TẬP 16

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
con hoàn toàn hấp thu hết. Có một quyển sách rất hay, tựa là Bảo Phú Pháp. Phương pháp nào thực sự khiến tài phú của quý vị, có thể kéo dài đến đời cháu chắt. Nếu nói chỉ cần quý vị giữ được, vậy không có gì ghê gớm cả, vì quý vị giữ được, quý vị mang đi được không? Hai tay trắng cũng không mang được gì. Làm thế nào khiến cho con cháu, thực sự có phước, có tuệ, đó mới là bản lĩnh. Đúng lúc cháu ngoại của Tằng Quốc Phiên tiên sinh, tên là Nhiếp Vân Đài tiên sinh, ông sống thời gian dài ở Thượng Hải. Các bạn, Thượng Hải là nơi rất phồn hoa, thương nhân giàu có rất nhiều. Ông ở đó mấy mươi năm, thấy được rất nhiều đại phú ông, khoảng một đời hai đời lập tức đổ vỡ. Ông đi tìm nguyên nhân là do đâu? Trong đó có một thương nhân họ Chu, ông mở ngân hàng, ở đâu cũng có ngân hàng, rất có tiền. Tài phú là mấy trăm vạn ngân lượng. Rốt cuộc đúng lúc chủ quản của một ngân hàng nào đó của ông, ở đó xảy ra lụt lội, nơi đó rất bần cùng. Chủ quản của ông, chủ quản công ty con đó, giúp ông quyên góp 500 lượng, mấy trăm vạn lượng quyên mấy trăm lượng nhiều hay không? Không nhiều. Cuối cùng chủ quản đó bị ông họ Chu này chửi bới rất thậm tệ. Ngươi tại sao có thể mang tiền của ta đi cho người khác. Ông chủ họ Chu này nói: ông giữ tài sản chỉ có một phương pháp, nghĩa là chỉ cần đi vào túi của ông, thì không để cho nó chảy ra. Đây là một chữ là chữ "tích" , tích của. Các bạn, tích của thì như thế nào? Hại đạo, hại bổn phận làm người làm người, "tích tài hại đạo". Tục ngữ có câu: "một nhà no ấm ngàn nhà oán", nhà của quý vị có tiền như vậy, hàng xóm bên cạnh đều sắp đói chết rồi, quý vị còn không đi cứu tế họ. Họ đã có lời oán trách đối với quý vị. Mấy ngày sau nhà quý vị cháy, sẽ phát sanh tình huống gì? Họ đều đứng lên võ tay. Quý vị thấy phương hướng lòng người, chân lý hiển bày rồi, họ nhất định sẽ nói: quá tốt rồi, ông trời có mắt. Nhưng nếu như quý vị mọi lúc đều có thể bố thí cho họ, nếu có thể ở trong cuộc sống, thậm chí ở trong giáo dục con cái của họ, quý vị đều có thể giúp đỡ họ với sức của mình, thì từng giờ từng phút họ đều cảm nhận được ân đức của quý vị. Bỗng nhiên nhà quý vị bị cháy, họ nhất định chạy hàng trăm mét, cũng phải đi tranh dội thùng nước đầu tiên, đúng không nào? Vì quý vị bỏ ra sự chân thành, đối phương tuyệt đối sẽ cảm nhận được. Họ nhất định sẽ niệm niệm suy nghĩ, chỉ cần có cơ hội chúng ta nhất định nên báo đáp, đây gọi là "thương người được người thương, kính người được người kính vậy". Cho nên trí tuệ của cổ thánh tiên hiền, chúng ta nhất định phải lĩnh hội. Tiền là thông tài, cho nên người xưa nói "có nước thì có tiền", nếu như nước không chảy thì sẽ như thế nào? Thì sẽ thối vậy. Nếu như tiền không lưu động, thì sẽ phát sinh tác dụng phụ.

Thương nhân họ Chu này, đến lúc ông lâm chung, lúc đó là Dân quốc sơ niên. Tài sản của ông đổi thành đại viên, là ba nghìn vạn đại viên, có giàu không? Ông có 10 người con, ông đem ba nghìn vạn phần thành mười phần, mỗi người ba trăm vạn. Nhiếp Vân Đài tiên sinh quan sát, ở trong mười mấy năm ngắn ngủi, 10 người con này đều kiệt quệ hết. Tất cả tiền bạc đều tiêu sài hết, thậm chí đã có người đi ăn xin trên phố, trong đó có một, hai còn tương đối tu thân, nhưng tiền tài cũng đều mất hết. Đã tương đối có tu dưỡng rồi, những vẫn không giữ được tiền. Từ sự việc này chúng ta cũng nhận ra rằng, trong Kinh Dịch nói thật sự không sai. Kinh Dịch nói rằng: "tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh", nhà mà tích bất thiện, thì có thừa tai họa đến. Từ nơi đây chúng ta cũng có thể hiểu được, người này làm người tốt, tại sao tai họa liên miên? Có thể là những tai họa thừa của tổ tông còn chưa trả hết, những lúc này quý vị nên khích lệ họ, hành thiện nên kiên trì, nhất định có thể xoay chuyển tình thế. Đợi họ tai họa dứt hết, tuyệt đối sẽ có thiện báo hiện tiền. Có kiến thức như vậy, mới có thể có con cháu tốt ra đời. Cho nên Tằng Quốc Phiên cũng vậy, Trần Phưởng cũng vậy, đều hiều được nhất định nên để con cái lao động, không mời người giúp việc nào cả, cho nên mỗi lần ăn cơm đều là 700 người, cùng nhau ăn, chắc chắn sẽ náo nhiệt. Nhà họ nuôi khoảng 100 con chó. 100 con chó này, nhất định phải đến đầy đủ mới có thể bắt đầu, có câu miêu tả tình trạng này: "một con không đến, cả bầy không ăn". Phong cách hiếu để này, đã cảm động bầy chó của gia định họ. Khi quý vị là hàng xóm của họ, quý vị thấy được màn này sẽ như thế nào? Cảm động, ngoài cảm động ra? Chúng ta không thể không bằng bầy chó, tự mình còn ở trong nhà náo loạn. Cho nên tình trạng này, truyền đến tai của hoàng đế, hoàng đế rất cảm động, lập tức miễn sưu dịch cho gia đình nhà họ. Nghĩa là người dân có lúc phải làm những sưu dịch để giúp đất nước làm một số công trình, hoàng đế vì thấy được, gia tộc này của họ là tấm gương tốt. Cho nên cũng miễn sưu dịch cho họ.

Quý vị thấy, đức hạnh của con người sẽ cảm động chó, có một số người nói: tôi không tin. Người thời nay đều rất khó tin những cảm ứng này, vì sao vậy? Vì họ đều lấy tâm của tiểu nhân, tôi đây không có cảm ứng, vì sao họ có? Họ không đi nghĩ đến, những tâm nguyện của những vị thánh triết này.

Cho nên vào triều nhà Minh, có một người đọc sách tên là Bao Thật Phu, ông cũng dạy học ở trường tư thục. Được một thời gian, ông nên trở về nhà thăm cha mẹ ông. Trên đường đi gặp một con hổ, lập tức cắn ông ta, mang đến một nơi khác, chuẩn bị ăn thịt ông. Bao Thật Phu không kinh hoảng, người đọc sách thời xưa biết: "sống chết có số, phú quý ở trời". Đối mặt với sanh tử không sợ sệt, nhưng quỳ xuống rất thành khẩn, nói với con hổ này: "ta bị ngươi ăn là số của ta, nhưng hiện nay ta còn cha mẹ hơn 70 tuổi phải phụng dưỡng, ngươi để ta phụng dưỡng cha mẹ xong, ta sẽ đến để ngươi ăn". Tâm hiếu này, khiến con hổ hung mãnh nhất cũng đã cảm động, con hổ này đã bỏ đi. Cho nên người địa phương liền đem nơi này, lấy một cái tên, gọi là "đồi bái hổ", chính là kỷ niệm Bao Thật Phu đã cầu xin con hổ, cho ông có thể trở về phụng dưỡng cha me. Ngay cả con hổ hung mãnh nhất cũng có thể cảm động, vậy con chó trung thành nhất có gì là khó đâu. Không chỉ là động vật có thể cảm động, không chỉ là thực vật có thể cảm động, thiên địa vạn vật đều có thể cảm động. Gọi là "vận vật giao cảm lấy thành lấy trung", chân thành đến cùng cực, thiên địa đều sẽ cảm động.

Vào thời nhà Nguyên, có một người đọc sách tên là Lý Trung, ông hiếu hạnh vang danh khắp nước. Đúng lúc đó, trong thôn của ông ở xảy ra động đất lớn, tất cả nhà cửa đều sụp đổ, tâm chấn đi qua tất cả đều sụp đổ. Lúc đến nhà của ông, tâm chấn chia thành hai đường, sau khi đi qua nhà của ông, hai đường tâm chấn này lại hợp thành một đường. Đây là sự thật trong lịch sử ghi lại, chúng ta không thể không tin. Trong Trung dung có nói đến: "họa phúc nếu đến", họa phúc của một người, họa đến hay phúc đến, từ nơi nào có thể phán đoán? "Họa phúc nếu đến, thiện: tất phải biết trước. Bất thiện: tất phải biết trước". Nếu là thiện thì biết cái gì? Là phúc hay là họa? Phúc. Bất thiện? Là họa. Cho nên thiện hạnh của ông, đã khiến ông được thoát khỏi kiếp nạn. Chúng ta nên tin tưởng chân lí này, để chính mình thẳng thắng vô tư, quang minh chánh đại đi trên cuộc đời của chúng ta.

Các bạn, quý vị có lòng tin, cuộc đời quý vị có thể gặp hung hóa cát không? Có lòng tin như vậy hay không? Có, tốt. Vổ tay hoan nghênh cho chính mình. "Huynh đệ mục, hiếu tại trung", người với người làm sao hòa thuận với nhau? Chúng ta nghĩ mà xem, ví dụ gia tộc của Trần Phưởng, 700 người cùng sống, mọi người đều hòa thuận với nhau, chúng ta ngày nay trong nhà có mấy người? Ba người là đã không hợp rồi. Cho nên thực sự chúng ta thoái lui không ít, thậm chí còn chưa sanh con, hai vợ chồng đã náo loạn đến tối mặt tối mày rồi. Cho nên quý vị thấy, người ta có thể bao dung 700 người, đó là một đại học vấn. Hòa thuận với nhau là kết quả, nhân ở nơi đâu? Nhân là ở "đối đãi bình đẳng", mới có thể được hòa thuận, đối đãi bình đẳng, đây là nhân. Bình đẳng. Vì "bình" cho nên thì lòng người như thế nào? Cũng bình. Lòng người bình mới không thể xảy ra tranh chấp, cho nên dạy con cái của mình, nhất định nên nắm bắt một nguyên tắc, tuyệt đối phải quan tâm bình đẳng, tuyệt đối không thể đối với con lớn tốt, với con nhỏ kém hơn một chút. Trong lịch sử mấy ngàn năm qua, rất nhiều vị vì nuông chiều một đứa con, cuối cùng tạo thành kết quả thế nào? Anh em cãi nhau rất nhiều, vì lòng người bất bình sớm muộn thì sẽ có tranh dành. Chúng ta lại suy nghĩ sâu thêm, ví dụ chúng ta bây giờ đối với đứa con này tốt, đối với nó có lợi ích không? Quý vị tốt với nó, nó nhất định tốt với quý vị. Sai rồi. Quý vị quá thương yêu đối với nó, nó sẽ càng ngày càng tự tư, quý vị đang hại nó. Đứa con bị chúng ta ruồng bỏ đó, trong lòng không quân bình, có lúc sẽ trở thành rất tiêu cực, quý vị là hại cả hai bên. Đây thật là không có lí trí rồi. Cho nên "bình" rất quan trọng. Tôi tuy là con một trong nhà, nhưng cha tôi, đối đãi với ba chị em chúng tôi rất bình đẳng. Ví dụ nói lúc có tiền thưởng đều giống nhau, cũng không cho tôi nhiều hơn. Bằng không sau này tôi sẽ vì sự nuông chiều đó mà sanh hư.

Vào thời nhà Minh, có một người đọc sách tên là Trịnh Liêm, gia tộc của họ có thất đại đồng đường. Chúng ta thời nay nhiều nhất là mấy đời? Ba đời ít quá, tôi ở Đại Lục có nghe qua ngũ đại đồng đường. Trịnh Liêm là thất đại đồng đường. Minh Thái Tổ- Chu Nguyên Chương rất nể phục ông, ban cho một bức hoành gọi là "thiên hạ đệ nhất gia", bao nhiêu người? Hơn ngàn người. Khoảng một ngàn người, ban cho một bức hoành còn tặng cho ông hai quả lê lớn. Minh Thái Tổ cũng rất thú vị, ông muốn nói, ta tặng hai trai lê lớn này, xem một ngàn người nhà ngươi chia làm sao? Còn phái Cẩm Y Vệ theo sau lưng, đi xem Trịnh Liêm làm sao xử lí việc này. Các bạn, quý vị sẽ xử lí thế nào? Chúng ta nghỉ một lát, tiết sau vào thảo luận, cảm ơn mọi người.

Hết tập 16


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net