CHƯƠNG 22: SÁCH (2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Làm sao để đọc sách hiệu quả? Chọn sách như thế nào thì tốt?

Tôi tin rằng mỗi khi bạn có ý định mua sách bạn đều có những câu hỏi như thế trong đầu cả. Và chính vì chúng ta cảm thấy mơ hồ vì không biết nên đọc cái quyển sách nào thì tốt rồi sách nào thì hay nên bản thân chúng ta vẫn luôn do dự và bâng khuâng trước khi thật sự cầm một quyển sách lên để đọc. Hoặc tệ hơn cả là đôi khi chúng ta còn chẳng có ý định đọc sách nữa là chừng.

Thông thường người Việt chúng ta không có thói quen đọc sách cho lắm. Cụ thể, số liệu do Cục Xuất bản Việt Nam thống kê trong ba năm gần đây cho thấy, bình quân mỗi năm Việt Nam xuất bản khoảng 400 triệu bản sách. Điều đáng nói là trong số này có trên 300 triệu bản là sách giáo khoa, giáo trình phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham khảo kiến thức cho 2,2 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước. Như vậy, chỉ còn khoảng 100 triệu bản sách chia trên 90 triệu dân. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm một người Việt đọc chừng 1 quyển sách.

Đương nhiên hiện trạng trên đến từ việc từ nhỏ chúng ta đã không tiếp xúc với sách nhiều lắm và dường như thư viện trong các trường học cũng chẳng có gì hấp dẫn học sinh nên các bạn học sinh cũng chả thấy hứng thú bằng đi chơi với bạn bè hoặc đơn giản hơn là chơi điện thoại. Nhưng mà vậy cũng chẳng sao hết các bạn thân mến. Tôi nói thật đấy chứ chúng ta đừng vì chưa có thói quen đọc sách mà đổ lỗi cho cái hệ thống giáo dục chưa toàn diện hay đất nước vẫn chưa có những chính sách khuyến khích các thứ. ĐƠn giản vì hững yếu tố bên ngoài không đủ mạnh để quyết định số phận của cuộc đời bạn nên đừng than trách mà hãy hành động.

Tôi không phải bàn đến chuyện đúng sai phải trái đâu mà là chúng ta nên dành thời gian đi than trách đó để tạo ra số phận của chính mình. Không có thói quen đọc sách không đồng nghĩa với việc chúng ta thua kém người khác đâu mà khi chúng ta không thực sự chịu học hỏi đó mới là nỗi nhục lớn nhất. Thế mới có câu nói "Không sợ không biết, chỉ sợ không chịu học" và nếu chúng ta chịu tạo thì thói quen gì bạn cũng xử đẹp được hết. Và cách để tạo những thói quen tốt là "Bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất" và chính vì vậy nên mới có 5 phút đọc sách mà chương trước tôi đã giới thiệu đấy.

Trong năm phút này thì hãy tự hứa với chính mình là ngồi im và đọc nghiêm túc mặc kệ nó chán cỡ nào đi chăng nữa hay bỏ qua cái khao khát mãnh liệt muốn được cầm điện thoại của mình. Ngồi im có 5 phút thôi nên đó cũng là một công việc dễ dàng mà phải không? Nhưng bạn đừng xem thường những khoảng thời gian nhỏ nhặt như thế này vì chúng sinh ra số phận của chúng ta đấy.

Chỉ cần 5 phút mỗi ngày thôi là tôi cá chắc một năm sau bạn cũng đọc được vài ba cuốn sách rồi và cỡ đó là cũng được coi là đọc nhiều hơn mức trung bình luôn rồi đấy. Đương nhiên tôi khuyến khích chúng ta hãy đọc sâu mà không cần 'lả lướt' đâu. Bình thường hay có những tips đọc sách lẹ "Một ngày một quyển" mà trên mạng chỉ là đọc lướt hay scan các thứ đấy thì bạn đừng để tâm. Nghe đọc mỗi ngày một quyển ai mà chẳng thấy thích thú chứ đúng không nhưng quan trọng hơn hết là bạn có nhớ được những kiến thức mà mình đã đọc hay không? Rồi bạn có hiểu và vận dụng chúng được không?

Lúc đầu khi mới đọc sách tôi cũng lên mạng tìm các video về cách đọc nhanh và hiệu quả. Đương nhiên cụ Google thì cái gì cũng biết cả nên kết quả tìm kiếm một mớ luôn mà mỗi tội khi tôi áp dụng thì đọc xong là không còn đọng lại một chữ gì trong não luôn. Nên nếu như bạn thấy đứa bạn hay xem video có những người tài năng mỗi ngày đọc một quyển sách các thứ thì bạn đừng tự ti và cũng đừng ghen tị với họ. Chỉ đơn giản là bởi vì họ có tốc độ nhưng còn trình độ ra sao thì chỉ có bản thân họ mới biết được thôi.

Nên phương pháp đầu tiên để đọc sách hiệu quả theo tôi thấy đó là:

1) Không cần số lượng, chỉ cần chất lượng

Đôi khi chúng ta mải mê theo đuổi cái số lượng mà quên bẵng mất thứ quan trọng nhất là sau khi bạn dành thời gian quý báu ra để đọc một quyển sách thì bạn thu nhặt được những kiến thức hữu ích gì cho chính mình? Đó mới là thứ tạo nên sự khác biệt chứ nếu chúng ta đọc lướt 100 quyển sách thì tôi nói cái đó chắc chắn chẳng bằng ngồi đọc nghiêm túc chỉ một quyển sách thôi. Bạn có thể thử liền để chứng minh tính xác thực đấy (nhưng tôi đoán chắc bạn nghe đọc 100 quyển là đã bắt đầu thấy đuối rồi).

Nếu như chúng ta để ý thì thời xưa ông cha ta cũng đâu có đọc nhiều sách lắm đâu vì khi ấy công nghệ đâu có tiên tiến đến mức mà in ra mấy chục triệu bản cho mọi người dân tiếp cận. Thời đó thì sách là phải viết tay và mỗi quyển hoàn toàn làm bằng thủ công nên giá thành rất đắt mà cũng rất quý nữa. Có khi cổ nhân cả đời chỉ nghiền ngẫm có một quyển kinh thôi mà bạn cứ bốc đại bài thơ của đại thi hào Nguyễn Du hay Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến gì là đủ thấy học thức uyên thâm rồi.

Vậy nên việc chúng ta học được cái gì mới là vấn đề chính chứ chuyện cầm sách lên lật qua lật lại thì ai chẳng làm được cơ chứ nhưng chỉ có điều là lật xong là kiến thức cũng vừa lúc bay ra khỏi đầu hết luôn. Vậy thì làm như thế chỉ tốn thời gian mà thôi. Vậy nên trong năm phút này bạn có thể chỉ cần đọc 2-3 trang sách thôi chứ không cần gì nhiều cả nhưng điều quan trọng là hãy nhớ và ứng dụng những gì mình học được. 

Có thể như khi bạn đang đọc chương này thì có khi bạn cũng lướt lướt chứ nhiều chữ quá lười đọc hết lắm. Chuyện đó ok khi bạn có thể hiểu và nắm được ý chính một cách nhanh gọn, còn nếu không thì bạn không cần đọc lướt đâu mà mỗi ngày chỉ đọc một vài đoạn trong một chương thôi cũng đã đủ để áp dụng ngay vào đời sống thực tiễn rồi. Và nếu như bạn tập trung đọc một vài đoạn thôi thì bạn chỉ cần đọc một lần là đã đủ để ứng dụg rồi. Bạn chẳng cần phải đọc lại lần thứ hai làm gì cho tốn thời gian đâu nếu như bạn chăm chú đọc từ từ.

Bất kể cái gì thì bạn hãy nhớ rằng "Chất lượng hàng đầu". Chúng ta đã bỏ thời gian quý giá ra để đọc sách thì cũng phải th lại được lời chứ phải không? Mà lời ở đây tôi ám chỉ đến kiến thức chứ chẳng phải cái danh "Người đọc được nhiều quyển sách". Tôi nói thật chứ người đọc nhiều sách chưa chắc rằng họ đã giỏi đâu và ngược lại người đọc ít sách cũng không đồng nghĩa với việc thua kém vì câu trả lời nằm ở chỗ "Chúng ta vận dụng kiến thức mà mình đang có như thế nào?" chứ không phải kiến thức chúng ta rộng bao nhiêu.

Nói như thế để cho chúng ta đừng tự ti và cũng đừng nản lòng. Cứ từ từ, chậm mà chắc đọc sách mỗi ngày 5 phút một cách nghiêm túc thì sớm muộc gì bạn cũng sẽ nhận thấy được sự tiến bộ của chính mình thôi. 

2) Tìm niềm vui trong những trang sách

Nếu bạn đã làm theo bước đầu tiên là cứ đọc chậm rãi và từ từ, không cần scan haylướt gì hết thì tôi tin rằng bạn có thể cảm thấy niềm vui thông qua những trang sách. Chắc chắn là lúc đầu thì không tránh khỏi cảm giác chán ngắt muốn ngủ gục tại chỗ rồi. Nhưng chính sự kiên trì của bạn sẽ đưa bạn đi khám phá nhiều cuộc đời cũng như nhiều hành tình tuyệt diệu mà chính bản thân bạn cũng cảm thấy khó tin. 

Đọc một cuốn sách đối với tôi chính là sống một cuộc đời. Sách mở ra cơ hội cho tôi sống rất nhiều cuộc đời của những bậc vĩ nhân hay những idol mà tôi rất hâm mộ và bạn cũng có thể tìm kiếm niềm vui đó khi khám phá từng trang sách và hãy vững tin về những trải nghiệm mà sách sẽ đem đến. Trong quá tình đọc có thể bạn sẽ cảm nhận được có một vài chương bạn thấy chán không gì bằng mà lại có một vài đoạn hấp dẫn gì đâu luôn vậy. Đó là cơ hội cho bản tìm hiểu thêm về sở thích của chính mình đấy.

Giả như bạn thấy đọc mấy cái sách về y học rồi sinh học chán muốn xỉu luôn thì bạn có thể nhận thức được mình không có đam mê cái ngành này, rồi bạn có thể tự nhiên thấy mấy cuốn sách tiếp thị hay quá luôn đấy. Thế là đọc tiếp luôn! Nếu như thói quen là một thứ sẽ dẫn dắt đi đến hành động qua mỗi ngày thì sự hào hứng và thích thú sẽ mang đến ý nghĩa cho những hành động đó. Thế nên đừng quên tìm kiếm những gì mình thích thông qua những trang sách đấy nhé.

Be patient and you will find it!


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net