CHƯƠNG 40: TRÍ TUỆ CẢM XÚC (2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cũng như chương trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách thức để hiểu chính mình thì chương này chúng ta sẽ học cách nhận biết cảm xúc của người khác.

Vậy thì trước tiên việc đó có lợi ích gì mà chúng ta phải học? Nhận biết cảm xúc của người khác thường được biết đến với tên gọi "Thấu cảm". Mà bạn biết đấy, trong giao tiếp thì điều đó chính là đích đến cuối cùng. Hay nói cách khác, con người ta muốn được thấu hiểu và cảm thông qua công cụ mang tên giao tiếp. Vạy thì nếu bạn có thể cho họ điều đó thì chính là làm chủ được những cuộc giao tiếp những mối quan hệ rồi còn gì. Việc này sẽ giúp bạn xây dựng được nhiều mối quan hệ bền chặt hơn và được mọi người yêu quý hơn.

Chúng ta ai lại chẳng muốn được người khác yêu quý chứ đúng không. Vậy thì hãy thực hành thấu hiểu họ qua hai cách dưới đây

1) Lắng nghe đối phương và đưa ra phản hồi

Đương nhiên việc nghe thì ai chẳng làm được nhưng việc tập trung lắng nghe người khác thì chưa chắc ai cũng làm được. Ngày nay thì con người ta quá bận rộn với chiêc điện thoại hay cái tivi rồi đến những công việc hằng ngày của mình nên chúng ta hiếm khi có một cuộc trò chuyện 'tử tế' với người khác. Trò chuyện mà không có lắng nghe thì lấy gì đâu mà thấu hiểu.

Cái này cũng giống như việc bạn muốn tìm kiếm một công việc mà bạn không có tí kỹ năng gì về lĩnh vực đó vậy. Lắng nghe là cở sở của thấu cảm – một phần quan trọng trong trí tuệ cảm xúc. Vậy nên nếu như không có sự lắng nghe thì không thể nào rèn luyện trí tuệ cảm xúc được.

Đó là bởi vì chúng ta cần lắng nghe để nhận dạng được và hiểu được cảm xúc của chính mình cũng như của người khác. Để hiểu mình bạn cần lắng nghe, để hiểu người cũng cần lắng nghe. Thử hỏi số lần mà bạn trò chuyện một cách đàng hoàng mà không đi làm những công việc khác như cầm điện thoại lướt web rồi nấu ăn hay ăn uống là bao nhiều lần trong tuần? Tôi cá là con số ít đến mức bạn có thể dễ dàng đếm được luôn đấy.

Vậy thì để giao tiếp hiệu quả hay là học cách thấu hiểu thì bắt đầu bằng việc lắng nghe người đối diện là một sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Lắng nghe chân thành và tập trung như một món quà trong giao tiếp vậy. Mà món quà này rẻ lắm lại chẳng cần bỏ ra công sức gì nhiều cũng đủ khiến đối phương cảm nhận được sự tôn trọng cũng như tấm lòng trân trọng bạn dành cho họ rồi.

Một món quà đó còn không chỉ là tặng cho người khác mà còn là tặng cho chính mình nữa. Bạn lắng nghe người khác một cách chăm chú đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho mình để thực hành thấu cảm hay nói cách khác là rèn luyện trí tuệ cảm xúc của mình. Việc lợi mình lợi người như vậy thì dại gì mà không làm chứ đúng không?

Nên để lắng nghe hiệu quả thì cũng cần phải học nha. Tất cả nưhxng khái niệm trong đây cái nào cũng cần phải học và cái nào cũng học được hết. Vậy nên bạn cứ yên tâm mà thực hiện đều đặn và thường xuyên, bạn sẽ đạt được kết quả mình mong muốn thôi.

Rồi vậy thì trước hết là trong một cuộc giao tiếp thì hãy đảm bảo rằng những thứ làm sao nhãng bạn khỏi cuộc trò chuyện như cái tivi, chiếc laptop hay điện thoại ở một chỗ nào đó xa xa ra một chút. Như vậy là để không gian cho trò chuyện là trò chuyện, giao tiếp là giao tiếp còn mấy việc khác thì nói xong làm tiếp vẫn chưa muộn.

Sự thật là không những chưa muộn mà còn hiệu quả hơn rất hiều nữa là đằng khác vì não bộ con người khó có thể xoay sử để xử lí hai thông tin cùng một lúc và điều đó tiêu tốn rất nhiều năng lượng của bộ não hay cũng chính là của cơ thể. Việc bạn vừa nói chuyện và vừa nấu ăn rất dễ dẫn đến sai lầm nào đó trong nấu nướng như bỏ lộn muối và đường hay nước mắm với bột nêm. Nên nhiều khi lúc nói xong là bữa cơm mà bạn chuẩn bị vẫn còn chưa xong luôn đấy chứ.

Chắc chắn rằng có những cuộc tán gẫu thường ngày cũng chẳng cần tập trung gì nhiều lắm giống như những cuộc nói chuyện hay hỏi thăm thông thường giữa cha mẹ và con cái hay bạn bè hỏi thăm vài câu. Nhưng việc rèn luyện từ cả những việc nhỏ nhặt như thế sẽ đem lại kết quả đáng ngờ đấy vì mọi thứ lớn lao đều cấu thành từ những thứ nhỏ nhặt mà. Những cuộc giao tiếp quen thuộc hằng ngày còn chẳng tập trung nổi thì nói gì đến những cuộc đàm phán hay giao tiếp quan trọng cơ chứ?

Nên mọi thứ dù nhỏ nhặt nhưng cũng đừng nên khinh thường chúng vì chúng chứa đựng hạt mầm và tiềm năng của những thành công lớn lao và hùng vĩ đấy. Hay bắt đầu chính từ những điều nhỏ nhặt như thế nhé.

Rồi và để cho cuộc nói chuyện hiệu quả hơn thì hãy tập đưa ra phản hồi cho đối phương biết rằng bạn vẫn đang lắng nghe họ. Việc bạn lắng nghe là một chuyện nhưng vấn đề họ có biết hay không thì lại là chuyện khác rồi. Ví dụ như nói chuyện thông thường mặt đối mặt và nhìn nhau thì người đối diện có đang lắng nghe hay đang trên mây nhìn cái là biết liền. Nhưng mấy cái như video call gì thì lại rất khó để nhận biết.

Trong thời dịch hay công nghệ phát triển như bây giờ thì mấy khóa học online qua những cuộc gặp trên Google meet đâu có thiếu đâu. Và như vậy thì việc phản hồi lúc này phát huy tác dụng bất ngờ. Bởi lẽ qua một cái màn hình thì bạn đang nghe hay đang đánh Liên quân thì người bên kia cũng biết được chết liền.

Vì vậy mà nếu bạn có trải nghiệm học online thì sẽ cảm nhận được thái độ của đa số những thầy cô không được nhiệt tình lắm khi họ còn đang không biết được rằng học sinh của mình đang làm gì trong lúc mình đang giảng bài. Kết quả rất có thể là họ tuột mood không phanh luôn nhưng nếu bạn phản hồi thì người khác sẽ tự khắc biết được họ đang được lắng nghe

Như vậy sẽ giúp họ thoải mái chia sẻ những suy nghĩ của mình hơn. Vậy những hành động phản hồi nhỏ này sẽ là gì? Đó có thể là một cái gật đầu nhẹ hoặc một cái "Ừ", một tiếng "Vâng" hay "Dạ" với những người lớn tuổi hơn mình. Hoặc với những cuôc trò chuyện mặt đối mặt thì bạn nên giao tiếp bằng ánh mắt với đối phương và tập cách đặt câu hỏi để phát triển thêm câu chuyện

Bình thường nếu một người tự độc thoại không thì cũng chán nhanh lắm nên chúng ta hãy tập đặt những câu hỏi mở như "Ý của cậu có phải là....?" hay là "Sau đó thì thế nào cơ?" Bất kỳ một câu hỏi nào có thể tiếp nối câu chuyện thì hãy cứ đặt đi các bạn. Và hãy tập trung lắng nghe thì khi ấy bạn tự khắc sẽ hiểu được người đối diện thôi.

Bạn không cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác rồi nghĩ theo cách người khác nghĩ hay cảm nhận bằng trái tim của họ đâu. Tôi đọc sách thấy những câu nói này quả thật cũng hợp lí đấy nhưng chúng ta hiếm khi ứng dụng những lí thuyết này vì chúng nghe có vẻ xa vời và viễn vông quá đỗi. Thật vậy, vì mỗi lần nói chuyện mà cứ phải liên tưởng mình là người này người kia. Chưa kể là phải tưởng tượng cảnh trong tình huống của họ mình sẽ hành xử ra sao các thứ là mệt hết muốn nói luôn rồi. Mà bạn không cần như thế bạn vẫn có thể hiểu hay cảm được những gì ngừi khác cảm chỉ bằng cách lắng nghe thôi đấy. Vậy nên đừng do dự mà hãy cứ tập trung lắng nghe đi thì sự thấu cảm sẽ tự động tìm đến bạn mà chẳng cần nỗ lực gì nhiều

2) Hỏi người khác cảm nhận như thế nào

Còn nếu như việc cảm hiểu được cảm xúc của đối phương là quá khó đối với bạn thì bạn hãy làm một cách trực tiếp hơn đó chính là hỏi họ cảm thấy như thế nào. Ví dụ như mẹ bạn đang hang say kể về chuyện hôm đó mẹ bạn ra chợ mua rau rồi gặp người bán trong có vẻ khó chịu như thế nào, thái độ cọc cằn ra sao thì bạn cũng có thể đặt câu hỏi kiểu như "Vậy khi ấy mẹ cảm thấy nào?" Đảm bảo là mẹ bạn sẽ sẵn sàng kể thêm một câu chuyện dài tập nữa cho bạn nghe nhưng chỉ không biết bạn có đủ kiên nhẫn để nghe hay không thôi. Ai cũng muốn được lắng nghe hay được chia sẻ hết nên bạn cứ đặt câu hỏi đi. Đến một lúc nào đó thì họ sẽ mở lòng ra để chia sẻ với bạn mà thôi.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net