CHƯƠNG 2: HÀNH VI CON NGƯỜI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Hành vi con người là gì?

Hành vi con người mang tính tâm lí,là cách sử dụng năng lượng của mình. Cử chỉ, động tác đáp lại của con người khi có một kích thích bên ngoài hoặc một động lực thúc đẩy bên trong của cá nhân để giải tỏa một sự mất thăng bằng (nhu cầu) để đạt được mục đích (thỏa mãn nhu cầu - tái lập sự thăng bằng). Con người hành động để thích nghi với hoàn cảnh để tồn tại và phát triển.

2. Các nhu cầu cơ bản của con người

Thứ bậc các nhu cầu cơ bản của Tiến sĩ Abraham Maslow được trình bay theo sơ đồ dưới đấy:

Nhu cầu thể hiện như có điều kiện để phát huy tiềm năng, khả năng.

Nhu cầu tự khẳng định như uy tín, thành công, có vị trí trong xã hội.

Nhu cầu giao tiếp xã hội như giáo tiếp, được chấp nhận, được yêu thương, thuộc về.

Nhu cầu được an toàn như được che chở, trật tự, ổn định, việc làm và sức khỏe.

Nhu cầu sinh tồn như ăn mặc, ở và uống.

3. Đặc điểm của các nhu cầu

· Nhu cầu là nguyên nhân hoạt động của con người.

· Bất cứ nhu cầu nào cũng có mục đích và nhu cầu và mục đích và mục đích luôn luôn thay đổi. Cùng một nhu cầu nhưng mỗi người lại hướng đến mục đích không giống nhau.

· Các nhu cầu không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn.

· Các nhu cầu về sinh tồn gây căng thẳng mạnh nhất ở con người.

· Ý thức nhu cầu ở cấp độ khác nhau. Thấy cần gì: Ý hướng (ý thức chưa rõ ràng, còn ở trong trạng thái tiềm tàng). Muốn có cái gì: Ý muốn (rõ ràng hơn, xác định được đối tượng nhưng chưa xác định được phương thức). Thêm cái gì: Ý định, khát vọng (ý thức đầy đủ và sẵn sàng hành động).

Đặc điểm chung tâm lý của người bình thường là:

Muốn

Sợ

Sống lâu

Chết

No âm, sung sướng

Khổ

Nhà nhã

Vất vả

Giàu có

Nghèo nàn

Hiểu biết

Dốt nát

Danh vọng

Thấp hèn, kém cỏi

Tự do

Lệ thuộc

Bình đẳng

Bất công

Làm điều thiện

Làm điều ác

Gặp may

Rủi

Cái đẹp

Cái xấu


4. Khái niệm bản thân và lòng tự trọng

Khái niệm bản thân là cách ta hình dung ta là người như thế nào và ta soi theo đó mà hành động. Nó không có sẵn khi sinh ra và được hình thành do cách đối xử, phản ứng của người thân quen (cha mẹ, bạn bè, thầy cô). Khái niệm bản thân có thể phát triển theo hướng tích cực hay tiêu cực tùy vào các yêu tố sau:

· Sự suy nghĩ về người khác mong đợi như thế nào về mình trong hành vi.

· Việc đảm nhận các vai trò được giao.

· Kinh nghiệm khắc phục rắc rối và các mâu thuẫn trong cuộc sống (quan hệ, nguyên tắc, vai trò, giá trị).

· Việc nhận diện các phản ứng khác nhau của người khác trong những hoàn cảnh khác nhau.

· Mức độ mong đợi của chính mình trong hành vi (biết quyết định cái gì sai là sai, cái gì đúng là đúng).

Khái niệm bản thân (cảm nghĩ về mình) và lòng tự trọng (đánh giá bản thân) gắn bó với nhau mật thiết. Tự thấy mình không tốt sẽ hạ thấp lòng tự trọng và sự đánh giá về mình tùy thuộc vào thành công hay thất bại trong quá khứ của cuộc sống. Hành vi con người đều có nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Không bao giờ có hành vi vô cớ.


5. Khái niệm sinh thái và hành vi con người

Chúng ta cần nhận thức về sự ảnh hưởng của nhiều định chế lên việc hinh thành các chức năng xã hội của đứa trẻ và các hệ thống này góp phần tạo ra tình huống và khó khăn cho trẻ. Lý thuyết sinh thái đề cấp đến các tương tác hỗ tương, phức tạp và rộng lớn giữa cơ thể sống và môi trường xung quanh. Môi trường được định nghĩa như nột toàn thể csc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng, tác động và quyết định cuộc sống và sự phát triển của trẻ bao gồm gia đình, trường học, lối xóm, bênh viện, truyền thông đại chúng.

Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng: Môi trường sinh thái của cá nhân khi cá nhân đó đang cố gắng thích nghi với môi trường xung quanh; hệ thống khi nhìn vào môi tương quan của những bộ phận khác nhau. Ta phối hợp hai từ này thành hệ thống sinh thái (Ecology systems). Để hiểu một người nào đó, chúng ta phải hiểu thế giới thế giới rộng hơn, phải hiểu gia đình người đó, nhóm bạn cùng làm việc và cộng đồng mà người đó đang tương tác. Hệ thống sinh thái của mỗi cá nhân đều độc đáo.

Cha mẹ bị stress dẫn tới ngược đãi con cái hay cha mẹ thất nghiệp cũng ngược đãi con cái.

· Nếu người ta có việc làm thì sẽ giảm bớt được các vấn đề xã hội.

Có bốn thành tố đối với mọi hệ thống:

· Hành vi.

· Cấu trúc: bộ phận, ranh giới, tổ chức.

· Văn hóa: vai trò, cách ứng xử.

· Diễn biến của hệ thống: ổn định hay không ổn định, quản lý.

Thông thường, chúng ta hành động tương tác trong xã hội và quan tâm đến phản ứng của người khác đối với mình.

Một phân tích về các thành tố của từng bên của giao diện giữa con người và môi trường bắt đầu bằng sự phân tích các hành vi ứng phó của cá nhân. Các hành vi ứng phó được xác định như là các hành vi hướng trực tiếp đến môi trường, bao gồm những nỗ lực của cá nhân nhằm thực hiện kiểm soát hành vi của chính bản thân mình (sử dụng "cái tôi" một cách có mục đích).

Có ba loại hành vi ứng phó:

· Hành vi ứng phó để tồn tại: ăn, ở, mặc, chăm lo sức khỏe.

· Hành vi ứng phó để hội nhập: tham gia nhóm, các câu lạc bộ, phát triển và duy trì các mối quan hệ giữa các cá nhân.

· Hành vi ứng phó để tăng trưởng và thành đạt: khả năng theo đuổi các khả năng tri thức và xã hội có ích cho chính mình và cho người khác.

Các hành vi ứng phó của cá nhân phát triển trong suốt cuộc đời của con người. Thông thường các hành vi này được biểu lộ bởi cá nhân hay nhóm có liên quan tới việc tích tụ thông tin liên quan đến chính họ hay để phản hồi với môi trường đặc thù.

Theo Albert Ellis: Hành vi ABC (trong đó A là bối cảnh kích thích, sự kiện tác động; B là niềm tin - thái độ, cách nhìn vấn đề, cảm xúc chi phối phản ứng đối với sự kiện; C là hậu quả của phản ứng tức hành vi thể hiện).

Ví dụ:

· Niềm tin tự hủy hoại: "tôi phải thắng", "người khác phải tôn trọng tôi".

· Niềm tin gây hại: "thật quá lắm rồi, tôi không chịu được được nữa đâu".

· Niềm tin "luôn luôn" và "không bao giờ": "mọi người luôn chỉ trích tôi", "tôi không bao giời thành công trong việc gì cả".

· Niềm tin không khoan dung với người khác: "bạn ấy cố tình gây phiền phức cho tôi".

· Niềm tin đổ lỗi: "Tôi luôn đi học trễ vì sẽ hỏng".

Theo Rudolf Dreikurs, có bốn mục tiêu hành vi sái trái ở trẻ trong trường học:

· Để có được sự chú ý về mình vì trẻ tin là mình không có giá trị gì cả.

· Để thể hiện quyền lực chỉ để chứng tỏ nếu trẻ có thể làm được điều gì mình muốn và bất chấp áp lực của người lớn như không nghe lời, làm ngược lại điều phải làm...

· Để trả thù, làm tổn thương người làm tổn thương mình (đánh lại, chọc giận....).

· Để thể hiện một sự bất lực nào đó muốn được bị loại để ai đó không đòi hỏi ở mình điều gì nữa như trốn, ngủ, làm hỏng...

Năm 1969, nhà giáo dục Mỹ William Glasser có nói: Khi mà chúng ta có những trường học nơi mà học sinh, qua việc sử dụng các khả năng thích hợp của các em có thể thành đạt chúng ta sẽ ít phải giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia. Chúng ta sẽ có nhiều lệch lạc xã hội, nhiều người cần phải vào tù nhiều hơn, vào bệnh viên tâm thần nhiều hơn, cần nhân viên xã hội nhiều hơn để hỗ trợ cuộc sống của họ vì họ cảm thấy không thành đạt trong xã hội và cũng không muốn thử thành đạt nếu trường học không phải là nơi để trẻ được đáp ứng các nhu cầu cơ bản.

Theo ông trẻ có hai nhu cầu: Nhu cầu tình thường và nhu cầu tự thấy mình có giá trị. Nếu trẻ không có cơ hội được đáp ứng tại gia đình thì trẻ phải có cơ hội tại lớp học. Trường học là vị trí duy nhất để nhận diện trẻ phát triển hình ảnh thất bại. Giáo viên cần biết, phát hiện và ngăn ngừa điều này, phải tìm phương cách để làm cho lớp học của mình trở thành kinh nghiệm thành đạt cho trẻ.

Biên tập lại bởi Tiana Eant Grig


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net