01

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chí cao vô thượng là phi hành.

Chí cao vô thượng là tự do.

(Chí cao vô thượng: Có nghĩa là điều cao cả nhất, là điều tuyệt vời nhất.)

_

Mạn phía Nam Trùng Khánh có một cánh rừng thông Berlin, là nơi tôi thường lui tới nhất. Tôi còn nhớ rõ cảnh tượng lần đầu tiên đặt chân đến đây, khi đó tôi mới mười tuổi, nơi này đang gấp gáp được xây dựng lại, chỉ nhìn thấy được những cây thông, cây tùng mọc thành từng mảnh. Bởi vậy dân chúng lân cận sau này đều biết đến nơi này với cái tên "Nấm mồ Không quân", duy chỉ có tôi coi nơi này là "Rừng rậm". Khu rừng này cất giấu ký ức quan trọng nhất cả một đời của tôi.

Khi còn nhỏ, tôi sống trong một ngôi làng xa xôi phía Bắc Trùng Khánh, cha mẹ chỉ có độc một mụn con là tôi, những đứa trẻ cùng chơi đùa với tôi đều lớn ngồng, bởi vậy khi các chị ấy đi học, tôi cũng bám đuôi đằng sau chạy tới trường, trộm nghe giảng.

Người giáo viên đầu tiên tôi nhìn thấy trong trường mang họ Đinh, là cô tiểu thư con nhà tiệm cầm đồ lớn nhất trong thành, đã gả cho vị tiên sinh đang dạy tiếng Anh trong trường. Thời kỳ chiến tranh loạn lạc, trường học thiếu giáo viên, mà văn chương của cô lai láng nên lập tức được nhét vào vị trí giáo viên Quốc văn còn trống. Tôi núp trong góc tường phía sau lớp học nghe cô ngâm vang một bài thơ, là "Bèo dạt gởi nước biếc, theo gió phiêu muôn nơi"(1) của Tào Tử Kiến. Tôi không hiểu nó có ý nghĩa gì, chỉ cảm thấy cô đọc lên nghe rất êm tai. Sau đó nghe nói cô mang thai, công việc giảng dạy của cô bị trì hoãn một năm. Về sau, tôi cũng bước chân vào con đường đọc sách trong ngôi trường tiểu học ấy, đúng lúc cô giáo Đinh kết thúc kỳ nghỉ phép, trở về dạy học, tôi được xếp vào lớp cô.

(1): Tào Thực (192-232), tự là Tử Kiến, là con thứ 3 của Tào Tháo và là em của Tào Phi. Tào Thực được biết đến như một văn nhân tài ba bậc nhất thời Kiến An, tài nghệ văn chương thi phú thuộc hàng bậc nhất trong thiên hạ thời đó.

Hai câu thơ nguyên văn: "浮萍寄清水,随风东西流" – Phù bình ký thanh thủy, tùy phong đông tây lưu; nằm trong bài thơ "Phù Bình Thiên". Hai câu mở đầu này, nhà thơ dùng hình ảnh "bèo dạt" như một hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ yếu đuối, phải phó thác/nương nhờ vào "dòng nước" để sống (dòng nước ở đây ẩn dụ cho người đàn ông, người chồng). Dù vậy, vận mệnh của "tấm bèo" ấy vẫn mông lung vô định, chỉ có thể "theo gió phiêu muôn nơi", mặc người sắp đặt, bơ vơ trơ trọi. (Theo Baidu)

Khoảng thời gian đánh giặc khốc liệt nhất, trường học bắt đầu rơi vào tình trạng nghỉ – học gián đoạn. Cô giáo Đinh trước khi nghỉ học đã nói với chúng tôi, nếu muốn nghe cô giảng bài, có thể đến Đinh Gia trong thành tìm cô. Trước giờ tôi vẫn luôn cảm thấy giọng cô giáo rất hay, dù rằng cô chỉ đọc những bài văn, câu thơ trong sách giáo khoa, tôi đều yêu thích không thôi. Vào một buổi chiều nào đó, tôi thật sự tới tìm cô. Ở Đinh Gia, tôi gặp được em trai Đinh Trình Hâm của cô giáo, khi đó người ấy vừa tốt nghiệp trường trung học tốt nhất Trùng Khánh, đã nộp đơn vào các trường đại học ở Châu Âu. Trước đây tôi từng gặp qua người ấy một lần, do người ấy thành lập một câu lạc bộ hí kịch ở trường, từng về nơi tôi học diễn qua một lần. Lúc đó, cô giáo Đinh còn nói em trai mình đang biểu diễn tại hội trường, mời chúng tôi đi xem. Ở hội trường lần đầu tiên tôi gặp được người ấy, cảm thấy người ấy và cô giáo Đinh trông thật giống nhau, khi cười rộ lên đều vô cùng xinh đẹp.

Ngày hôm sau, con đường từ trong thành về đến nhà tôi đã bị phong tỏa, tôi không còn nơi để đi, cô giáo Đinh lương thiện, bằng lòng thu nhận và giúp đỡ đứa trẻ bơ vơ này, từ đó tôi tạm thời sống trong Đinh Gia. Khi ấy tôi đương nhiên không biết rằng, liên tục mười hai năm từ nay trở về sau, tôi không hề quay trở về ngôi nhà của chính mình. Năm ấy là Dân Quốc năm thứ 27, tôi tám tuổi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net