lâu sau đó anh liền biết thằng mất nết kia có tên là Francis Cornell.

“Ai cũng gọi tôi là Cornell trong khi phải đúng là Gonelle, thêm âm cuối tuyệt vời là đúng tông Pháp rồi. Cậu biết không, tôi là dân Pháp di cư sang đấy, ờ đúng hơn là bố tôi. Nhưng tôi chưa gặp mặt ổng bao giờ, ổng một đêm với mẹ tôi xong thì chạy biến, tôi nghĩ chắc mẹ cũng quên béng mặt mũi ổng thế nào rồi bởi khi đó cả hai đều say quắt cần câu.” Người đàn ông cao sáu thước hai tấc dựa lưng lên chiếc Hổ Mang P-39 buông miệng kể. “À, cho dễ gọi tên,… cậu cứ gọi tôi là Francis, Frank hay Franky…”

“Binh nhì Cornell.” Dane chui ra khỏi gầm máy, cắt phăng tiếng dông dài của hắn. “Tôi không nghĩ chiếc của anh gặp trục trặc gì đâu.”

“Sao có nhẽ?” Hắn ta giương tít lông mày. “Lúc cất cánh tôi có nghe tiếng ở gần cánh mũi mà, rõ là mô tơ có vấn đề, tôi là phi công lành nghề đấy, nghe là biết mà. Nhưng này, tôi thích nghe cậu gọi tên hơn…”

“Chiếc của anh là P-39, mô tơ nằm ở thân máy cũng là nơi đằng sau anh.” Chàng kỹ sư thẳng thắn vạch trần, gõ cờ lê vào lòng bàn tay với vẻ bực dọc. Hôm nay là cuối tuần, giờ đang trưa nắng nóng mà trong kho chỉ còn lại hai người họ. “Nếu đằng trước có tiếng thì vấn đề chắc ở cánh quạt hoặc trục đuôi.” Anh xách thùng đồ nghề lên rồi vòng qua cánh mũi, nhẹ nhàng gõ lên khẩu pháo 37mm, trông nó thật giống chiếc mũi ẩm của lũ chó. “Trục đuôi của Hổ Mang dài hơn chiếc khác nhiều, gặp xíu trục trặc là chuyện thường, có cần tôi kiểm tra hộ không?” Anh thốt lên câu cuối một cách miễn cưỡng, vai trùng xuống trông thật chán chường mệt mỏi.

Chàng phi công tóc vàng sờ cằm bảo. “Cần chứ, tôi không muốn máy bay gặp xíu trục trặc gì đâu.”

“Thế nên tôi quỳ lạy anh đấy binh nhì Cornell ạ, lúc tôi làm việc phiền anh khuất mắt cho, nếu anh chán thì hãy vác súng chạy hai lăm vòng, nhỡ có ai hỏi thì bảo mình đang tập cơ tay.” Chàng kỹ sư rù rì đáp lại, phủi cấp hiệu sạch sẽ mà híp mắt bảo. “Giờ thì biến đi binh nhì Cornell, đây là lệnh của thiếu úy. Về sau thì xin nhờ anh thưa chào cho phải phép.”

***

“Chắc mẩm là hắn ta để ý cậu rồi.” Heinrich R. Forstermeyer nhai miếng bít tết phán một câu chẳng rõ đầu đuôi, xoa rối mái đầu của Dane. “Chúc mừng nhé chàng trai.”

“Kỳ diệu thật khi anh chưa bị cắt lưỡi đấy.” Dứt lời cay nghiệt, anh nhận ra ống tay áo mình bị dơ dầu nhớt đen thùi mà bực bội chùi. Bạn cùng phòng của anh thì cười phớt rồi chăm chú xử lý miếng thịt béo ngậy.

“Anh người Mỹ gốc Đức học ở trường khỉ ho cò gáy nào đó bất ngờ được tuyển vào lính chọn* rồi xui xẻo bị điều sang đây, còn tưởng trận Marne** thứ hai sẽ nổ ra, nào đâu chỉ thấy những tên lính nhàn nhã với mưa cứt của lũ mòng biển.” Dane nhận ra mình cũng đang lải nhải những câu vô nghĩa nhưng chẳng sao cả khi Heinrich đã lưu mớ đặc ngữ vùng Mississippi, thậm chí còn thích hát bài ‘Kìa Johnny’*** đến lệch nhịp, giờ sống chỉ muốn chửi ‘những thứ chán ngắt đang tràn lan khắp nước Mỹ’ như Roosevelt, Mobil, đồ ăn quân đội hạng C bằng những thứ ngữ tệ hại nhất.

*Năm 1940 Hoa Kỳ phát triển chính sách biệt lập, những người lính ngập ngũ được đề bạc được gọi khéo là “lính chọn”.

**Một trong những chiến dịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thế chiến thứ nhất.

***Từng là khúc hit năm 1939 do nữ ca sĩ Bonnie Baker trình bày.

“Xui thế cơ à?” Heinrich nuốt miếng thịt bò, ngẩng đầu nhìn sân tập dưới nắng trời chang chang, anh binh nhì tóc vàng đang vác khẩu súng trường lê từng bước chạy miễn cưỡng mà bộ quân phục hàng không bằng kaki thì đã ướt đẫm mồ hôi. Có những tên lính xúm lại hóng hớt, ai nấy thi nhau hét hò huýt sáo.

“Tôi đã bắt hắn ta chạy hai lăm vòng, nếu bất cẩn đánh rơi súng thì phạt thêm vòng nữa.” Anh thiếu úy tóc nâu cất lời cộc cằn, không buồn chà tay áo nữa bởi dầu nhớt cứ bám cứng ngắt trên đó. “Thoạt đầu tôi đã định phá bộ tăng áp động cơ của chiếc Hổ Mang cho hắn ta rơi thẳng từ 20.000 thước trên không xuống.” Anh nhún vai. “Như thế có tính là giết người không nhỉ?”

“Nghe hay đấy, rất có tố chất phát xít.” Heinrich buông tiếng thích thú, gói kỹ miếng bít tết rồi bỏ vào trong túi. “Nếu tận mất chứng kiến đời sống của chúng mình, chắc tụi Anh sẽ đập đầu vào boongke tự tử mất.” Y bật cười rồi bất chợt hỏi một câu nghiêm túc. “Khai thật đi, đợt bầu cử vừa rồi cậu bầu ai?”

Dane thôi ngóng bên ngoài cửa cổ, ngước mắt đáp lại. “Muốn hỏi quan điểm của tôi về việc Mỹ tham chiến thì cứ nói thẳng.”

“Nào đồng chí, tôi đang hỏi khéo.”

“Nói cho khéo thì tôi chẳng tin tụi Anh phơi được đồ trên phòng tuyến Siegfried* đâu.”

*Năm 1939, có bài hát mang tên “We’re gonna hang our washing on the Siegfried Line” được cất lên ở xứ Anh do Michael Carr soạn nhạc và thượng úy Jimmy Kennedy viết lời. Ý Dane là châu Âu không có mỗi người Anh.

Heinrich bật cười. “Cầu Chúa phù hộ cho ba người, người say, trẻ nít và lính Mỹ.” Y vừa đùa vừa làm dấu hình chữ thập rồi với lấy chiếc mũ trên bàn. “Giờ tôi phải đi kiếm người đây, cậu cứ từ từ dùng bữa.”

“Lại thằng Fernando Jones à?” Dane liếc ánh nhìn thích thú.

“Ờ, cái thằng công tử bột đó đấy. Nếu không phải hắn ta trả miếng thịt này gấp đôi, đời nào tôi tìm hắn.” Dứt lời đáp phũ phàng, y đóng cửa bỏ đi. Ngay lúc đó, hơi nóng tháng Tám vùng Hawaii bất chợt ùa vào từ khung cửa sổ mở toang.

***

Sống hai mươi ba năm đó giờ, Francis chỉ có chút kỷ niệm đáng nhớ, đầu tiên là khoảnh khắc bị bà sơ già mặt nhăn như khỉ ăn ớt lột quần đánh đít giữa bàn dân thiên hạ thời tiểu học vì tội ăn cắp chiếc đồng hồ quả quýt bằng bạc của ông thầy hiệu tưởng, hai là vác cây đàn mandolin biểu diễn ngoài quán bar rồi bị tạt bằng nước rửa chén. Và kỷ niệm thứ ba chính là lúc này đây.

Hắn thấy mình sắp chết đến nơi rồi, không khí bỗng trở nên nóng rát, hễ thở là phổi lại rát bỏng. Lũ hóng hớt trước mặt đã nhòe thành vũng vàng đất. Mà thanh súng thì mỗi lúc một nặng trịch cứ như thể hắn đang vác quả cân một tấn. Dưới thời tiết nắng nóng như lò lửa, hẳn chẳng khác gì con dê bị xiên dọc nướng quay. Bọn hóng hớt chợt ré tiếng chán chê, có tên kiềm chặt tay hắn, giật lấy thanh súng rồi lôi hắn ra khỏi sân tập.

Hắn giãy tay ra chùi mồ hôi trên mặt. “Chết tiệt, Fernando tao tự đi được.”

Cậu ta nhún vai, đeo khẩu súng lên vai rồi châm điếu thuốc. “Được thôi, tao cũng đâu phải hộ lý của mày.” Rồi nhả khói cất giọng hời hợt. “Mới nãy Heinrich đưa đồ tiếp tế đến vừa hay cho phép tao ra cứu mày, kêu mày chạy làm gì khỉ thà hi sinh cho tổ quốc thì hơn. Chết tiệt thuốc đéo gì nghe mùi thuốc trừ sâu.” Nhả khỏi cay xè rồi vứt điếu thuốc mới hút được nửa. “Giờ thì mày nổi tiếng rồi Francis ạ, ai nấy đều biết tin mày chọc giận thiếu úy rồi.”

Cả hai sánh vai bước vào dãy hành lang mát rượi, trong quân khu lúc nào cũng bốc mùi hôi thối nào là mồ hôi, thuốc lá, cứt, gỗ thông xịt PU, thuốc vệ sinh đồ da, ga giường cũ kỹ đã lâu không giặt hay thậm chí là mùi cải bắp hư thối. Xem ra nhịp thở của Francis đã ổn định trở lại, vừa tới cửa đã bắt đầu lải nhải.

“Tao mà lên chức thượng tướng chắc chắn tao sẽ bắt tên sinh viên chết tiệt mắt để trên đầu đó chạy từ đây đến Philadelphia, nhỡ có chết giữa đường thì tao sẽ làm lễ tang vinh danh cho hắn.” Hắn ngã vật ra khiến chiếc giường kêu cọt kẹt, nhìn lên trần thở than. “Chết tiệt chắc ngày mai tao dậy hết nổi quá. Cứ tưởng Lincoln bãi bỏ chế độ nô lệ rồi chứ.”

“Chắc bãi rồi.” Fernando nào để tâm, chỉ lo gỡ túi thịt. “À há, thịt được cắt nhỏ rồi này!”

“Cái thằng vô dụng chỉ biết nịnh cấp trên.”

“Đâu mày.” Cậu ta vừa nhai thịt vừa xòe tay ra. “Thằng chả nịnh tao thì có.”

Anh binh nhì liếc mắt khinh bỉ, đang định mỉa vài câu thì cửa đột nhiên mở rầm, có đống thằng xông vào trong. Fernando hớt hải gói miếng thịt lại giấu vội dưới gối dù trong đó có nước thịt, rồi điềm nhiên đứng dậy khoanh tay bảo. “Tao dặn là phải gõ cửa trước rồi kia mà?”

“Tụi tao không tới tìm mày Jones!” Gã Jack Greenhill người Okalahoma đốp chát lại, một trận hạn hán diệt sạch điền nho đã buộc cậu nông dân Oklahoma phải nhập ngũ nên giọng điệu đặc sệt miền đất trồng trọt, còn khăng khăng cho rằng cứ dùng quy tắc đồn điền là bao vấn đề từ đối ngoại cho đến tranh chấp tài sản đều giải quyết được hết. “Francis, mày sao rồi? Tụi tao đặc biệt đến xem mày chết chưa đây.” Giọng hắn the thé rung cả cửa kính.

Chàng thanh niên cao ráo tóc vàng nhướng mày lên, mãi một hồi mới chịu đáp lại. “Chắc tao nên khen cái tính thẳng thắn của mày nhỉ?”

“Chuyện qua rồi mà Francis.” Tên nhỏ thó tóc màu xám tro vỗ vai Jack rồi tự nhiên như ruồi ngồi hẳn lên đùi Fernando và ăn ngay cái tát sau đó. Francis cười rần rật dập tay liên hồi lên nệm rước phải mấy ánh trừng. “Chẳng sao hết chẳng sao hết. “Hắn ngồi dậy còn bày đặt lau nước mắt. “Có thằng huênh hoang tự cho mình là giỏi khiến tao buồn cười quá. thôi.”

“Bạn ạ, tại mày mà tao mất năm xu rồi.” Gã lùn cất lời. Trông chiếc cằm nhọn với cặp mắt ti hí sáng quắc cùng dáng vẻ khúm núm dè chừng là biết tại sao Chồn Stephen Parsons lại có biệt danh như thế. “Gã Mái đã cược một đô rằng mày sẽ không chạy nỗi hai lăm vòng và kết quả thằng chó bây đã để gã ta thắng chín đô hai lăm xu.”

“Tao có phải ngựa đua đâu mấy thằng khốn nạn đốn mạt này.”

“Vậy rồi mày đã nói gì với thằng chíp sinh viên đó, chia sẻ bảng giá ngủ với đĩ à?” Chồn Stephen hỏi giọng thù thì. “Hắn là con chiên ngoan đạo kia mà, cứ tưởng hắn sẽ giữ trinh tới chết chứ. Tụi mày nói xem liệu thằng đó đã ấy ấy bao giờ chưa nhỉ?” Hắn ta liếc cặp mắt cợt nhả làm một thủ tay, cả bọn nhìn nhau hiểu ý cười đến gàn rỡ.

“Thế thì tao rất sẵn lòng chỉ bảo hắn làm chuyện đó đấy.” Francis cuộn tấm chăn chèn phía sau mà dựa cho sướng lưng, vắt tay ra sau gáy rồi nói “Nhưng hắn thế kia chắc phải dạy hơi lâu đây, có khi không được dạy ở đại học rồi, ôi đáng thương thay cho những cậu bé xinh giai khi phải sống cuộc đời khổ hạnh như vậy.”

“Thế rồi chúng mày đã nói gì với nhau?” Fernando châm điếu thuốc rồi vứt đại que diêm ra cửa sổ, híp mắt nhả hơi khói.

“À thì.” Anh gốc Pháp tóc vàng ngập ngừng trả lời, còn bày đặt vuốt cằm suy tư. “Chuyện này nghe thâm sâu lắm, toàn kiến thức chuyên ngành khó hiểu khủng khiếp, chỉ sợ tụi bây không hiểu nỗi đâu…”

“Lạy chúa, cái gì thế này?”  Francis lấy túi thịt Fernando nhét dưới gối ra, lúc này nước thịt mỡ đã dây thành vũng trên ga giường, anh chàng trợn mắt cam chịu, dí điếu thuốc lên bậu cửa đầy bụi bẩn.

Ngoài lề
Pơ: Sáu thước hai tấc anh à? (Searching google) Ồ, Francis cao gần 188cm à. 🙂


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net