CHƯƠNG 15: MỐI QUAN HỆ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Ranh giới trong các mối quan hệ là vô cùng cần thiết"

Con người ta luôn cần những mối quan hệ để sống và để cống hiến và quả thật "Chúng ta chỉ có thể là cá nhân khi tồn tại trong một xã hội". Mỗi người ta ít hay nhiều đều có những mối quan hệ từ bạn bè đến người thân hay đồng nghiệp bên cạnh mình. Và việc giao tiếp hằng ngày chắc chắn là không thể tránh khỏi nhưng thái độ cũng như cách xử sự của mỗi người sẽ quyết định đó là một cuộc cãi vã long trời lở đất hay là một cuộc trò chuyện, tán gẫu vui vẻ. Chăc hẳn mấy cuộc cãi lộn như sau đã khá quen thuộc

Một hôm nọ bạn phát hiện một đứa bạn nào đó trước mặt thì nói cười vui vẻ sau lưng thì nói xấu không nể tình rồi hai đứa đấu khẩu với nhau năm này qua tháng nọ hay thành oan gia ngõ hẹp rồi đăng phốt lên Confession các thứ đủ thể loại. Và cái thứ duy nhất đọng lại trong ký ức cũng như tâm trí của cả hai là sự thương tổn. Rồi gần hơn là đến những cuộc tranh luận gay gắt đập bàn đập ghế giữa cha mẹ và con cái kiểu:

"Sao nói mãi mà mày không nghe vậy hả? Mày có phải con tao không thế? Con nhà người ta có ai như mày đâu? "

Rồi đến lượt chúng ta gân cổ cãi lại:

"Sao ba mẹ nói miết thế! Con chỉ ngồi chơi có tí thôi mà. Sao mỗi lần con học cha mẹ không nói ấy?"

Và cái kết là ăn liền một bạt tay là thấy mấy ngôi sao trên đầu luôn. Vậy trong những trường hợp như thế thì chúng ta cần làm gì và nên làm gì để tránh gây ra những sát thương tình cảm không tài nào cứu vãn được? Chúng ta cũng đi đến một phần quan trọng trong các mối quan hệ xã hội. Đó là việc phân chia ranh giới rõ ràng trong mạng lưới quan hệ xã hội của mình.

Việc đó có nghĩa là chúng ta sẽ không đối xử với mọi người bình đẳng như nhau hay đối xử với 10 người như 1. Đương nhiên ở đây nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đối xử tốt với người này và tệ với người khác và hành xử như một người hai hay nhiều mặt. Ý của tôi là chúng ta sẽ có một giới hạn cho các mối quan hệ của mình và giới hạn này là tiền đề, là cơ sở để cho chúng ta biết mà dành bao nhiêu thời gian, sức lực và sự quan tâm vào đó.

Bạn hiểu ý tôi chứ? Vì chúng ta đơn giản chẳng thể gặp người lạ nào cũng tin tưởng rồi quan tâm họ rồi chia sẻ với họ các thứ phải không? Năng lượng con người là có hạn và tình yêu hay sự quan tâm cũng vậy. Làm sao có thể gặp ai cũng quan tâm, ân cần hay hết lòng được vì lẽ ta cần để dành những điều tốt đẹp nhất đó cho người mà mình tin tưởng, người mình yêu thương chứ người lạ nói gì cũng quan tâm hay người khác làm gì cũng để ý thì có mà mệt chết cũng chẳng trách được ai.

Việc phân chia giới hạn rõ ràng như thế không đồng nghĩa với việc chúng ta là người vô tình đâu vì không ai có trách nhiệm phải đối xử hết lòng hết dạ, yêu thương hết tất cả mọi người kể cả người lạ. Mà phân chia như thế giúp cho ta phân bổ năng lượng quý giá của mình một cách hợp lí. Ai trong chúng ta cũng biết rằng mối quan hệ xã hội đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc đời của mỗi con người.

Và theo như tháp nhu cầu của nhà tâm lí học Abraham Maslow gồm 5 tầng thì nhu cầu về các mối quan hệ xã hội nằm ở tầng thứ 3, chỉ sau nhu cầu sinh lý như ăn ngon, ngủ đủ, mặc đẹp và nhu cầu an toàn như có nhà ở, không sống trong rừng cây với thú dữ cùng nguy hiểm rập rình chẳng biết chết lúc nào thôi. Nói cách khác, nhu cầu về các mối quan hệ xã hội chỉ đứng sau những nhu cầu cơ bản của con người. Nhiêu đó đủ cho chúng ta thấy mức độ quan trọng của các mối quan hệ xã hội.

Và theo như học thuyết của bác sĩ Alfred Adler thì mọi hạnh phúc và đau khổ của con người đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người. Chính vì những mối quan hệ mang trong mình chiếc chìa khóa của hạnh phúc nên việc chăm sóc, quan tâm và duy trì những mối quan hệ lành mạnh là vô cùng cần thiết. Để tôi lấy một ví dụ cho dễ hình dung nhé. 

Trong ngành marketing thì cũng có sự phân chia ra từng nhóm khách hàng cố định rồi phân khúc thị trường để làm sao để có thể đạt hiệu quả cao nhất. Thì dựa theo mức độ trung thành thì có ba nhóm khách hàng gồm khách hàng tiềm năng, khách hàng vãng lai và khách hàng trung thành. Trong đó, khách hàng tiềm năng là những người chưa mua hàng nhưng khả năng cao là sẽ mua trong tương lai, khách hàng vãng lai là những người đã mua một lần nhưng không quay lại nữa còn khách hàng trung thành là những người đã mua hàng của doanh nghiệp và có xu hướng tiếp tục mua trong tương lai.

Vậy việc phân loại như vậy trong marketing có ý nghĩa gì? Tôi tin là bạn sẽ đoán dược một cách dễ dàng vì đơn giản là doanh nghiệp sẽ tập trung vào cái kiểu khách hàng thuộc nhóm thứ 1 và 3 hơn hẳn. Trong đó, hai nhóm này chắc chắn sẽ được chú ý cũng như chăm sóc nhiều hơn và đặc biệt là nhóm thứ 3. Lại nói đến những ví dụ gần gũi trong đời sống cho nó dễ hiểu đi. Bình thường nếu bạn đi vào spa hay đi mua sắm shopping hay đi ăn trong nhà hàng nước ngoài thì thường đều được nghe đến thẻ hội viên hay thẻ khách hàng thân thiết cả.

Và có được cái thẻ đó đồng nghĩa với việc bạn nằm trong nhóm thứ 3 - khách hàng trung thành đấy và một khi là khách hàng trung thành rồi thì việc giảm giá hay quà tặng là chắc chắn có thừa luôn. Việc này có lẽ quá quen với bạn nếu bạn là khách quen của một cửa tiệm mua đồ hiệu nào đó. Điều này thể hiện cái gì? Đó là trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày của chúng ta thì chẳng riêng gì trong các mối quan hệ cần phải phân chia ranh giới rõ ràng đâu các bạn thân mến, mà ngay cả trong sale - nghệ thuật bán hàng hay marketing cũng rất cần phải phân định ra như thế.

Và quá rõ là bình thường nếu bạn mới đi mua đồ lần đầu ở một cửa hiệu nào đó mà mua có vài món hàng nhỏ thì bạn có được giảm giá cái gì đâu đúng không vì như thế thì công ty người ta lỗ chết rồi (Không bao gồm trường hợp bạn mua hàng sale off hay trả giá nha). Rồi lại kể đến bình thường chúng ta học hành cũng cần thứ tự ưu tiên để tối ưu hóa việc học cũng như làm việc mà. Các ví dụ trên tôi muốn nhấn mạnh rằng việc phân chia ranh giới rõ ràng rong những mối quan hệ là rất cần thiết và đó không phải là một việc xấu đâu các bạn thân mến.

Vậy thì chúng ta phải phân chia làm sao? Phân kiểu gì và làm như thế nào? Đây, bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu từng cái một nhé. Trước hết hãy nhìn đến vấn đề đầu tiên là phân làm sao. Thì trong các mối quan hệ của chúng ta thì gồm 5 bậc như thế này: Người lạ - Bè - Bạn - Bạn thân - Người thân. 

Thì trong đó thầng đầu tiên: Người lạ là những người mà chúng ta chả hề biết hay chỉ mới gặp lướt qua được một vài lần. Lấy ví dụ như khi xưa tôi là một người trầm tính không thích bắt chuyện với người khác thì bạn bè trong lớp của tôi đa phần đều là người lạ đối với tôi cả.

Rồi thì qua đến tầng thứ hai là - những người mà chúng ta có quen biết sơ sơ nhưng nói đến giao tình thì cũng chưa có gì nhiều lắm. Tôi vẫn lấy một ví dụ trên của tôi cho dễ theo dõi nhé. Với tôi ở trên thì những người thuộc tầng lớp này là những người bạn mà tôi hay hỏi bài rồi họ chỉ bài cho tôi nên chúng tôi cũng biết nhau chút đỉnh và cũng chỉ dừng lại ở mức đó thôi. 

Và đến với cái tầng thứ ba là Bạn thì cấp độ tình cảm bây giờ đã tăng dần rồi ha. Họ là những người mà chúng ta qua lại thường xuyên và có trò chuyện với nhau cũng kha khá đó. Như ví dụ trên thì những người mà tôi hỏi bài thì trong  cũng sẽ có vài người nói chuyện khá hợp ý nên đang nói về bài vở không biết sao bắn qua việc hôm qua cày bộ truyền nào rồi bộ nào hấp dẫn review nghe các kiểu. Đấy những người qua lại thường xuyên như thế thì có thể gọi là bạn đấy.

Còn đối với thầng thứ bốn là bạn thân là tầm quan trọng lại nâng cao hơn một bậc. Cái tháp này đặc biệt ở chỗ là càng lên cao thì mức độ quan trọng cũng càng tăng nên số người cũng càng hiếm. Mà để được coi là bạn thân thì phải đáp ứng một câu hỏi "Khi mình có chuyện không vui hay những điều khó nói, mình có sẵn lòng chia sẻ cho họ không?". Chuyện đó có lẽ khá là khó nên ở tầng này thì chính tôi cũng chỉ có một vài người được xếp vào mà thôi nhưng có lẽ tôi tin mỗi người chúng ta cũng chẳng cần nhiều đâu.

Rồi đến đây thì chắc bạn cũng thấy mỏi mắt rồi nên chương tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục bàn về tầng thứ 5 của tháp này và cách sử xự với mỗi tầng nhé. Lại nói, nếu bạn muốn biết tường tận kỹ càng hơn thì web5ngay là một kênh Youtube rất tuyệt vời về cách kỹ năng giao tiếp, học tập, đối nhân xử thế cũng như bài học kinh doanh mà bạn không nên bỏ lỡ đâu đấy.

Goodbye for now!

(Còn tiếp)



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net