Một số phụ kiện khác (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Thải thuế ( bổ sung)

- Thải thuế là chiếc khăn thêu hoa văn dùng như phụ kiện làm đẹp của phụ nữ Thanh triều.

- Các hậu phi, Phúc tấn, Mệnh phụ phu nhân từ Nhất phẩm đến Thất phẩm sẽ phối thêm Thải thuế khi mặc Triều phục ( cài trên chiếc cúc áo thứ 2 của Triều quái)

- Thải thuế được làm bằng lụa, thêu các họa tiết như Ngũ cốc được mùa, Ám bát tiên, Vân chi thụy bảo, Hồ điệp thành đôi,... và được cột bởi tổng cộng 16 sợi dây rũ.

- Quy chế:

+ Hậu phi dùng Thải thuế màu xanh lục ( vài trường hợp dùng màu đỏ). Cụ thể quy chế của từng cấp bậc đã nêu ở chap Triều phục

+ Các ngoại mệnh phụ như Phúc tấn, Mệnh phụ phu nhân dùng Thải thuế màu Nguyệt bạch sắc ( màu trắng xanh giống ánh trăng)

• Phúc tấn: Thải thuế màu Nguyệt bạch, không thêu hoa văn, dây rũ màu xanh lục

• Mệnh phụ phu nhân: Thải thuế màu Nguyệt bạch, không thêu hoa văn, dây rũ màu xanh đá

* Hình ảnh 1 chiếc Thải thuế màu Nguyệt bạch

2. Vân kiên

- Vân kiên hay còn gọi là Phi kiên, Bia kiên, là áo choàng cổ làm bằng vải để giữ vai áo không bị bẩn

- Vân kiên là loại phụ kiện rất phổ biến của phụ nữ người Hán vào thời nhà Thanh

- Vân kiên được may theo hình thức "Tứ hợp như ý thức"  hoặc "Tứ phương liễu diệp thức"

+ "Tứ hợp như ý thức" là dạng Vân kiên dùng 4 miếng vải may hoa văn hình mây như ý ghép thành

* Hình ảnh 1 vài chiếc Vân kiên dạng "Tứ hợp như ý thức"

+ " Tứ phương liễu diệp thức" là dạng Vân kiên dùng nhiều miếng vải hình lá liễu ( liễu diệp) thêu hoa văn ghép lại theo 8,16,18 miếng.

* Hình ảnh 1 chiếc Vân kiên dạng "Tứ phương liễu diệp thức"

3. Điền khẩu

- Điền khẩu là đồ trang sức có dạng dài và dẹp, đính trang sức, trân bảo được gắn ở mép cạnh đằng trước của Điền tử

- Điền khẩu có thể làm bằng điểm thúy, vàng hoặc đính thêm trân bảo, phía dưới gắn thêm các chuỗi châu

* Hình ảnh về Điền khẩu.

4. Đấu bồng

- Đấu bồng hay Liên bồng y, Nhất khẩu chung, Nhất khỏa viên  là 1 loại áo choàng vai để giữ ấm vào mùa đông

- Áo có dạng không vai, cổ đứng, không có tay áo và khoác lên người nhìn như cái chuông nên mới gọi là Nhất khẩu chung

* Hình ảnh 1 mẫu Đấu bồng của nhân vật Như Ý trong phim Như Ý truyện

5. Khảm kiên

- Khảm kiêm là áo khoác ngắn không có tay mặc bên ngoài có tác dụng giữ ấm cơ thể

- Khảm kiên phổ biến từ thời Hàm Phong trở đi, là trang phục phổ biến với cả nam lẫn nữ

- Khảm kiên có nhiều loại khác nhau dựa trên cách xẻ vạt: vạt đối xứng, vạt tỳ bà, vạt chữ Nhất ( các cúc áo nằm ngang),...

* Hình ảnh 3 loại Khảm kiên. Vạt đối xứng ( ảnh bên trái); vạt tỳ bà ( ảnh trên bên phải) và vạt chữ Nhất ( ảnh dưới bên phải)

--------------------------------------------------------------

To be continue

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net