TẬP 19

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tập 19

Chào các bạn buổi chiều. Buổi sáng chúng ta nói đến "trưởng hô nhân, tức đại khiếu, nhân bất tại, kỷ tức đáo". Động tác này rất quan trọng, nó có thể vận dụng rộng rãi, chính là lễ nghi tiếp đãi, lễ nghi tiếp đãi khách.

Hiện nay chúng ta ở trong gia đình nên xem một chút, hiện nay các em có biết tiếp đãi khách chăng? Ví dụ có dì đến chơi, các em ở đó chơi vi tính, các em sẽ làm sao? chúng sẽ hét lớn: mẹ ơi! Dì đến! Như vậy được chăng? Đã quen như thế, nên chúng rất làm biếng, rất tùy tiện. Vì việc tôn kính trưởng bối được đặt ở thứ yếu, vậy điều nào quan trọng? Trò chơi của tôi quan trọng hơn. Lâu ngày tâm cung kính không còn nữa, thế nên cần phải dạy. Quý vị nào từng dạy con cách tiếp đãi khách xin đưa tay? Điều này ảnh hưởng chúng rất sâu sắc, nếu đứa bé này không học lễ phép, có thể khi ở trường, và sau này ở công ty, đều không được suông sẻ.

Chúng tôi từng dạy các em, từng em một đến luyện tập làm sao tiếp đãi khách. Nên điều trong kinh văn này không chỉ giảng giải suông, mà phải để các em thao tác thực tế. Không chỉ thao tác một lần, hai lần, phải để chúng luyện tập nhiều lần, chúng sẽ lâu ngày thành quen. Một hôm buổi sáng, những đứa bé này học được, cũng là sự sắp xếp khéo léo, khi ăn cơm trưa có một dì đến, trước khi bà bước vào cửa phòng học. Các em vốn đang ăn cơm, tất cả đều dừng lại, buông bát cơm và đũa xuống, để làm gì? Tranh nhau ra tiếp đón khách. Thật ra khi chúng có thể vừa học vừa hành, chúng sẽ học một cách hoan hỷ. Dì này vừa bước đến cửa lớp, sáu đứa trẻ xếp thành một hàng, cùng một lúc cúi người xuống nói: xin chào quý khách! Dì này không giám bước vào. Bà nói: được sũng ái mà lo sợ, xưa nay chưa từng được tiếp đãi bằng lễ nghi long trọng như vậy. Bà nói tiếp: nếu trẻ em đời tiếp theo đều như vậy, thì chúng ta rất được an ủi.

Tiếp theo chúng tôi_Khi khách bước vào, dạy chúng cách để dép, nên để dép như thế nào? Nên để chổ khách bước vào, lập tức có thể mang vào. Thế nên các bạn, mỗi động tác của lễ nghi, thật ra đều là đang đặt mình vào hoàn cảnh người khác, nghĩ cho người khác. Tâm nhân hậu của chúng cũng đang thực hành từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Nên để dép cũng phải để người ta dễ dàng mang vào.

Khi dì đó bước vào, chúng đều nói: mời dì ngồi, con đi rót nước cho dì. Mời dì ngồi trước, sau đó nói mời dì dùng trà, con đi mời mẹ con đến. Đây chính là lễ nghi tiếp đãi khách, ở trong gia đình cần phải học tập. Lại nữa, khi ở trường, chúng tôi thấy lớp bên cạnh, khi thầy cô giáo bước vào. Các em nhìn thấy, chúng sẽ làm như thế nào? Có thể chúng đứng nguyên tại chổ, bắt đầu hô lớn: Thầy ơi! Thầy giáo lớp bên cạnh tìm thầy. Điều này không phù hợp thái độ lễ phép, thế nên điều này cũng phải dạy học sinh. Hướng dẫn chúng nhất định trước phải nói: Thưa thầy, xin thầy đợi một chút, em đi gọi thầy chúng em đến. Nói với thầy giáo xong, sau đó mới đưa thầy cô giáo đến, tức là phải làm tốt công việc từ đầu đến cuối.

Thật ra khi chúng đang thực hành lễ nghi, sự nhẫn nại và trầm tĩnh của một đứa bé đang trưởng dưỡng, bồi dưỡng trong quá trình thực hiện lễ nghi này. Chúng ta thấy trong công ty nổi tiếng, nếu có người đến tìm bạn của họ, hoặc là tìm cấp trên. Thông thường khi người ta đối diện tình cảnh này sẽ làm như thế nào? Ví dụ muốn tìm giám đốc, có thể giám đốc đang họp. Nói: tìm giám đốc à, ông ta ở trong đó. Như vậy có được chăng? Người khách này vừa bước vào, thì trong đó đang họp. Ông ta mở cửa ra, như vậy sẽ xuất hiện tình huống gì? Rất ngượng ngịu lúng túng, vì buổi họp đang dang dở, rốt cuộc là tiếp tục họp hay là tiếp đãi khách? Như vậy thật sự rất thất lễ. Nếu như ông chủ này truy cứu, ai là người tiếp đón? Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần tình huống này, có thể mất việc như chơi, vì việc thành công thì ít mà thất bại thì nhiều.

Thế nên đối diện với tình cảnh đó, phải mời khách ngồi trước, rót ly nước để họ uống, "để tôi đi xem giám đốc bận hay không, ông đợi tôi một chút". Đi xem thấy đang họp, thì thỉnh thị xem, nếu có thể còn khoảng mười đến hai mươi phút, thì trở lại nói với khách, để trong lòng khách có sự chuẩn bị. Nên lúc nào cũng phải phù hợp lễ nghi, khi nào cũng khiến người ta cảm thấy thoải mái. Lễ tiếp đón này, không chỉ ở nhà, ở trường, trong công ty. Thậm chí ở cơ quan chính phủ, mà cơ quan nhà nước tiếp đón là những ai? Rất nhiều khách có thể là người quan trong của các nước, hoặc là nhân dân của quốc gia.

Nếu nhân viên làm việc ở đơn vị chính phủ, không phù hợp lễ tiết, như vậy có thể mất mặt đến tận nước ngoài. Mà còn có thể khiến nhân dân mình, mất lòng tin đối với họ, nên lễ đích thực rất quan trọng. Khổng lão phu tử nói "bất học lễ, vô dĩ lập", rất khó đứng vững ở trong xã hội hay đoàn thể. Thế nên câu kinh văn này, chúng ta có thể đem nó giải thích thành lễ nghi tiếp đãi.

Câu kinh văn tiếp theo, chúng ta đọc qua một lượt. "Xưng tôn trưởng, vật hô danh, đối tôn trưởng, vật kiến năng. Lộ ngộ trưởng, cấp xu tổn, trưởng vô ngôn, thoái cung lập. Kỳ hạ mã, thừa hạ xa, quá do đãi, bách bộ dư". "Xưng tôn trưởng, vật hô danh", xưng hô vơi trưởng bối, không nên trực tiếp gọi tên họ ra, thật ra đây cũng là tâm cung kính. Tôi nhớ khi ở nhà xưng hô với hai người chị, đều gọi là đại tỷ và nhị tỷ. Đột nhiên có bạn hoặc đồng học hỏi tôi, chị bạn tên gì? Khi tôi nói tên chị ra, cảm thấy toàn thân không thoải mái, hình như có chút gì đó không tôn kính. Vì thế không nên coi thường cách xưng hô này, gọi lâu ngày, càng gọi càng thân, nên gọi chị, anh! Thật vậy trong cách xưng hô này, giữa người và người ngày càng thân mật hơn.

Nhưng nếu trực tiếp gọi tên, ví dụ khi vợ chồng xưng hô đều là gọi ba chữ, ba chữ vậy. Gọi lâu ngày, không khí đó ngày càng lãnh đạm, thậm chí là ngày càng quá đáng. Nên cách xưng hô, chúng ta cũng nên đối với tôn trưởng đều lấy chú, bác, dì để xưng hô. Ra ngoài xã hội, chúng ta cũng dùng_ví dụ như "giám đốc Trần", "tổng giám đốc Trần", nên xưng hô như vậy. Ngươi ta nghe thấy dễ chịu, cũng không đến nỗi mạo phạm người khác.

Lớp trẻ hiện nay, chúng ở nhà hay ở trường cũng phải thực hiện thái độ này. Đồng sự_ví du chúng tôi làm thầy cô giáo_giữa đồng sự với nhau, trước mặt học sinh không nên trực tiếp gọi "thầy Lễ Húc", hoặc là "thầy gì gì đó", không nên xưng hô như vậy. Vì như vậy là đang gọi tên của thầy cô giáo đó. Nên xưng hô thế nào cho tốt? "Thầy Trần", "thầy Thái", đây cũng là làm mẫu cho học sinh thấy. Tuy là xưng hô giữa người lớn với nhau, có thể thân mật một chút, nhưng trẻ em cần phải học tập từ nhỏ thái độ khiêm cung. Chúng ta là thầy cô giáo cũng phải chú ý từng chi tiết nhỏ này, đây là "xưng tôn trưởng, vật hô danh".

Vì phong tục phương tây truyền vào phương đông. Người phương tây xưng hô ba mẹ mình, đều gọi tên trực tiếp. Rất nhiều người cảm thấy, mặt trăng của phương tây tròn hơn. Chúng tôi có một người bạn, anh ta xem sách nói, có thể trực tiếp gọi tên, nên anh dạy con gái mình gọi tên của ba mẹ, gọi mấy năm thì tôi đến Hải Khẩu dạy Đệ Tử Quy, anh ta mới biết là sai. Con gái anh ta nói chuyện với anh ta rất bình đẳng, lúc này thì không dễ hướng dẫn. Nên xưng hô là phải kiến lập thái độ lớn nhỏ, tôn ty, nên lễ nghi này không thể bỏ.

Câu tiếp theo "đối tôn trưởng, vật kiến năng". Buổi sáng chúng ta cũng đề cập đến, các em đã nâng cao tài năng của chúng, chúng ta phải dẫn dắt chúng, mục đích của tài hoa là gì? Học tập nhiều tài hoa như thế, mục đích của chúng rốt cuộc là gì? Các bạn, quý vị cho con cái học nhiều tài năng như vậy để làm gì? Điều này rất quan trọng, mục đích của quý vị là dẫn dắt các con đi theo phương hướng này.

Tôi có người học trò, em học thêm bốn môn, em đang học lớp sáu. Tôi liền nghĩ, chỉ cần em đến lớp siêng năng nghe giảng, nhất định không cần học thêm nhiều như vậy. Tôi liền kêu em đến thảo luận một chút, tôi nói: em học thêm bốn môn quá nhiều, hay là học thêm hai môn trước xem thử. Em này nói: Thưa thầy, không được đâu, trên đoạn đường chúng em ở tất cả đều học thêm bốn môn. Quý vị xem, việc các em học thêm mục đích ở đâu? Người khác đều đi, tôi không thể thua người khác. Cũng vậy, hiện nay học quá nhiều tài nghệ, mục đích ở đâu? Người khác biết đàn dương cầm, tôi không thể không biết. Người ta biết nhảy, tôi không biết không được. Nếu như đều là vì muốn hơn người khác, vì sĩ diện. Các em này học xong những tài nghệ đó, không chỉ là không có lợi ích gì, vì học quá nhiều nên học không chắc chắn. Không những không có lợi ích, còn có thể tiêm nhiễm nếp sống hư vinh. Khi học xong, thường muốn khoe khoang với người khác, nên thái độ của gia trưởng như chúng ta vô cùng quan trọng.

Buổi sáng chúng ta cũng đề cập đến, nếu chúng học nghệ thuật, chúng ta nên hướng dẫn chúng phải có chí hướng. Học tài hoa nghệ thuật này, phải có thể tạo phước cho nhân dân -thường nói người của quốc gia xã hội, phải là một thể hổ tương lẫn nhau. Mỗi người cống hiến năng lực và tài hoa của mình để lợi ích đoàn thể. Thế nên chúng ta hướng dẫn chúng, các em xem nhiều như thế_Ví dụ khúc nhạc mà chú Lý Thúc Đồng tiên sinh viết, hiện nay vẫn không ngừng hun đúc tánh tình của con người. Nếu các em muốn học âm nhạc, cũng phải giống như Lý Thúc Đồng tiên sinh, lập định chí hướng cao. Phải có thể "di phong dị tục, mạc thiện ư lạc", dùng âm nhạc để cải thiện nếp sống xã hội.

Khi chúng ta dẫn dắt như vậy, chúng vừa có chí hướng. Tin rằng việc học tập của chúng, nhất định có sự khác biệt với các em khác. Khi chúng chỉ vì khoe khoang, đứa bé này học môn tài hoa này, tuyệt đối sẽ gặp trở ngại mà không thể đột phá. Vì khi chúng thích so sánh với người khác, chúng có tâm được mất hơn thua, niềm hứng thú sẽ rất nghiêm trọng, đến lúc đó sẽ không leo lên được. Nhưng khi chúng có chí hướng, chúng sẽ không ngừng cổ động mình hướng lên trước. Thế nên chí hướng đã quyết định tất cả mấu chốt thành bại. Trong Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn có đề cập đến, đọc sách chí hướng ở đâu? Thánh hiền. Người hiện nay đọc sách chí hướng là gì? Kiếm tiền.

Nên quý vị xem, người đọc sách đều học rất khổ, học mà giận giận mình, vì họ thi không tốt, mục tiêu đó là sai lầm. Cũng vậy, rất nhiều người học nghệ thuật, nghệ thuật chí ở đâu? Nên công phu của họ, không thể thăng tiến. Chúng ta cần nắm chắc căn bản, Phạm Trọng Yêm đọc sách mục đích ở đâu? Phải tìm thấy và nắm bắt một cơ hội có thể phục vụ cho nhân dân, nên tâm cảnh của ông đối với người đọc sách chỉ vì công danh hiệu quả có giống nhau chăng? Tuyệt đối không giống nhau. Nên giáo dục ở "thận ư thủy", cận thận khi mới bắt đầu. Chúng ta hướng dẫn các em học tập tài hoa, kỷ năng, cần phải có quan niệm chính xác. Vì thế không thể "kiến năng", là trưởng dưỡng thái độ khiêm tốn của chúng.

Trong Dich Kinh có đề cập đến, "khiêm quái, lục hào giai kiết". Trong Thư Kinh cũng đề cập đến "mãn chiêu tổn, khiêm thọ ích". Quẻ 64 trong Dịch Kinh, mỗi quẻ đều có kiết hung xen tạp, chỉ có một quẻ tất cả sáu vạch đều là kiết, chỉ có một "khiêm quái". Nên một đứa trẻ hiểu được khiêm tốn, chúng có thể không gặp bất lợi. Trong bốn bài của Liễu Phàm Tứ Huấn, nói về điểm mấu chốt của triết học nhân sinh. Trong đó bài thứ tư, miêu tả sự lợi ích của sự khiêm tốn. Ông Viên Liễu Phàm khi thi, cũng từng tham gia mấy lần thi tiến sĩ. Mỗi lần trước khi thi, ông quan sát những bạn đồng học đi thi và phát hiện có một số người đặc biệt khiêm tốn, khiêm tốn vượt trên người khác. Đối với người khác rất cung kính, nhún nhường. Tuy những đồng học này có người tuổi còn rất trẻ, nhưng ông cảm thấy họ nhất định trúng tuyển, và cuối cùng kết quả đều như mong đợi, những người khiêm tốn đều trúng tuyển.

Thế nên chúng ta từ nhỏ cũng phải thường nhắc nhở con cái luôn giữ sự khiêm tốn. Mặc dù ngày nay tài hoa chúng ta có giỏi đến đâu, nhưng tài hoa này phải chăng dựa vào chính mình mà hình thành? Không phải, mà trong quá trình trưởng thành, rất nhiều người chiếu cố cất nhắc chúng ta. Nên càng có tài hoa, chúng ta càng cảm niệm nhiều người đã ủng hộ chúng ta. Có tâm như vậy tự nhiên sẽ không ngạo mạn, đây là "đối tôn trưởng, vật kiến năng".

Câu tiếp theo "lộ ngộ trưởng, cấp xu tổn. Trưởng vô ngôn, thoái cung vị". Khi trên đường gặp trưởng bối, chúng ta phải chủ động đến chào hỏi. Chúng ta dạy học, tôi từng nghe mẹ tôi nói, có một số học sinh, học sinh mẹ từng dạy, khi đi trên đường nhìn thấy bà lập tức tránh nơi khác, không đến chào hỏi. Các bạn, tình trạng này là nguyên nhân gì tạo thành? Đương nhiên có rất nhiều nguyên nhân. Ví dụ chúng ta làm thầy cô giáo, không thân lắm với học trò, nên chúng cũng không gần gũi. Cũng có thể những đứa bé này từ nhỏ không quen hành lễ với người lớn, nên chúng không chủ động chào hỏi người lớn, không hiểu được đạo lý đối nhân xử thế. Nên chúng ta cũng phải nói với các em, khi gặp trưởng bối nhất định phải đến trước cúi mình hỏi han, đây là lễ nghi gặp mặt.

Các bạn, cúi người xuống có dể chăng? Hiện nay bảo quý vị cúi người 90 độ trước người khác, có thể rất nhiều người không quen. Ở Thẩm Quyến có một trường mầm non, ở đó huấn luyện các em cúi đầu, huấn luyện khoảng một hai tháng, vẫn tiếp tục huấn luyện. Phải để động tác này nội hóa thành tâm cung kính của chúng. Có một đứa bé, mẹ em có ba người chị em, ba em có bốn chị em, nhưng chỉ có ba mẹ em sinh được em. Tức là chị và em của mẹ không có con, chị của ba cũng không có con, chỉ có một mình em. Nên rất nhiều người quan tâm chăm sóc em. Thế nên, các bạn, đứa bé này có dể nuôi chăng? Không dể nuôi, sao quý vị biết? Vừa có ông bà ngoại, ông bà nội, có rất nhiều người thương yêu.

Có một lần ông nội em, nói với các trưởng bối. Ông nói: Gặp đứa cháu này cũng giống như gặp tôi vậy, lời đứa bé này nói chính là tôi nói, nếu ai đánh nó chính là đã đánh tôi. Trong tình trạng đó, đứa bé này sẽ như thế nào? Điều này có thể không phải là một đời. Nên người lớn nếu không biết cách dạy trẻ con như thế nào, đích thực thương quá cũng trở thành hại.

Chúng ta xem, bọn trẻ hiện nay không dể hướng dẫn, vấn đề xảy ra ở chữ nào? Thương yêu. Ba mẹ em nhìn thấy tình hình đó, đúng lúc cũng có cơ duyên là bắt đầu học Đệ Tử Quy. Họ thấy tình hình không thỏa đáng, nên đem nó về nhà. Một lần đứa bé này đang ăn cơm, thức ăn trên bàn quá ít, nó lập tức dùng chân đạp bàn về sau nói: thức ăn ít quá con không ăn. Như vậy có đúng không? Không đúng, nhưng rất bình thường, vì họ rất yêu thương nó, yêu thương nó như một ông vua con vậy. Vua ăn cơm cần mấy món? 100 món, sao quý vị biết rõ thế. Nên thức ăn quá ít nó không chịu ăn. Sau khi người mẹ đem nó về, mỗi buổi sáng nấu bát cháo rất có dinh dưỡng cho nó ăn, nhưng nó nói với mẹ: con chỉ ăn mì, không ăn cháo. Bà mẹ cũng không nỗi giận, vì đóng băng ba thước không thể tan ra trong một ngày. Đã dưỡng thành thói xấu, nay phải nhẫn nại mới thay đổi được.

Thế nên bà nói: con không ăn à, thôi được rồi. Đến chín giờ, nó nói với mẹ mình rất đói. Bà mẹ lại bưng bát cháo đó ra, nó vẫn không ăn. Hiện nay có rất nhiều trẻ em tính khí rất ngoan cố, phải làm sao? Không nên cứng rắn với chúng, phải cọ xát với chúng. Nên nó không ăn lại đem cất, đến chín giờ rưỡi nó thật sự rất đói, đưa bát cháo ra, nó liền ăn một hơi. Ăn xong nó nói: cũng rất ngon. Đúng vậy, nó đâu biết nhân gian tật bệnh khổ cực. Đến khi đưa nó đi học mẫu giáo, hai người cha mẹ này, cũng rất dụng tâm phối hợp với thầy cô giáo, liền dạy em cúi người. Mẹ em dẫn em đi, gặp thầy cô giáo, phải cúi người trước thầy cô giáo, đứa bé này đứng yên không nhúc nhích_nó là đứa bé trai. Nên bà mẹ liền bắt đầu cúi người chào thầy cô giáo, bà nói: Con làm giống như mẹ vậy. Bà mẹ này cúi người chào khoảng mười lần, đứa bé vẫn như như bất động.

Nhưng vì phải đi làm, bà mẹ phải đi gấp, đi đến trước cửa câu lạc bộ cảm thấy không đúng, giáo dục phải cẩn thận khi mới bắt đầu. Mới đầu không dạy tốt chúng, về sau muốn dạy lại càng khó khăn. Bà liền gọi điện thoại cho chồng, người chồng lập tức đi đến. Hai vợ chồng cùng đến trước con nói: Bây giờ ba dạy con cúi đầu, cúi đầu trước thầy cô giáo, sau đó người ba liên lục cúi đầu, cũng không biết làm như vậy bao nhiêu lần, đứa bé đứng đó liền bật khóc.

Chân tâm của người cha, khiến con tim khó tiêu hóa của em phải tan chảy, và đứa bé ngay tại đó cúi đầu trước thầy cô giáo. Khi em có thể cúi đầu được, thì về sau không còn khó khăn nữa. Vì thế dạy tốt một đứa bé, đích thực quan trọng nhất chính là sự hợp tác của phụ huynh và thầy cô giáo. Người mẹ này cũng rất nhạy cảm về giáo dục, vì đứa trẻ này được quá nhiều người thương yêu, không có tâm cung kính đối với người khác, nên bà tìm mọi cách để điều phục ngạo mạn của con, hy vọng nó biết cung kính.

Mỗi lần trước khi rời khỏi khu tập thể của họ, nhà ở tập thể thường có nhân viên bảo vệ. Có lần bà gọi con, đến đây chào chú, chào buổi sáng, mỗi lần như vậy đứa bé này đều không bằng lòng. Có một lần mẹ nó, đứng bên người nhân viên bảo vệ và nói với con, hôm nay con không cúi đầu, thì chúng ta không đi lên, đứa bé vẫn ngoan cố không cúi đầu. Bà liền nói với đứa bé, bà nói: đến người lãnh đạo quốc gia, và tất cả những người đang làm việc. Mỗi người đều có cống hiến đối với xã hội, đều đáng để chúng ta tôn kính. Các con tuổi còn nhỏ, đều cần cha mẹ chăm sóc, còn có rất nhiều người phục vụ các con, vì thế con nên chủ động cảm ơn và chào hỏi chú bảo vệ này, bà đã đứng trước chú bảo vệ này, giáo dục con mình. Nên khi đứa bé có thể nghe được những đạo lý này, đều có thể cúi đầu trước bậc trưởng bối, tin rằng nó sẽ dưỡng thành thái độ cung kính, điều này đối với cuộc đời nó lợi ích vô cùng.

Lễ nghi khi gặp mặt, chúng ta có thể dùng cách cúi đầu. Vậy giữa người lớn với nhau, hiện nay thông thường dùng phương pháp gì? Bắt tay. Thật ra bắt tay là lễ nghi của người phương tây, còn chúng ta thông thường cũng dùng cách cúi đầu chào. Đương nhiên khi gặp trưởng bối, chúng ta phải "cấp xu tổn", phải chủ động cúi đầu. Quý vị không thể từ xa nhìn thấy ông nội, vẫn cứ đi từ từ, đó là không cung kính. Đối diện với người lớn, chúng ta có thể cúi đầu chào hỏi. nếu ngang hàng thì cúi đầu rất tự nhiên.

Chúng ta thấy hiện nay, bộ phim Thương Đạo dài tập của Hàn Quốc. quý vị thấy họ gặp nhau đều cúi người như vậy, cảm thấy rất dể chịu. Đến người nhìn thấy không thuận mắt, họ cũng bớt phóng túng một chút, hành lễ với người khác.

Hiện nay có rất nhiều trường hợp, đều dùng cách bắt tay để chào hỏi. Các bạn, bắt tay nên chú ý đến điều gì? Ví dụ ai đưa tay ra trước mới phù hợp lễ nghi hơn? Chúng ta nên suy nghĩ đến vấn đề thứ tự, khi bắt tay, trưởng bối và hậu học ai đưa tay ra trước? trưởng bối đưa trước, mới đến hậu học đưa tay ra, nếu không chúng ta cúi đầu chào là được.

Cấp trên và thuộc hạ ai đưa tay trước? cấp trên đưa tay trước. Ví dụ quý vị đến công ty người khác, nhìn thấy tổng giám đốc, tổng giám đốc chưa đưa tay, quý vị đã đưa tay ra: chào ông! Chào ông! Người ta không biết quý vị là ai, nên không đưa tay ra bắt, không phải quý vị thấy rất ngượng ngịu sao? Thế nên đối diện với cấp trên của người khác, cũng là đợi cấp trên đưa tay trước, chúng ta mới đưa tay. Thứ tự này không được điên đảo, nếu không có thể sẽ có tình huống khó xử xảy ra.

Nam và nữ ai nên đưa tay trước? Nữ. Quý vị rất có kinh nghiệm, đúng! Là nữ đưa tay trước. Nếu không người nam đưa tay ra, người ta không bắt tay quý vị, quý vị rất lúng túng, đây là thứ tự.

Thứ hai, khi chúng ta bắt tay, phải chú ý vấn đề thái độ. Bắt tay nên chú ý những động tác nào? Thái độ nào? Chúng ta diễn thực tế để tập luyện một chút, vị nào xung phong lên để chúng ta bắt tay. Đây, vị này, chính là anh. Nhân sinh sẽ có rất nhiều quả cầu biến hóa, khi quý vị tiếp được, quý vị cần phải rất tự nhiên. Khi chúng ta gặp bạn cần bắt tay, đầu tiên chúng ta cần chú ý đến đôi mắt. Mắt phải nhìn đối phương, ví dụ bây giờ tôi bắt tay anh này: "chào anh, chào anh", đối phương sẽ cảm thấy như thế nào? Sao không có chút thành ý nào cả thế, có tình hình này. Vì trong buổi tiệc gặp rất nhiều bạn bè. Khi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net