TẬP 36

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
sinh ra mấy nếp nhăn, không phải trẻ trung xinh đẹp như trước đây, đột nhiên anh ta ở bên ngoài lại nhìn thấy cô khác càng trẻ trung xinh đẹp hơn, lúc này từ lợi biến thành gì? người lợi hại chỉ cần có thể có được thứ anh ta muốn, anh ta sẽ không từ thủ đoạn, cho nên lúc này từ lợi trở thành gì? thành hại. Hại phải làm như thế nào? Ồ, Sao mà thanh niên này lại nói lớn như vậy? trừ bỏ. Quí vị nói đấy nhé. Tôi không làm vậy. Cho nên quí vị xem, không có đạo nghĩa thì sẽ làm ra những việc rất bạc tình. Cho nên hành động này vừa làm, bi kịch đã xuất hiện rồi. Tỷ lệ ly hôn tăng cao, con cái thiếu thốn sự chăm sóc gia đình ổn định. Cho nên tỷ lệ phạm tội đã bắt đầu rồi. Vì thế kết cấu toàn bộ xã hội là kéo một sợi tóc động toàn thân, mỗi cặp vợ chồng chính là một tế bào quan trọng của toàn xã hội. Quan hệ vợ chồng chỉ cần không ổn định, toàn bộ xã hội tất nhiên sẽ động loạn. Cho nên hiện nay tỷ lệ phạm tội cũng càng ngày càng cao. Vậy nên muốn khiến người không bạc tình, không chán cũ, không thích mới, căn nguyên phải bắt đầu dạy từ đâu? Đúng vậy. Cho nên "vãng giả dĩ hỉ, lai giả khả truy", đối diện với con cái chúng ta ngày nay nhất định phải dạy. Vậy đối diện với người lớn? phải dạy. Nhưng phương pháp dạy không giống nhau. Trẻ em còn có thể dùng lời nói, người lớn phải làm thế nào? Phải dùng cách làm, phải dùng đức hạnh để cảm hóa họ. Họ có lẽ sẽ dần dần cũng hiểu được mê lầm mà quay lại. Cho nên "chớ chán cũ, chớ thích mới". Lúc một người rất phúc hậu, họ không chỉ biết đối với người nhớ ơn niệm tình, thậm chí đối với vật cũng sẽ rất có cảm tình. Ví dụ như bộ áo quần này là mẹ của họ tự tay may cho họ, bởi vì họ đối với cha mẹ có tình nghĩa, cho nên nhìn thấy áo quần này nhất định sẽ vô cùng yêu quí. Rất có thể một chiếc áo mặc bao nhiêu năm? Mấy mươi năm. Lúc họ có thể thông cảm sự vất vả của người khác, tất cả người thân mua cho họ một đồ vật gì, họ tuyệt đối sẽ không lãng phí. Bởi vì lòng hiếu thảo của họ, lòng cung kính của họ đã trở thành tấm lòng của họ, cho nên sự cung kính đối với sự đối với vật, tất nhiên được kiến lập trên sự cung kính đối với người. Cho nên từ căn bản mà nói vẫn là phải dạy con cái hiểu được trân quí tình nghĩa, trân quí ân nghĩa. "Nhân bất nhàn, vật sự giảo, nhân bất an, vật thoại giảo". Cho nên tâm nhân từ của chúng ta là nơi nơi đều thể hiện. Tuyệt đối không phải chỉ nói nơi miệng mà thôi. Tôi đối với mọi người rất tốt. Tôi rất có lòng nhân từ. Nhưng có thể người khác sống chung với chúng ta đều cảm thấy rất khó chịu. Lúc này chúng ta phải cẩn thận phản tỉnh lại, rốt cuộc vấn đề xuất phát từ đâu, vì sao tôi lại thể hội được như vậy? Lúc tôi tốt nghiệp tiểu học, giữa bạn học và bạn học đều sẽ viết một quyển lưu bút. Chúng tôi phát cho mỗi bạn học một trang, lúc đó cũng còn tâm rất bình đẳng, mỗi bạn học đều phát cho một trang, kết quả thu trở lại, có tỷ lệ rất cao đều viết về tôi "quá nhiệt tình", nhiệt tình là tốt rồi, còn thêm trước đó chữ "quá". Cho nên quí vị xem quí vị có tâm rất tốt, có khả năng đem lại cho người khác áp lực. Cho nên "người không rảnh, chớ làm phiền", cho dù quí vị có đem rất nhiều thứ quí hóa cho họ, cũng nên xem xem họ hiện tại có tiện hay không, có thời gian hay không? Vì thế tiến thối có chừng mực này, chúng ta nên nhạy bén một tí. Lúc chúng ta gọi điện thoại cho bạn bè tuyệt đối không thể cứ lốp đốp nói hoài không dứt, nhất định phải hỏi trước một câu: xin hỏi bây giờ có tiện nói chuyện không? Lúc đối phương nghe chúng ta nói năng như vậy, trong lòng họ cũng sẽ cảm thấy rất dễ chịu. Hơn nữa họ thực sự có việc, họ cũng sẽ rất tự nhiên nói với quí vị: bây giờ đúng là tôi đang có chút việc, vậy thì lúc nào đó gọi lại cho tôi. Cho nên l phép luôn luôn thể hiện trong cuộc sống, là cự ly rất tốt đẹp giữa người và người. Lễ phép sẽ không dễ dàng xảy ra những việc ngỡ ngàng, xảy ra những vướng mắc. Ngoài việc gọi điện thoại đến nên hỏi trước ra, bình thường thời gian ăn cơm cố gắng như thế nào? Không nên gọi. Bằng không nếu như họ bị bệnh dạ dày, quí vị lại gọi đến hại họ lo lắng, điều này chúng ta cũng nên cân nhắc. Nếu không họ mới ăn nữa chừng, đúng lúc quí vị lại bô bô nói chuyện không dứt, cuối cùng họ phải từ chối quí vị, hay là phải không ăn cơm nữa? Cho nên điều này cũng phải luôn luôn nghĩ cho đối phương. Ngoài thời gian ba bữa ăn không nên gọi ra, buổi tối muộn quá cũng không nên gọi điện thoại. Nếu không rất có thể ảnh hưởng đến sự ngủ nghỉ, nghỉ ngơi của một gia đình. Ngoài việc gọi điện thoại ra, lúc chúng ta muốn đi thương lượng sự việc với người khác, đều phải quan sát trước một chút, bây giờ có phải họ đang bận không, đợi đến khi họ rảnh rỗi chúng ta mới như thế nào? Đi tìm họ, đi bàn bạc với họ. Cho nên phải biết quan sát. Quí vị xem rất nhiều trẻ em, nó vừa nghĩ đến cái gì, bất kể là ba bảy hai mươi mốt, liền lập tức kéo áo quần người lớn, đứng đó mà bi bô nói, có vậy không? Hoặc là mẹ đang làm cơm, nó muốn nói gì đó liền chạy đến, đó đều phải ngay lúc đó nhân cơ hội để giáo dục, không chỉ trẻ con phải nhân cơ hội giáo dục, người lớn có cần hay không? Cũng cần có, bởi vì đúng là không có ai nhắc nhở, chúng ta đều khó tránh khỏi mất đi độ nhạy bén này. Cho nên chỉ cần có bạn bè sẽ nhắc nhở cho nhau một chút, chúng ta sẽ gợi nhớ lại thái độ này, đương nhiên lúc chúng ta nhắc nhở người lớn nhất định phải nhớ "nét mặt vui, giọng nhẹ nhàng", duy trì tươi cười, cho dù là khuyên họ không nên hút thuốc, cũng phải: tiên sinh, rất xin lỗi, tôi bị hen suyễn, như vậy sẽ không có tình huống xấu gì xảy ra. Cho nên Đệ tử quy có thể hoạt dụng trong những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống."Người không rảnh, chớ làm phiền", "người không an, chớ nhiều lời", lúc một người tâm trạng rất không tốt, họ sẽ muốn như thế nào? Yên lặng một chút. Lúc này quí vị không nên đi đến bô bô nói chuyện, nên lúc chúng ta xem phim thường thường có một câu lời thoại gọi là gì? "anh đi ra dùm tôi, để tôi một mình yên tĩnh một chút" , cho nên chúng ta nên dò lời xem nét mặt, nhưng nếu như người thân của chúng ta, đúng lúc tâm trạng đang rơi xuống vực, thậm chí còn có khả năng muốn kết thúc cuộc đời, lúc đó chúng ta cũng không thể không hỏi han gì, có đúng không? Cho nên có lúc rất nhiều người làm ra những việc không thể vãn hồi, đều chỉ là một ý niệm chưa chuyển trở lại được, cho nên chúng ta cũng không thể không đề phòng. Ví dụ như, lúc tâm trạng anh chị em quí vị rất tệ, lúc này quí vị bưng đến một tách trà nóng, bưng đàng hoàng, sau đó bước vào phòng của họ, mặt không nên nhìn họ, rồi nhẹ nhàng đi vào, sau đó để tách trà nóng lên bàn của họ, sau đó lại từ từ lui ra khỏi phòng, " đi vào nhanh, đi ra chậm", để cho họ cảm giác được còn có người đang quan tâm đến họ, cho nên khẩu khí của họ thật là lúc không chống chọi nổi nữa, họ sẽ đi tìm ai? Nhất định sẽ đi tìm quí vị để thổ lộ nỗi lòng. Bởi vì người chỉ cần cảm nhận được có người đang quan tâm họ, họ sẽ không bước đến đường cùng. Cho nên cho dù người thân có thân hơn nữa, giữa sự tiến thối chúng ta cũng nên đứng trên cảm nhận của đối phương mà suy nghĩ, như vậy thì có thể chung sống với nhau rất hòa hợp. Đây gọi là "người bất an, chớ nhiều lời".Chúng ta tiếp tục xem câu văn tiếp theo."Nhân hữu đoản, thiết mạc yết, nhân hữu tư, thiết mạc thuyết. Đạo nhân thiện, tức thị thiện, nhân tri chi, dụ tư miễn. Dương nhân ác, tức thị ác, tật chi thậm, họa thả tác. Thiện tương khuyên, đức giai kiến, quá bất quy, đạo lưỡng khuy.", "Nhân hữu đoản, thiết mạc yết, nhân hữu tư, thiết mạc thuyết", tâm nhân từ này, còn phải thực tế trong cách nói năng. Chư vị, học từ trước đến đây, trong Đệ tử quy kinh văn bàn đến nói năng có nhiều hay không? Rất nhiều. Cho nên nói chuyện có cần học hay không? Cần. "Ngôn ngữ" trong lời dạy ở bốn khoa của Khổng môn chỉ thua ở chỗ đặt sau "đức hạnh" mà thôi. Cho nên từ nhỏ trẻ con nói chuyện cho đúng mực chúng ta cũng nên dạy bảo nhiều."Người có khuyết điểm chớ vạch trần, người có chuyện riêng chớ nói ra." Kỳ thực "điều mình không muốn, chớ làm cho người", lúc chúng ta có điều dở, có chuyện riêng, có muốn người khác đi tuyên truyền khắp nơi không? Không muốn vậy. Cho nên chúng ta không muốn người khác như vậy. Chúng ta cũng không nên làm như vậy.Trước đây kinh văn cũng có nhắc đến "thấy người ác, liền phản tỉnh, có thì sửa, không thì cảnh giác", vậy nên cho dù thấy điều không tốt của người khác, chúng ta cũng nên lấy đó để phản tỉnh bản thân. Trước đây cũng có đề cập đến, có một người bạn nói, anh ta thực sự không thể nào nhìn lỗi lầm của người khác, kết quả sư trưởng của anh ta dạy cho anh ta một cách rất hữu dụng. Chư vị, quí vị đã dùng đến chưa? Nhìn thấy vợ không tốt, liền nghĩ đến đều là do mình không tốt. Bởi vì mình làm chưa được tốt lắm, không thể làm cho cô ấy cảm động nước mắt dàn dụa. Nhìn thấy con trai không tốt, tức là mình dạy chưa được nghiêm túc lắm. Vậy nhìn thấy xã hội rất loạn, chính là tôi không tốt, không nhặt rác cho họ thấy, không đỡ người già cho họ thấy, cho nên nơi nơi đều thấy điều không tốt của người, đều xem là điều không tốt của bản thân, bổn phận của bản thân. Họ sẽ nỗ lực cố gắng để làm công tác tu thân, tin rằng họ chỉ cần có thể chuyển về thái độ như vậy, tuyệt đối có thể tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Cho nên thầy giáo trong trung tâm chúng ta còn đặc biệt viết một tập văn, tên là "nhặt rác", câu chuyện nhặt rác này rất nhiều, ch nên xem thường hành động nhặt rác này. Thầy giáo trong trung tâm chúng tôi có một lần đến Trường thành để leo lên Trường thành, đi trên đường, chúng tôi rất tự nhiên liền bắt đầu nhặt suốt dọc đường, bỗng nhiên có một người ngoại quốc, đối với động tác nhặt rác của chúng tôi chụp ảnh lại. Vì sao họ muốn chụp? Vì hiếm có. Lúc đó tôi cũng không ăn mặc đẹp như vậy, hiếm có, ở địa phương của người Trung Quốc nhìn thấy nhặt rác, vì thế có một lần tôi cùng với thầy Lý, phía sau còn có hai thầy giáo khác, bốn người cùng đi trên một con đường, tôi và thầy Lý liền bắt đầu nhặt rác dọc đường, quá trình nhặt rác này, ngược chiều đi đến rất nhiều học sinh cấp hai, họ đều là vừa ăn vừa vứt rác. Kết quả sau đó nhìn thấy chúng tôi đang nhặt, họ liền sững người, lúc chúng tôi đi qua rồi, trong đó có một học sinh cấp hai liền nói, ít thấy, khó gặp. Kết quả bởi vì đằng sau còn có hai thầy giáo nữa, người thầy giáo này cũng rất có độ mẫn cảm giáo dục, lập tức liền nói với em đó: đã là ít thấy, đã là hiếm gặp, vậy các em cùng đến nhặt rác, vậy không phải là không ít thấy, không hiếm gặp rồi sao? Em học sinh cấp hai này nói: ồ, rất có lý. Kết quả em ấy cúi người xuống nhặt lên một cọng rác. Cho nên chúng ta nên "hành vi thị phạm", thức tỉnh lòng thiện này của mọi người, tấm lòng đối với gia đình, trách nhiệm đối với xã hội, cho nên thấy điều xấu của người không nên để trong lòng, phải luôn luôn nghĩ đến làm sao để làm tấm gương tốt để ảnh hưởng đến mọi người. Càng không thể đem lỗi lầm của người ta tuyên truyền khắp nơi, như vậy thật không tốt. Cho nên người khác sai cũng là đúng, bản thân đúng cũng là sai. Nghe đến nỗi đầu óc cũng hồ đồ rồi.Nói thêm lần nữa, người khác sai chúng ta cũng nên coi nó là đúng, chúng ta đúng nên coi như là sai. Chúng ta đoán xem câu đố này có ý nghĩa gì? kỳ thật điều này có hàm ý rất sâu. Người khác sai vì sao lại đúng? Đương nhiên là đúng. Họ không đọc Đệ tử quy nên mới việc làm sai, "người không học không biết được". Vì thế người khác biểu hiện nhu cầu của xã hội cho chúng ta thấy, chúng ta nên nhanh chóng tận tâm tận lực để giúp họ, làm gương cho họ. Vậy vì sao chúng ta đúng cũng là sai? Quí vị thường ở đó mà nói: tôi đúng, anh sai, đang chế tạo cái gì? đối lập, chế tạo cao thấp. Cho nên có phát hiện được rất nhiều người thường thường đều nói: tôi đúng, anh sai rồi. Luôn luôn sẽ nói: anh sai rồi. Người như vậy nhân duyên như thế nào? Cho nên bản thân đúng cũng là sai. Bởi vì luôn lấy cái đúng của mình như thế nào? Lẽ thẳng khí hùng để đè người. Không đúng. Nên lẽthẳng khí hòa, dĩ hòa vi quí, như vậy mới chính xác. Lúc người có thể tâm khí hòa bình liền có thể đi cảm hóa được người khác. Họ cũng sẽ cảm thấy đi theo quí vị, qua lại với quí vị, học tập cùng quí vị cảm giác rất tốt. Cho nên "người có khuyết điểm chớ vạch trần, người có chuyện riêng tư, chớ nói ra." Thật lòng mà nói, chúng ta cứ tìm khuyết điểm của bản thân, thì đã đủ bận rộn cho chúng ta rồi, có phải không? Bởi vì tìm ra khuyết điểm còn chưa sửa sai, đột nhiên lại phát hiện lỗi mới lại phát sinh rồi. Cho nên "nếu người thật tu đạo, không thấy lỗi thế gian". Tiết học này chúng ta học đến đây. Cám ơn quí vị!

HẾT TẬP 36


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net