TẬP 17

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tập 17

Chào các bạn. Chúng ta vừa mới nhắc đến, Minh Thái Tổ cho Trịnh Liêm hai trái lê lớn, nếu quý vị là Trịnh Liêm quý vị sẽ xử lí như thế nào? Mang nấu hết có đúng không? Vô tay hoan nghênh cho người bạn này. Có thể người bạn này biết, trái lê đem nấu đi đối với cổ họng rất tốt. Cách làm của Trịnh Liêm gần giống với bạn, ông lấy hai chậu nước lớn, một bên để một quả, mang quả lê này đập nát ra, để nước lê thấm ở trong chậu nước này. Sau khi xử lí xong, một người uống một bát, bình đẳng. Lòng người đều rất bình, cảm thấy thật công bằng. Tuy huyết thống không thân với Trịnh Liệm, nhưng họ cảm thấy vị trưởng lão này đáng tôn kính. Sau đó Minh thái Tổ hỏi ông: làm sao ông quản lí 1000 người này? Rốt cuộc ông dùng phương pháp nào? Trịnh Liêm trả lời mấy chữ, ông nói: "không nghe lời phụ nữ". Các bạn nữ, không nên nghe lời này rồi nói: "tôi không muốn nghe nữa tôi đi đây". Không nên y văn giải nghĩa, bất kỳ một lời nào, đều có ý nghĩa với thời đại của nó. Chúng ta nên hiểu rõ, phụ nữ thời xưa, dường như không có cơ hội học sách thánh hiền, cho nên họ không lĩnh thọ được hoài bão đó của thánh hiền, khó tránh được một chút tự tư. Chỉ cần có tự tư, vì con cái của mình lấy nhiều thêm ít, thì sẽ tạo nên oán trách của người khác. Cho nên nảy sinh oán hận chính là tự tư. Trong toàn gia tộc, rất nhiều phân tử, bắt đầu ở đó khi tranh giành, tất cả một ngàn người sẽ phân tán thôi. Nhưng phụ nữ chúng ta ngày nay đều có học. Nên lời nói dường như sẽ không tự tư tự lợi, cũng rất có thể đàn ông lại tự tư, họ chỉ nghĩ cho bản thân. Nếu là đàn ông như thế, thì tính cách của họ cũng giống như phụ nữ. Cho nên câu này quý vị nên hiểu rộng ra, nghĩa là ở trong gia đình, tuyệt đối không thể so đo từng tí, như thế nhất đinh sẽ tạo nên tranh giành. Người ta có thể duy trì được ngàn người, không phải không có nguyên nhân. Con người vì sao muốn tranh? Vì sao? Họ cảm thấy giành được là của họ. Câu sau cho chúng ta rất quan trọng, phương pháp làm thế nào để anh em, để gia đình, có thể vui vẻ với nhau. Câu tiếp theo là: "tài vật khinh, oán hà sanh, ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn".

Thời xưa có một đứa trẻ tên là Khổng Dung, nó mới 5 tuổi, lúc cắt lê, nó liền mang miếng lớn nhường cho ai? Anh trai, nhường cho anh trai ăn. Kỳ thực thái độ như vậy là hoàn toàn chính xác, vì nó có thể làm việc nhà ít hơn anh trai. Ngày nay chúng ta đều nói bình đẳng bình đẳng, nên bình đẳng với con cái, câu này đúng hay không? Câu này xem quý vị hiểu như thế nào, nên bình đẳng trong nhân cách, quý vị rất tôn trọng chúng là một cá thể, chứ không phải phụ thuộc vào thân quý vị. Nhưng vì nó còn nhỏ, xin hỏi kinh nghiệm cuộc sống của nó với quý vị có bình đẳng không? Không bình đẳng. Đúng. Trí tuệ cuộc đời của nó và quý vị không bình đẳng, quý vị nên dẫn dắt nó, quý vị nên dạy dỗ chúng, cho nên phải có tôn ti trưởng ấu. Đối với quý vị nó mới sanh khởi tâm cung kính, nếu như đứng ngồi đều bình đẳng với quý vị, thì làm sao nó cung kính quý vị? Cho nên bình đẳng này chúng ta nên xem rõ ràng, làm con cái có tôn ti trưởng ấu, họ mới biết: "hoặc ẩm thực, hoặc tọa tẩu, trưởng giả tiên, ấu giả hậu". Vì sao trước đây cha chưa về thì không được ăn cơm? Đó cũng là nghĩ đến sự vất vả của cha, gánh vác cả gia đình, đè lên thân ai? Thân cha. Đây đều là ở trong lễ nghi, cho con cái phải mọi lúc nghĩ đến sự vất vả của cha. Nếu như cha đi làm chưa về, con cái thì đưa đi đưa lại, đũa cũng không cầm mà ở đó ăn. Lâu ngày nó sẽ học được cái gì? Tôi được tôi giỏi. "Cẩu bất giáo, tánh nãi thiên". Con cái thời nay rất khó bảo. Chúng ta phải tỉ mỉ nghiên cứu, vì sao trước đây mấy trăm người, đều có thể giữ gìn quy cũ như vậy, phương pháp của họ rốt cuộc ở đâu? ở đâu? Ở "đệ tử quy", nhưng phải thật làm, quý vị mới đạt được lợi ích. Khổng Dung nhường miếng lê lớn cho anh trai nó ăn, đây là "tài vật khinh". Anh nó nắm lấy miếng lê lớn của em trai, đối với em trai càng thêm yêu thương, quý vị thấy em trai đều mỗi lúc nghĩ đến tôi. Người làm anh trai này, thì càng ngày càng ngẫng đầu ưỡng ngực, chạy đến trước mặt bảo vệ em trai. Đây là ở trong "vật" hiểu được xả bỏ.

Lại nữa, vào thời ngũ đại, có một người tên là Trương Sĩ Tuyển, cũng là một người có học. Cha của ông mất sớm, ông được người chú nuôi lớn. Lúc ông 17 tuổi, chú ông nói vơi ông: con đã lớn rồi, chúng ta bây giờ mang tài sản của tổ tông, chia thành hai phần, con một phần, ta một phần. Nhưng Trương Sĩ Tuyển lập tức thưa với chú rằng: Chú à, chú có 7 người con, cho nên nên mang di sản chia thành tám phần. Ông chú đó nói: không được, con là đại diện cho cha con, nên chia thành hai phần. Nhưng Trương Sĩ Tuyển lúc đó mới 17 tuổi, ông rất kiên trì, nhất định chia thành 8 phần. Nhường như vậy, thiệt thòi rồi sao? Sự nhường này nhường ra cái gì? Nhường ra đức hạnh của họ, nhường ra vui vẻ của gia đình, nhường ra tâm lượng của ông, lượng lớn phước lớn. Cho nên khi ông vào kinh thi cử, bỗng nhiên gặp một người bói toán, đi ngang qua thấy, trên mặt người này tại sao có nhiều nếp âm đức, nghĩa là tích rất nhiều âm đức. Vị thầy bói này thì nói với ông: lần này ông thi được bậc cao. Quả nhiên như vậy, ông lần thi này được bậc cao. Tin rằng tấm gương của ông như vậy, sẽ truyền cho con cháu của ông, chắc chắn đời đời, đều có phát triển tốt. Nhường như vậy, tương ưng với tự tánh của mình. Khi con người hiểu được "trong mệnh đã có tất phải có, trong mệnh không có đừng cưỡng cầu". Sau khi hiểu rõ đạo lí, lí được tâm an, thì sẽ không lo được lo mất, sẽ không muốn tranh giành với người nữa. Muốn hiểu rõ chân tướng của vận mạng, chúng ta phải đọc một quyển sách tốt, tựa là Liễu Phàm Tứ Huấn, đạo lí hiểu rõ, thì tâm mới bình, sẽ không đi tranh.

Viên Liễu Phàm tiên sinh lúc nhỏ, gặp được một vị rất giỏi bói toán, tên là Khổng tiên sinh, Khổng tiên sinh này là Thiệu Tử, truyền nhân của "Hoàng Cực Số Chánh Truyện", cho nên bói rất là chính xác. Chắc các bạn có kinh nghiệm về bối toán, có hay không? Nghe nói bây giờ bói toán rất mắc, đúng không vậy? Con người, nếu như mạng bị đoán trúng, thì quý vị thực sự đã phí công đến cõi này, không gầy dựng được gì, nói lên đời này của chúng ta, không có cố gắng lợi dụng. Vì sao vận mệnh bị đoán chuẩn như thế? Vì thiện ác nghiệp của một người, đều sẽ hiện ra ở trong đời sống này của họ, mới có thể bị đoán ra. Thông thường con người đều cảm thấy bói toán thật sự rất đúng. Nhưng mạng của một số người, lại không thể đoán trúng được, những người nào? Có hai hạng người bói không đúng, một hạng là đại thiện, một hạng là đại ác. Người thường những thứ họ làm đều là tiểu thiện, và tiểu ác nhiều, tâm lượng lại không mở rộng, nghĩ đến đều là con cái, cháu chắt, vợ, nhà cửa, tiền bạc, đều nghĩ đến những thứ này, không có đại thiện, cũng không có đại ác. Cho nên vận mạng bị đoán rất chuẩn. Vận mạng có cộng trừ nhân chia. Ví dụ nói trong mạng của quý vị có tiền tài một ngàn vạn, quý vị làm một chút tiểu thiện, một ngàn thêm bao nhiêu? 5 vạn, cho nên bói rất chuẩn. Quý vị đã làm một chút việc ác nhỏ, trở thành 995 vạn, cũng còn rất chuẩn. Nhưng quý vị đã làm rất nhiều việc thiện, 1000 vạn x 5 = bao nhiêu? 5000 vạn. Tuyệt đối không chuẩn. Nếu như đã làm những việc không có tình người, 1000 vạn chia cho 5, còn hai trăm vạn, vậy cũng bói không chuẩn. Cho nên chúng ta hiểu được, cho dù người này dùng thủ đoạn bất hợp pháp đi cướp giật tài sản, họ cướp được hai trăm vạn, vậy cũng là trong mạng vốn dĩ đã có, họ cướp được 200 vạn, còn ở đó dương dương đắc ý, "anh xem tôi có lợi hại không". Kỳ thực họ đã đã nợ 800 vạn, cho nên "quân tử vui được làm quân tử", vì tâm an lí đắc, còn "tiểu nhân cuồng vọng làm tiểu nhân". Họ lấy được hai vạn này, không biết còn có sống để mà xài tiền hay không? Vì nếu họ đã làm việc xấu xúc phạm pháp lệnh, rất có thể qua không bao lâu, đã bị gông cùm vào ngục rồi. Người như vậy nhiều không? Nhiều. Vì bây giờ là chủ nghĩ công lợi, rất nhiều trong những hoàn cảnh nào đó bí quá hóa liều. Kỳ thực chúng ta thấy được người như vậy, đều cảm thấy tiếc cho họ, dù sao họ cũng là người có phước lớn, chỉ là không có giáo dục tốt, khiến cho cuộc đời của họ bị hoại. Cho nên chúng ta đối với người như vậy, nên giữ một tấm lòng thương yêu, vì "tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức, vô hữu ngữ giả, thù vô quái dã". Cha mẹ họ không dạy họ, ông bà của họ cũng không dạy. Quý vị thấy ngày nay bình thường, như thi lên thầy giáo rồi, bạn bè thân thích, hỏi câu thứ nhất là gì? một tháng bao nhiêu tiền? Không dạy mà. Con người là có thể làm nên vận mệng, chỉ cần mở rộng tâm lượng, nhưng lại không dạy. Mà chỉ dạy khi họ có lợi, nên lúc mê hoặc đến, thì họ đương nhiên chịu không được. Hiểu rõ vận mệnh, lí được tâm an, thì quý vị có thể "tài vật khinh, oán hà sanh", trong nhà sẽ ngập tràn không khí hòa nhã.

Nếu chúng ta gặp phải học sinh lúc đang tranh, làm thế nào? Có một lớp, hôm đó ăn trái cây, ăn dưa hấu. Dưa hấu đã cắt rồi xong rồi đặt ở trên bàn, rất nhiều học sinh ăn như sói như hổ, nên làm gì? Cơm vừa ăn xong, liền đi nhanh như bay đi giành miếng dưa hấu lớn nhất. Các bạn, nếu là học sinh của quý vị, quí vị làm thế nào? Quý vị sẽ thấy được một trận binh hoảng mã loạn. Nhưng thầy giáo này cũng rất bình tĩnh, thấy được cảnh binh hoảng mã loạn, ông không hề biến sắc. Đợi học sinh ăn cơm xong, ngủ trưa rồi, Tiết học đầu tiên vào buổi chiều, vị thầy này đã, ông nói: các em học sinh, nếu chúng ta như đi tranh cái miếng dưa hấu to nhất đó, tranh miếng lớn nhất đó, sẽ phát sinh hậu quả gì? Sinh ra ảnh hưởng gì, các em hãy nói thử xem. Ông có chỉ ra người nào tranh miếng lớn nhất không? Không có. Đây là giữ chút gì cho họ. Rốt cuộc rất nhiều học sinh nói, người đó thật tự tư, muốn tranh miếng lớn nhất với mọi người. Thầy giáo nói tiếp, các em có muốn làm bạn với người như vậy không? Đương nhiên không muốn. Thông qua sự việc này, để các em hiểu được, nhất cử nhất động của họ, đều ảnh hưởng hình tượng của chúng trong lòng người khác. Tham dục khiến trí mê mờ, dục vọng của họ sai khiến, chỉ muốn đi tranh miếng lớn nhất, có suy nghĩ đến là đã tạo nên những hậu quả nào chăng? Tiếp theo thầy giáo lại nói: nếu như học trò này tranh được miếng lớn nhất, nó rất vui mừng, lập tức ăn liền, chắc chắn tiêu hóa bị ảnh hưởng, có đúng không? Vì ăn nhanh tiêu hóa không tốt. Lại nữa, tranh được miếng lớn nhất, nó vui mừng bao lâu? Chỉ một lúc. Thấy ánh mắt người khác nhìn nó như thế nào, lập tức vui mừng biến thành gì? Thành không thỏa mái rồi. Lại nữa, nếu tranh miếng lớn nhất, lần sau nó muốn tranh được cái gì? Cũng là lớn nhất. Nếu lần sau không tranh được, thì vui mừng biến thành gì? Đau khổ: "tức chết đi được! không tranh được!". Một người mọi lúc mọi nơi, đều đi tranh cái lớn nhất, lúc họ không có cách nào tranh được, họ sẽ thế nào? Họ có thể sẽ suy nghĩ không tốt, đi trộm, đi cướp. Thầy giáo nói xong rồi cũng chưa kết luận gì, chỉ là để học trò thảo luận một lúc. Qua ngày hôm sau tình hình ăn dưa hấu đã khác, đi đến chỉ lấy miếng nhỏ nhất.

Thực sự phụ huynh với thầy giáo chỉ cần quý vị muốn dạy, con cái rất dễ dàng tiếp thu. Cho nên "tài vật khinh, oán hà sanh", thông thường một đứa trẻ có thể nhường nhịn, chúng sẽ có được sự chăm sóc đặt biệt của trưởng bối với chúng.

Câu tiếp theo "ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn", trong sự tiếp xúc giữa người với người, tình huống xung đột nhiều nhất chính là ở lời nói. Nhưng lời nói khơi ra xung đột. Tục ngữ nói- vì quý vị khơi ra xung đột, thì tính khí nỗi lên "nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai". Chướng môn này ở đâu? Chúng ta trước tiên suy nghĩ xem, dùng lời nói không tốt, nóng nảy, sẽ tạo thành ảnh hưởng gì? Trăm nghìn chướng ngại sẽ hiện ra "chướng môn khai". Chướng ngại cái gì của mình? Tâm lượng. Cũng chướng ngại quan hệ tốt giữa người với người, quý vị nổi nóng 5 phút thôi, nhưng quý vị phải tốn bao nhiêu thời gian, mới có thể đem những cái hiệu quả không tốt của nóng nảy này diệt trừ? Tốn bao nhiêu? Cho nên "giận khó nghĩ", đây ở trong "chín suy nghĩ quân tử", nhắc nhở chúng ta giận dữ không nên phát ra, cẩn thận. Vì phẫn nộ đã phát ra, rất khó trở về lại hình dáng như ban đầu, thậm chí có thể nói là không thể trở về lại, cho nên "giận khó nghĩ". Tục ngữ lại nhắc đến: "dao sắc cắt thân còn dễ lành", dao sắc cắt thân còn dễ lành, có thể một hai tuần lễ thì có thể lành, nhưng "lời ác hại người", sẽ nắm trong lòng họ bao lâu? "hận khó quên". Cuộc đời ngắn ngủi như vậy, vì sao không đối đãi tốt với nhau? Chúng ta thấy được kết quả như vậy, từ từ phải tìm ra phương pháp đối trị phẫn nộ của mình. Công phu đối trị này, phải luyện đến trình độ nào? Luyện đến trình độ của chữ "nhẫn". Chúng ta xem đi, chữ hội ý, sao gọi là công phu của nhẫn? Trên đầu một con "dao", bên dưới một cái "tâm". Ý của nó nghĩa là gì? Nghĩa là người ta nắm một con dao, đâm vào tim của quý vị, quý vị phải như như bất động. Cho dù anh có mắng tôi thế nào thì tôi cũng không mắng lại, một cái tát tai, quý vị có thể nhẫn đến công phu này, tất nhiên có thể khiến người xung quanh rất nể phục. Cho nên "nhẫn" là đại học vấn, quý vị mọi lúc mọi nơi đều đang thử nghiệm công phu của nhẫn. Ví dụ bây giờ đang nghe bài cũng là đang thử nghiệm nhẫn nại, có đúng không? Nhẫn không nên ngủ gục.

Từng có một cô gái, cô ấy nói với tôi. Cô ta nói: Thầy Thái, văn hóa Trung Quốc rất hay, có đều cái nhẫn đó, rốt cuộc nhẫn đến lúc nào? Cô ta đối với chữ nhẫn này không biết làm sao. Tôi nói: nếu như tâm trạng của cô như vậy, tôi bảo đảm cô nhất định nhẫn đến núi lửa phun trào.

Ví dụ nói đã học những bài này, biết được vợ chồng phải thông cảm cho nhau, trở về đột nhiên trở nên rất siêng năng, bắt đầu quét nhà, dọn dẹp trong nhà, nhưng chồng không nhìn thấy, cho nên người vợ vừa quét, vừa nhìn xem chồng có để ý hay không. Quét một tuần lễ ông chồng cũng không có phản ứng gì, đột nhiên tức giận nỗi lên. Sau đó mang cái chổi ném xuống đất nói: tôi làm nhiều việc như vậy, mà anh cũng không thấy sao? Nếu sự tức giận này không kìm chế được, bộc phát ra sẽ như thế nào? Phí công nhọc sức. Ông chồng lập tức nhìn quí vị với ánh mắt lạnh lung nói: Thế mà cũng nói là học đệ tử quy! Cho nên công phu của nhẫn, là phải có thể nhẫn được thật rõ ràng, vì việc lớn mà suy nghĩ. Vì mỗi người, ví dụ lấy vợ chồng để nói, đến từ mỗi gia đình không giống nhau, cho nên thói quen sinh hoạt khác nhau rất nhiều, gọi là "đóng băng ba thước, không thể tan ra trong một ngày". Chúng ta đã hiểu được, biết được thay đổi tuyệt đối không phải một lần là xong. Lúc này quý vị nên an tâm, người khác đúng hay không là việc của họ. Bản thân tôi có làm tròn bổn phận mình hay không. Vốn là phải làm như thế. Cho nên làm được tâm an lí đắc, tự nhiên thân giáo của quý vị sẽ truyền ra ngoài, quý vị khiến cho nước chảy thành sông. Nếu chúng ta hiểu rõ, thì có thể bao dung. Bây giờ quý vị trở về, bảo con cái nên siêng năng, quý vị không thể nói nó không có lập tức siêng năng, thì quý vị tức chết đi được. Đây không phải con cái sai, là ai sai? Tự thái độ của chúng ta không đúng. Cho nên trở thành thói quen, tất nhiên có một quá trình tuần tự từ từ. Chúng ta nên như pháp tự nhiên mà làm.

Nhẫn nên vì mọi người mà nghĩ. Vì ở trong gia đình, vợ chồng nếu như hay cãi nhau, ở trong công ty, giữa đồng nghiệp nếu như hay cãi nhau, vậy gia đình này không khí đoàn thể, thật là không tốt. Nhà với đoàn thể tất suy bại. Chúng ta có thể nhẫn nhịn được, chính là vì mọi người mà suy nghĩ. Mọi nơi quí vị đều có thể nhẫn nhịn, cũng sẽ thức tỉnh tâm tàm quý của đối phương. Cho nên nhẫn này nên nhẫn được rõ ràng, nhẫn được vì mọi người mà suy nghĩ.

Chúng tôi lúc lên lớp dạy ở Bắc Kinh, có một vị nữ sĩ cô ấy cũng hơn 50 tuổi, học xong bài "xuất tắc đệ", hôm đó liền gọi điện cho em gái của cô, chỉ vì một cái miệng mà chị em họ đã hai năm không nói nửa lời. Cho nên cô vừa nghe xong, cảm thấy tự mình sai, thì lập tức gọi cho em của cô, điện thoại vừa cầm lên, cô nói: "em gái, chị xin lỗi". Kỳ thực cô mới nói được ba chữ "chị xin lỗi", em cô ấy lập tức vỡ òa lên khóc. Hai người đều như thế nào? Đang buồn về chuyện đó. Tôi nói cũng may mới hai năm, nếu như cứ tiếp tục như thế, bảo đảm hai người có nguy cơ ung thư lớn, huyết mạch đều không thông, khổ nào hơn vậy. Cho nên quý vị thấy, một lời xin lỗi thì hóa giải được tất cả hiềm khích, hóa giải này, không chỉ viên đá trong lòng chị em rơi xuống, còn có viên đá của ai cũng rơi xuống? Cha mẹ. Đời người thực sự có thể đi đến hạnh phúc mỹ mãn, chỉ cần chúng ta buông xả những thói quen không tốt, chấp trước không tốt. Nhất định sẽ càng ngày càng viên mãn. Vậy bây giờ chúng ta biết đối với phẫn nộ phải biết thu phục, phải biết ngăn chặn.

Các bạn, quý vị xử lý như thế nào khi đang phẫn nộ? Quý vị dùng phương pháp nào? Chúng ta thảo luận một chút, mọi người có thể "kiến hiền tư tề", cùng nhau mài giũa một lúc, phương pháp nào? Bạn này! "Từ bi, lân mẫn"! Rất tốt! chính là mở rộng tấm lòng, tự nhiên thì không có chướng ngại, còn phương pháp khác không? Phương pháp này quá cao, tôi có thể phải rèn ba năm, năm năm. Cho nên xử lí "nộ", thực sự cũng rất quan trọng. Vì nộ khí của người đó chưa dứt trừ, nó sẽ chướng ngại thân tâm của quý vị.

Tôi ở Thượng Hải thảo luận với rất nhiều bạn, thì họ nói: điện thoại khóc nói với người nào đó một lúc, mang những nộ khí này nói ra. Tôi nói sau khi quý vị nói xong? Họ nói thỏa mái nhiều. Tôi nói quý vị đã thỏa mái nhiều, nhưng đối phương không thỏa mái. Đối phương nghe xong nói: cuộc đời thật khổ, tại sao xung đột nhiều như vậy. Cho nên chúng ta không thể mang rác đi vứt lung tung. Rất nhiều người đều làm thùng rác, có hay không? Làm thùng rác sẽ có tình trạng nào xảy ra? Đến lúc rác tràn ra ngoài. Quý vị thấy rất nhiều người chuyên môn làm tâm lí trị liệu cho người khác, đến cuối cùng họ như thế nào? Cho nên chúng ta nhắc đến cảnh giới cao hơn, nên làm lò đốt, rác vừa đến thì lập tức như thế nào? Đùng, mang nó đốt đi. Cho nên cái này nên thấu qua đức hạnh của mình, giống như vừa nãy vị này nói, dùng tấm lòng từ bi, nhân ái. Đáp án kỳ thực là ở chữ hán, cho nên chúng ta sau này đối diện chữ hán, nên thêm phần tôn kính. Bởi vì lão tổ tông tạo ra, trên toàn thế giới, duy nhất có một loại, có thể mang triết học nhân sinh nói ra, thì chỉ có chữ này, ngoài chữ này ra không còn chữ nào.

Chúng ta xem "nộ", chữ hội ý, phía trên một chữ "nô", phía dưới một chữ "tâm", nói lên rằng khi một người phẫn nộ, tâm của họ đã bị nô lệ rồi, bị những thói quen xấu này nắm lấy mũi dắt đi, muốn họ đi đông họ cũng không dám đi tây, cho nên chúng ta đi quan sát, rất nhiều người tức giận xong nói: "tôi vừa nãy tại sao như vậy?", rất hối hận đúng không? Nhưng cũng không cách nào kéo về lại.

Có một người cha, tính khí con cái của ông đặt biệt không tốt, vì dạy dỗ con của ông, ông nói với con: Bây giờ nếu con tức giận một lần, thì đến sân sau nhà chúng ta đóng một cái đinh trên cột trụ đó. Đứa con đó tức giận thì mang một cây đinh sắt đóng nó lên cột. Khi bắt đầu một ngày năm, sáu cây, đóng mấy ngày, đứa con đó giật mình, chi chít chi chít, nó bỗng nhiên cảm nhận được, tính khí của tôi sao lại có thể thành thế này. Kỳ thực rất nhiều người tính khí không tốt, họ có lúc còn nói, tính khí của tôi cũng đã tốt rồi. Nếu như giống mấy năm về trước, quý vị không biết đã biến thành hình dáng gì rồi, đều không biết tính khí của mình không tốt. Cho nên đứa trẻ này vừa phát hiện, thì bắt đậu tập luyện, trãi qua một thời gian sau, không tức giận nữa. Cha của nói nói với nó: chỉ cần hôm nay con không tức giận, thì đi nhổ một cây đinh xuống. Con của ông nhổ cũng rất có thành tựu, nhổ nhổ nhổ. Bỗng nhiên có một hôm nhổ xong, nó rất vui mừng, chạy đi báo cáo với cha nó, con đều đã nhổ xong. Cho nó không gấp không chậm, đưa nó đến trước cột gỗ này, ông nói: tuy đinh sắt của con đều đã nhổ hết, nhưng lưu lại bao nhiêu lỗ hổng, có thể trở về lại hình dáng ban đầu chăng? Không thể được, cho nên "dao sắc cắt thân còn dễ lành, lời ác hại người hận khó phai", đến lúc quý vị xin lỗi thế nào, cũng không có thể trở về được quan hệ ban đầu. Cho nên chúng ta hiểu được thì nên thận trọng, lần sau nếu nỗi giận, thì lập tức "ngôn ngữ nhẫn, nộ tự mẫn", câu kinh văn này

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net