Ngoài lề: So sánh 2 tác phẩm cung đấu xuất sắc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Như đã đề cập tới ở góc nhảm xít thì chap này là một chap để mình nói lên những suy nghĩ, quan điểm của mình về 2 bộ phim cung đấu Thanh triều làm mưa làm gió thời gian gần đây. Ok let's start!!!

--------------------------------------------------------------

1. Tổng quan

Xét về tổng quan thì cả 2 bộ phim đều lấy bối cảnh nhà Thanh trong thời kì cai trị của Càn Long Hoàng đế; được đầu tư rất công phu và chỉn chu về mọi mặt, từ trang phục cho đến kiến trúc cung đình, v.v . Cả 2 bộ phim trên đều cuốn hút người xem với dàn diễn viên đẹp mê hồn và lối diễn xuất thần sầu. Về mạch phim thì Diên Hy công lược có mạch phim nhanh, không dài dòng, dễ hiểu ( nói là dễ hiểu nhưng có 1 số phân đoạn mình chả hỉu gì hết chơn) còn Như Ý truyện giống như phần trước là Chân Hoàn truyện có mạch chậm, khán giả vẫn luôn nói rằng mạch phim như vậy dễ gây nhàm chán nhưng khi mình xem rồi thì không thấy nhàm chán chút nào mà rất cuốn hút. Giờ thì chúng ta sẽ đi sâu vào các yếu tố của 2 bộ phim.

2. Phân tích

a) Trang phục và Kỳ đầu

- Về phần trang phục thì 2 bộ phim đều đầu tư rất công phu, màu sắc sặc sỡ từ Hoàng đế cho đến các Hậu phi, đặc biệt là bám khá sát so với lịch sử.

- Còn Kỳ đầu thì Diên Hy bám sát với sử hơn Như Ý

* Diên Hy công lược

- Theo mình thì phim này làm cũng khá sát sử, nhất là về Tiện phục. Những bộ tiện phục với màu sắc tươi trẻ, các hoa văn họa tiết được thêu bằng tay vô cùng tỉ mỉ và đặc biệt đúng thời. Trang phục của phim lấy bối cảnh từ thời Khang Hi đến Hàm Phong.

* Tranh vẽ Mân Quý phi của Hàm Phong đế ( bên trái) và Lệnh Tần Ngụy Anh Lạc mặc Tiện phục( bên phải). Có thể thấy được điểm tương đồng giữa 2 bộ trang phục như là ống tay áo rộng, có màu trắng, áo xẻ vạt bên phải. Bên trong Tiện phục có thể là Sấn y và Nội y.

- Còn về Cát phục thì mình thấy khá thất vọng. Cát phục của các hậu phi bên Diên Hy mình thấy chưa được đẹp cho lắm. Về phần cách thức ăn mặc có thể là đúng ( đeo Thải thuế và đội Điền tử khi mặc Cát phục) nhưng về phần các họa tiết Đoàn văn trên Cát phục quái thì mình thấy vẫn chưa đẹp lắm. Hậu phi gì đâu mà mặc Cát phục cứ như là dành cho Phúc tấn, Mệnh phụ. Theo như quy chế thì Cát phục quái của Hậu phi phải có 8 hình đoàn văn ( hoa văn hình tròn), trong khi đó chỉ thêu mỗi 4 hình như Cát phục của Phúc tấn. Xong rồi về phần Lãnh ước: Lãnh ước chỉ có các Hậu phi chính thức của Hoàng đế được phép đeo khi diện Lễ phục; vậy mà Diên Hy làm lố hay sao á, gì mà cả những Hậu phi không phẩm trật như Quý nhân, Thường tại lại được đeo

* Khánh Quý nhân Lục Vãn Vãn ( do diễn viên Lý Nhược Ninh thủ vai) mặc Cát phục và đeo Lãnh ước, một điều hơi sai vì ở đây cô chỉ là một Quý nhân, chưa thể nào đeo Lãnh ước- loại trang sức chỉ có các phi tần từ Tần vị trở lên được phép đeo.

+ Còn 1 điều nữa làm mình nhức nhối đó là cổ áo giả của các phi tần phải có màu xanh đá chứ không phải xanh đỏ tím vàng đủ màu như này đâu


- Tiếp đến phần Thường phục thì Diên Hy theo như mình thấy thì không hề có Thường phục

- Mình đang thắc mắc bộ trang phục màu đen này là gì, có phải Thường phục hay không vì Thường phục có nhiều màu chứ không phải 1 màu đen xì như này.

- Tiếp đến là về phần Kỳ đầu: Diên Hy đã tái hiện lại đúng kiểu tóc thời Càn Long- kiểu Lưỡng bả đầu. Các hậu phi thời này thường vấn tóc và cài hoa nhung và điểm thúy ( làm từ lông chim bói cá xanh)

* Một số mẫu hoa nhung và điểm thúy được sử dụng trong phim.

- Về phần giày ( hài), từ trước đến nay các bộ phim cung đấu lấy đề tài thời Càn Long đều dùng giày Hoa bồn để nhưng ở Diên Hy thì các Nương nương lại dùng giày Nguyên Bảo để

* Một số mẫu giày Nguyên Bảo để.

* Như Ý truyện

- Về trang phục của Như Ý truyện thì trong vài tập đầu được đánh giá là lòe loẹt nhưng càng về sau thì những đánh giá như vậy là không còn nữa với vô vàn những bộ trang phục đẹp dành riêng cho các hậu phi. Trang phục của phim lấy bối cảnh thời Thanh vãn kì khi mà những bộ Sấn y, Sưởng y trở nên phổ biến hơn, được mặc rộng rãi hơn.

* Một bộ Sấn y thời Quang Tự ( ảnh bên trái) và 2 mẫu Sấn y của Như Ý ( do diễn viên Châu Tấn thủ vai).

- Mình cực kì thích những bộ Cát phục của Như Ý truyện vì các nhà thiết kế đã tái hiện lại khá đúng với sử được ghi chép lại. Trong đó là cổ áo giả và Cát phục có màu xanh đá, các hậu phi đội Điền tử và đeo Triều châu khi mặc Cát phục.

* Một số mẫu Cát phục trong phim " Như Ý truyện" . Có thể thấy những bộ Cát phục ở đây đều có màu xanh đá hoặc xanh đen, các hậu phi và Phúc tấn đều đeo Triều châu khi mặc Cát phục.

- Tiếp theo là Thường phục. Theo ý kiến của mình thì Như Ý truyện đã rất thành công với những bộ Thường phục. Trong phim, các hậu phi mặc Thường phục khi có tang, khi cầu nguyện ở Bảo Hoa Điện,... với những bộ Thường phục rất đẹp

* Các diễn viên trong phim mặc Thường phục.

Ngoài ra còn nhiều mẫu Thường phục khác như:

- Tiếp theo là Kỳ đầu. Như Ý truyện sử dụng nhiều Kỳ đầu thời Thanh Trung Kì đến Vãn kì

*Phần được khoanh tròn là những kiểu tóc được sử dụng khá nhiều trong phim.

- Về phần trang sức, trâm cài, Như Ý truyện sử dụng các loại trâm cài đa dạng như vàng, bạc, phỉ thúy, điểm thúy, bạch ngọc, mã não, hồng ngọc, thiêu lam,...

- Như Ý truyện đi theo con đường của các bộ phim cung đấu trước đó là sử dụng giày Hoa bồn để.

* Một vài mẫu giày Hoa bồn để thật ( bên trên) và một số mẫu giày Hoa bồn trong Như Ý truyện

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net