TẬP 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TẬP 4

 Các vị bằng hữu! Xin chào buổi chiều tốt đẹp.

Buổi sáng chúng ta có nhắc đến, thái độ học tập vừa mở đầu rất quan trọng, đã nói đến câu "học quí lập chí", trước tiên phải lập định chí hướng thì liền sẽ có động lực mạnh mẽ, thúc đẩy khiến cho chúng ta không ngừng tiến bộ trưởng thành. Việc thứ hai, "học quí thực hành". Cho nên hiện tại chúng ta muốn học văn hoá Trung Quốc, muốn học học vấn của thánh hiền, chúng ta cũng không cần phải lo lắng rằng, bây giờ ta mới bắt đầu học có còn kịp hay không? Kỳ thật quan trọng nhất là học một câu chúng ta liền làm một câu. Có rất nhiều người nói, đợi tôi học tốt rồi thì sẽ dạy cho con cái, đợi tôi học tốt rồi sẽ trở lại giúp người. Đợi chúng ta học tốt rồi có còn kịp hay không? Không kịp. Bây giờ học một điều làm một điều, chỉ là tinh thần như vậy liền sẽ cảm động con cái của bạn, cảm động học trò của bạn. Có rất nhiều thầy giáo, trước đây ít huân tập văn hoá Trung Quốc, họ cũng là giữ lấy thái độ này cùng nhau học tập với học trò của chính mình, luôn luôn có thái độ như vậy. Con cái xem thấy rồi cũng rất hoan hỉ, bởi vì chúng ta đem thái độ hiếu học diễn ra cho con cái xem, cho học trò xem.

Có một trường mầm non dạy bảo trẻ nhỏ sau khi ăn no rồi phải có lễ phép, khi đứng dậy phải nói với thầy giáo bạn học cùng ngồi chung bàn là: "xin mọi người từ từ dùng", sau đó lại mang chén cùng đũa của mình đến nhà bếp tự tay rửa. Tất cả học trò đã tập thành thói quen, thầy giáo của chúng cũng làm như vậy, mỗi vị thầy giáo ăn xong rồi cũng cúi người xuống nói rằng: "xin mọi người từ từ dùng", cho nên tất cả học trò đều mỉm cười trong lòng. Các bạn, vì sao vậy? Trong lòng những học trò này này liền nghĩ, thầy giáo cũng làm giống như chúng ta, phải có lễ phép, phải tuân thủ những qui định này. Cho nên khi chúng ta cùng làm với trẻ nhỏ, hiệu quả đó sẽ rất tốt.

Còn có một đứa bé, lần đó ăn cơm, toàn bộ thầy giáo và bạn học đều ăn cơm xong rồi, chỉ còn lại một mình chú. Đứa bé này sau khi ăn xong đứng dậy, đối với bạn ghế cúi đầu một cách kính cẩn rồi nói: "xin mọi người từ từ dùng". Tất cả thầy giáo xem thấy đều mỉm cười, thế nhưng chúng tôi cảm thấy đứa bé này rất thành thật, nói một điều, học một điều thì làm một điều. Làm người trước tiên phải học thành thật, tiếp theo phải học linh hoạt, như vậy học vấn mới có thành tựu. Nếu như vừa mở đầu liền học linh hoạt, giáo huấn của thầy nói ra năm điều, thì chọn ra ba điều để làm, tốt, đầu óc cũng rất linh hoạt, thế nhưng rất có thể học vấn sẽ không có nền tảng, đến lúc đó sẽ bị chính thông minh nhỏ của mình hại mình.

Ngoài việc nỗ lực ra, tiếp theo đó chúng ta còn phải hiểu rõ, học tập cũng cần phải xem trọng thứ tự của nó, trình tự của nó. Trên Tam Tự Kinh có câu "vi học giả, tất hữu sơ", đi học có trước sau. "Tiểu học chung, chí tứ thư", chính là phải học cho tốt sách tiểu học, tiếp theo đó mới học Tứ Thư Ngũ Kinh. Tiểu học là một quyển sách do Chu Phu Tử biên soạn, thư tịch của Đồng Mông Dưỡng Chánh, quyển sách này dạy bảo trẻ nhỏ làm thế nào nuôi dưỡng cha mẹ, làm thế nào tôn trọng người lớn, và còn ở ngay trong cuộc sống thường ngày ứng xử qua lại với người. Quyển sách này ai xem qua xin đưa tay lên. Oh! Thật không ít.

Quyển sách này cách nay đã gần 1000 năm, lịch sử khá lâu, rất nhiều tình huống đời sống vào lúc đó so với hiện tại đã có nhiều khác biệt. Vì sao "tiểu học" quan trọng đến như vậy? Vì một đứa bé trước tiên từ nhỏ phải học cách làm người làm việc. Nếu nền tảng này xây dựng tốt rồi, chúng đọc các kinh sách khác, chúng sẽ không chỉ có đọc mà thôi, chúng sẽ hiểu được cách làm thế nào đối nhân xử thế ngay trong cuộc sống thường ngày, chúng hiểu được phải thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày, cho nên nền tảng này nhất định phải xây dựng tốt.

Vì quyển sách này cách chúng ta tương đối xa, tôi đã từng xem qua, chỉ có thể xem 60% - 70%, có rất nhiều thuật ngữ xem không hiểu. Sau đó tôi lật sách "tiểu học" ra, lại lật Đệ Tử Quy, đối với quyển Đệ Tử Quy này rất là cảm động, cũng rất tán than. Vì Đệ Tử Quy được viết vào đời nhà Thanh, cách chúng ta thời gian mới mấy trăm năm, rất gần, hơn nữa Lý Dục Tú Phu Tử nhà Thanh căn cứ vào sách "Tiểu học", lấy ra cương lĩnh nội dung quan trọng nhất biên soạn thành một quyển Đệ Tử Quy, hoàn toàn tương ưng với đời sống của chúng ta, không có câu nào không làm được, hơn nữa cũng bao hàm những trọng điểm của "Tiểu học". Lý Dục Tú phu tử ông biên soạn quyển sách này, vẫn là y theo câu giáo huấn rất quan trọng trong Luận Ngữ của Khổng Lão Phu Tử. Câu giáo huấn này nhắc đến "Đệ Tử Quy, thánh nhân huấn", chính là nhắc đến "thủ hiếu để, thứ cẩn tín, phiếp ái chúng, nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn". Chính là căn cứ vào câu nói này của Khổng Lão Phu Tử phân thành bảy cương mục, biên soạn thành quyển Đệ Tử Quy này. Cho nên chúng ta học tốt được Đệ Tử Quy, chính là đem nền tảng của "Tiểu Học" xây dựng cho tốt. Nếu nền tảng của "Tiểu Học" không được xây dựng tốt, trực tiếp đọc qua Tứ Thư Ngũ Kinh, trẻ nhỏ càng đọc nhiều sẽ càng tách rời đời sống.

Có rất nhiều trẻ nhỏ đọc rất nhiều Kinh Thư, thế nhưng chúng sẽ lấy những câu kinh trong Luận Ngữ để biện luận cùng với cha mẹ. Có một đứa bé khoảng sáu tuổi, có lần mẹ chú phê bình chú, chú liền nói với mẹ rằng: "mẹ ơi, mẹ có ôn, lương, cung, khiêm, nhượng của Khổng Lão Phu Tử không? Nếu mẹ làm không được, thì mẹ cũng không có tư cách để nói con". Mẹ chú liền bị chấn động, bây giờ đã dùng đến ngôn ngữ của kinh điển để phản bác lại với ta, nếu tiếp tục mà học nữa thì sẽ như thế nào?

Tôi có một vị lớn tuổi, bà dẫn theo cháu gái của bà, cháu gái đó phải gọi tôi bằng cậu, bà dẫn đến nhà chúng tôi. Cha mẹ tôi đều có ở nhà, bà vừa ngồi xuống thì liền nói với cháu gái của bà: nào chúng ta cùng đọc Anh văn để những ông bà nghe nào. Đứa cháu gái nhỏ này cũng rất là thuần thục, tôi tin tưởng tuyệt đối, không chỉ có biểu diễn cho chúng tôi xem, nhất định là đã biểu diễn không ít lần, cho nên bé ấy cũng rất tự tại. Sau đó bà của bé liền bắt đầu hỏi, trái táo nói thế nào? Bé đó liền nói "Apple". Cây dù nói thế nào? Bé đó liền nói " Umbrella". Hỏi qua rất nhiều bé điều trả lời lưu loát. Đột nhiên bé gái này hỏi ngược lại bà của bé một câu: "Bà ơi, sách vở nói thế nào?" Bà của cháu liền nói, làm sao bà biết được. Bé gái này nói: "Bà ơi! Vì sao mà bà mất trí đến như vậy?" Nếu như trẻ nhỏ không học cách làm người làm việc, tri thức học được, sách xem được càng nhiều thì càng ngạo mạn. Ngạo mạn cầu học vấn là một sai lầm lớn, chỉ cần sanh ra tâm ngạo mạn thì rất khó mà thành tựu được học vấn, cho nên "Lễ Ký – Khúc Lễ" có nói đến "ngạo bất khả trưởng". Đây đều là những thánh hiền nhân về trước nhắc nhở chúng ta, rất quan trọng.

Tiên sinh Lâm Tắc Dư, khi ông thể ngộ được nhân sinh đã quy nạp mười sự việc. Mười việc này chính là, nếu như người phạm phải mười điều sai lầm này, vậy thì đời sống không có ích lợi gì, ông gọi là "mười vô ích".

Thứ nhất là:"bất hiếu cha mẹ, thờ thần vô ích". Không hiếu kính đối với cha mẹ, mỗi ngày lạy thần cầu thần bảo hộ thì có ích gì không? Không có ích gì.

Thứ hai: "anh em không hòa, kết bạn không ích". Qua lại với anh em trong nhà đều không có sự bao dung, thường hay xung đột, con người này ra ngoài kết giao bạn bè, có thể kết giao được bạn tri âm hay không? Không thể nào.

Trong mười vô ích này, hai điểm trong đó là chú trọng đối với cầu học vấn. Sự nhắc nhở này rất quan trọng. Hai điểm đó là, "tâm cao khí ngạo, học rộng vô ích" và "hành nghi không ngay, đi học vô ích". Cho nên chỉ cần chúng có tâm ngạo mạn, học lực càng cao sẽ càng xem thường người, càng dễ dàng tổn hại người khác. "Cử chỉ không ngay ngắn", nếu lời nói, hành vi của chúng hoàn toàn trái ngước với giáo huấn của thánh hiền, vậy thì sách đọc được không tương ưng với chúng, không được lợi ích. Cho nên chúng ta xem thấy, bậc thánh triết mấy ngàn năm của chúng ta đã lưu lại lời dạy, chúng ta phải trân trọng, phải cố gắng đem nó làm sự nhắc nhở, chính mình không thể phạm, đương nhiên trẻ nhỏ cũng phải gắng sức, không nên phạm những lỗi lầm này, đây là thứ tự của học tập.

Phương pháp học tập phải nắm lấy tám chữ: "nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu". Một môn là một môn nào? Thánh triết xưa giáo huấn chúng ta, nếu dùng hai chữ để nói thì chính là "đạo đức". Hai chữ đạo đức này nắm lấy toàn thể cương lĩnh giáo huấn của thánh hiền trong mấy ngàn năm.

Các bạn, thế nào là đạo? Thế nào là đức? Chúng ta lật ra trang thứ hai của sổ tay, phía dưới trang thứ hai có một dòng, chúng ta cùng nhau đọc qua một lần: "nhận thức siêu việt thời không đích đại tự nhiên vận hành pháp tắc, thử chi vị đạo". Xin đọc tiếp: "giáo đạo nhân loại như hà thuận, tùng đại tự nhiên đích pháp tắc, bất vi việt địa tố nhân, thử chi vị đức".

"Đạo" là siêu việt thời không. Pháp tắc đại tự nhiên, tục ngữ nói: "luân thường đạo lý", quan hệ ngũ luân chính là đạo. Cho nên thiên địa vạn vật đều có sự vận hành của nó thì mới không xảy ra xung đột. Không chỉ con người có lối đi chuẩn xác, mà sự vận chuyển giữa tinh cầu với tinh cầu cũng có quỹ đạo chuyển động chuẩn xác. Nếu tinh cầu vận chuyển giữa khoảng vũ trụ, hôm nay chuyển như vậy, ngày mai thì đổi lại chuyển kiểu khác, có được không? Không được. Nếu như chín hành tinh lớn, sao Diêm Vương nói hôm nay tôi không vận hành như vậy, ngày mai tôi phải đổi lại, có thể khi nó vừa đổi quỹ đạo lập tức đụng nhau với những tinh cầu khác, ma sát, xung đột. Vạn vật như vậy và con người cũng như vậy. Cho nên, chúng ta ở trogn năm quan hệ này, nếu có thể tuân thủ, thì ở chung với nhau rất hòa hợp.

Thế nhưng năm quan hệ này, nếu chúng ta không tuân thủ, thì sẽ xảy ra sự mâu thuẫn, xảy ra xung đột. Các bạn! Hiện nay năm quan hệ này có xung đột hay không? Có không? Có rất nhiều xung đột, mở báo chí ra xem thì liền biết. Vậy chúng ta cùng nhau xem thử, năm quan hệ này làm thế nào không vượt qua? Dụng tâm như thế nào để xây dựng? Các bạn! Năm quan hệ này, quí vị cảm thấy cái nào quan trọng nhất? Đều rất quan trọng. Trong Trung Dung có nói đến: "quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ", cho nên ảnh hưởng của quan hệ vợ chồng rất sâu xa. Vì sao quan hệ vợ chồng rất quan trọng? Vì vợ chồng cùng ở chung một nhà, ở chung một gian phòng, vợ chồng được hòa thuận, con cái ở trong hoàn cảnh gia đình như vậy mà trưởng thành, tự nhiên quan hệ cha con sẽ sẽ rất thân thiết. Xử lý quan hệ vợ chồng được tốt, anh em cũng sẽ hòa thuận. Vợ chồng hòa thuận đích thực là đã cho con cái sự ảnh hưởng giáo dục thầm lặng. Cho nên vợ chồng vừa chánh, thì phụ tử tự thân, anh em chị em cũng sẽ hòa thuận. Khi "phu tử hữu thân", con cái biết được cảm ân sự khó nhọc của cha mẹ, chúng sẽ tự nhiên sanh ra cái tâm cảm ân này đối với người, cho nên chúng bước ra xã hội gặp được cấp trên rất quan tâm rất giáo dưỡng đối với chúng, vô hình trung chúng sẽ sanh khởi "quân thần hữu lễ", sẽ hiếu trung với lãnh đạo của mình, tự nhiên sẽ hình thành cái thái độ này. Cho nên thời xưa có một câu danh ngôn "trung thần xuất thân từ người con hiếu hạnh". Câu nói này rất có lý.

Hiện nay chọn lựa rất nhiều, khi chọn lựa chỉ nghĩ đến tiền tài của chính mình, chứ không nghĩ đến cấp trên đối với họ, có lúc thậm chí trực tiếp liền chọn lấy đối thủ của công ty mình, lại sanh ra sự cạnh tranh quyết liệt. Cho nên "quân thân hữu lễ", anh em chị em có thể hòa thuận với nhau, chúng ở trong nhà sẽ hiểu được quan tâm lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Vì vây khi cùng ở chung với bạn học, cùng ở chung với đồng sự, thái độ đó của họ trong tự nhiên liền sẽ biểu hiện ra, nên cũng sẽ cùng với người kết giao bạn bè được rất tốt. Vì vậy quan hệ vợ chồng được tốt thì ngũ luân liền tốt. Cho nên dạy bảo làm thế nào tốt được quan hệ vợ chồng là một học vấn rất quan trọng.

Các bạn! Quí vị đã từng học qua đạo làm chồng vợ chưa? Trong giáo trình có dạy qua hay không? Không có! Một việc quan trọng đến như vậy vì sao mà không dạy? Quí vị xem, ngày trước những đề thi của chúng ta ảnh hưởng không lớn đối với nhân sinh, thì phải học rất lâu. Nhưng đạo lý ảnh hưởng đến nhân sinh quan trọng thì trái lại chúng ta không học qua. Quan hệ chồng vợ cũng phải nhớ lấy "thận ư thỉ". Lúc mới bắt đầu, trước khi kết hôn, quí vị phải mở to đối mắt, phải chọn tốt đối phương. Đương nhiên quí vị muốn chọn người khác, người khác cũng phải chọn quí vị, cho nên muốn tìm được đối phương tốt, không phải trực tiếp chạy đến đó để tiếp cận, phương pháp này sẽ rất mệt, phương pháp tốt nhất gọi là "chúng tinh cộng nguyệt". Chỉ cần quí vị làm cho khuôn mặt mình được sáng sủa thì sẽ có rất nhiều người đến với quí vị, đến lúc đó tùy quí vị chọn. Đây là phương pháp tìm đối phương rất hay. Vậy vợ chồng phải đối xử nhau như vừa mới gặp, phải như vừa quen. Có thể làm bạn với nhau cả đời hay không, đây là việc không được mơ hồ.

Hiện nay có rất nhiều nam nữ trẻ tuổi, họ học đạo chồng vợ, học cách đối xử với nhau ở đâu? Đều học ở trong tình ca. Trong tình ca nói, tình hình nam nữ yêu nhau như thế nào? Đều là yêu rất đau khổ, yêu đến chết đi sống lại, có phải vậy không? Dường như tuổi trẻ không đau khổ thì không gọi là người tuổi trẻ, "người không kinh hoàng thì không phải thiếu niên" như vậy mà gọi là yêu sao? Cho nên tôi phát hiện ra điểm này, khi tôi dạy học trò lớp năm, lớp sáu, tôi liền rất cẩn trọng, vội vàng chích vài mũi thuốc phòng ngừa cho chúng, để chúng đối với quan hệ nam nữ có thái độ chuẩn xác, không nên bị những tình ca này dạy sai. Vì vậy tôi liền nói với chúng: người với người cùng ở với nhau đều sẽ trải qua một số quá trình, nhất định phải từ "quen biết" trước, nhận biết nhau; tiếp theo là "biết nhau", hiểu biết lẫn nhau; tiếp đến là "trân trọng", đôi bên trân trọng nhân duyên lẫn nhau; kế đến là "nhớ nhau"; sau cùng là "kết hôn". Kết hôn có phải là kết thúc hay không? Có rất nhiều người nói "kết hôn là nấm mồ của ái tình", đây đều là dạy sai. Nếu như cố gắng đối xử tốt với nhau, rượu sẽ càng luyện càng nồng. Cho nên cần phải xây dựng, thế nào là tình yêu chân thật? Tôi thường nêu ra một thí dụ, tình yêu chân thật cũng giống như một vị ông lão hơn 70 tuổi, dắt tay cụ già vợ ông cũng hơn 70 tuổi đi tản bộ ở công viên. Sau đó bà cụ nói với chồng mình rằng: "ông ơi! Ngày mai là 15 rồi, ngày mai phải ăn chay đấy". Quí vị xem, vợ chồng già như vậy mới thấy ra được mùi vị của tình yêu, tuyệt đối không phải là tình yêu quyết liệt, thứ đó thì rất dễ dàng thay đổi.

Cho nên chúng ta nói với trẻ nhỏ, đây là cách nam nữ qua lại với nhau, quá trình qua lại với nhau giữa người và người. Nếu hôm nay người nam này quen biết với bạn, anh ấy lập tức nói với bạn "anh rất yêu em", vậy nhất định là gì? Nhất định là gạt bạn, đây là không phù hợp với tự nhiên, đó là sai lầm. Sau đó lại gặp một người nói với bạn: "đời anh ngoài em ra không cưới ai khác, ngoài em ra anh không lấy ai khác", bạn cũng phải mau mà tỉnh ngộ đi, anh ấy là gì vậy? Anh ta không biết bạn là người như thế nào, có phải vậy không? Anh ta lại không biết được thái độ đối với người với việc của bạn, mà anh ta nói anh ta yêu bạn, vậy thì gọi là gì? Lời nói không thật.

Từ quen biết đến biết nhau, quá trình này phải rất bình lặng. Thí dụ nói bạn cảm thấy người con trai này không tệ, thì bạn cần phải tỉ mỉ mà quán sát, xem anh ấy đối với đồng sự của anh ấy thế nào, anh ấy đối với bạn bè của anh ấy như thế nào. Bạn quán sát như vậy rất khách quan, thì có thể thật sự hiểu rõ thái độ làm người làm việc của anh ấy. Nếu anh ấy cùng bạn bè, bạn học của anh ấy, anh ấy đều rất có ái tâm, rất quan tâm tha nhân, nếu anh ta thật sự muốn cùng bạn thương yêu thương ái, thì nhất định sẽ có sự cống hiến cho bạn rất nhiều. Cho nên quen biết cũng phải khách quan, phải lý trí, không thể khi vừa mở đầu thì hai người đến với nhau, vậy thì rất nguy hiểm.

Các bạn! Thanh niên hiện nay không biết được điểm này, vì vậy sẽ rơi vào cảnh địa rất nguy hiểm. Cho nên có câu: "bởi vì ngộ nhận mà kết hợp, vì hiểu rõ mà chia tay". Đúng vậy, vì họ hiểu rõ chỉ là bề ngoài, chứ không phải thật sự hiểu rõ một cách khách quan. Cho nên biết nhau rất quan trọng, phải quán sát nhiều, phải bình lặng. Kế đến trân trọng, trân trọng nhân duyên của đôi bên, cơ hội gần nhau, tiếp theo là thương yêu, kế tiếp là trên thảm đỏ.

Trong quá trình quen biết có một điều rất quan trọng, phải có sự hiểu nhau sau đó mới đi đến hôn nhân. Rất nhiều bạn bè có chí khí mãnh liệt, cô ấy nói: "quan niệm của anh ấy không đúng cũng không sao, tôi sẽ thay đổi anh ấy", chí khí có mãnh liệt hay không? Người như vậy không ít đâu. Tôi sẽ nói với cô ấy, có câu nói: "túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi". Nếu như bạn giữ lấy thái độ như vậy mà đi, người sống mà trở lại sẽ không có bao nhiêu người. Bởi vì đến 20-30 tuổi thì rất nhiều thói quen, rất nhiều tính cách đã cố chấp, trừ khi chính họ muốn thay đổi, nếu không thì người khác sẽ rất khó xoay chuyển họ. Cho nên chúng ta hay tùy duyên, không nên đi cưỡng cầu. Bạn phải tìm được bạn lữ chí đồng đạo hợp, vậy thì hôn nhân mới không đến nỗi khổ đau.

Tương ái: làm thế nào để yêu người khác? Làm thế nào để phân biệt, người với người thật sự yêu nhau? Bạn xem hiện nay có rất nhiều người, đem chữ "yêu" này để uy hiếp người khác, có hay không? Tôi rất yêu em, vì vậy em phải vì tôi mà làm thế này làm thế nọ. Khi không hiểu rõ đối với tình yêu, rất có thể dùng chữ yêu này đi khắp nơi để khống chế người khác, đi khắp nơi làm cho người đau khổ và phiền não. Vì vậy chúng ta xem thấy chữ "ái" này, nó là chữ hội ý, ở khoảng giữa là một chữ tâm, bên ngoài là một chữ thọ, cho nên yêu là dùng tâm mà cảm nhận. Cảm nhận cái gì? Cảm nhận người khác cần gì. Cho nên khi lúc nào đối phương cũng cảm nhận được nhu cầu của bạn, thì sẽ hiểu được cách quan tâm đối với bạn, vì vậy nội tâm của bạn, cảm thọ của bạn sẽ rất ấm áp, tuyệt đối không phải giống như tình ca đâu. Lời ca thống khổ quá như vậy. Cho nên cảm giác của tình yêu là ấm áp. Hiện tại chúng ta phải biết chọn lựa, xem đó có phải là tình yêu chân thật hay không. Nếu không phải thì phải mau tỉnh ngộ, không nên mê chấp không ngộ. Ngôn ngữ của tình yêu là lời chân thật, ngôn ngữ của nó không phải là những lời đường mật. Hôm nay họ biết nói lời đường mật với bạn, ngày khác họ cũng sẽ nói những lời đường mật như vậy đối với người khác. Ngược lại, những người nam không biết nói những lời đường mật thì thế nào? Có thể đáng tin, vì tinh thần của họ, dụng tâm của họ đều không để trên những lời đường mật đó, cho nên họ mới không biết nói chuyện như vậy. Còn những người nói những lời đường mật họ đem tinh thần để ở đâu? Đều để trên những lời nói đó để mà chiêu dụ.

Có cô nói rằng: lần đầu tiên cô gặp mặt ông xã của cô, ông xã không nói câu nào khác. Câu thứ nhất nói với cô: răng của em không tốt. Tiếp theo lại nói, cho nên đường ruột của em cũng không tốt, vì răng không được tốt thì khi nhai thức ăn tiêu hóa sẽ không tốt, cho nên áp lực của đường ruột sẽ lớn. Sau đó cô ấy liền nghĩ, con người này thành thật, không nói những lời đường mật, lần đầu tiên gặp mặt, liền thấy được khuyết điểm của ta. Cô cảm thấy rất đáng tin, nên sau đó kết hôn với anh ấy. Việc này nghĩ lại, cô ấy thật có trí tuệ, cô biết được người có lời nói chánh trực mới đáng tin. Cho nên, ngôn ngữ của tình yêu phải là lời chánh trực.

Tiếp theo, tâm địa của tình yêu là vô tư, họ giữ tâm là vô tư. Cho nên một người biết quan tâm thương yêu người khác, thì họ sẽ đối với cha mẹ, đối với vợ con, đối với bạn bè, thậm chí đối với người xa lạ, họ đều có thái độ giống như vậy mới đúng. Hiện nay có rất nhiều nam nữ qua lại với nhau, khi đối phương không bằng lòng tiếp tục kết giao, họ thẹn quá hóa giận, thậm chí có thể làm tổn hại đối phương. Đó không phải là tâm vô tư, đó là khống chế, là muốn chiếm hữu, họ chỉ mặc chiếc áo tình yêu bên ngoài để gạt người. Cho nên bạn phải phân biệt rõ đó gọi là dục vọng, đó là khống chế và chiếm hữu, tuyệt đối không phải là tình yêu,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net