Phân biệt Điểm thúy và Pháp lang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Điểm thúy [点翠] là sự kết hợp hoàn mỹ giữa kỹ thuật kim khí và kỹ thuật khảm lông chim truyền thống của dân tộc Hán Trung Quốc. Đầu tiên dùng vàng hoặc kim loại mạ vàng làm thành khung với hoa văn khác nhau, sau đó dùng lông màu xanh nhạt xinh đẹp trên lưng chim bói cá cẩn thận khảm lên, nhằm chế thành các loại đồ trang sức.

*Lưu ý: phân biệt Điểm thúy và Phỉ thúy(翡翠) - một loại bảo thạch

- Pháp lang [珐琅] là một loại cổ vật cốt làm bằng kim loại, bên ngoài tráng men nhiều màu. Dựa vào phương pháp chế tạo thai cốt và kỹ thuật thể hiện men màu, họa tiết, chế phẩm pháp lang Trung Hoa được phân chia thành 4 loại, trong đó có hai loại được sử dụng để chế tác sức phẩm trong Như Ý Truyện:

+ Kháp ti pháp lang (掐丝珐琅): dùng những sợi tơ đồng mảnh và nhỏ kết thành các dạng họa tiết gắn lên cốt bằng kim loại, rồi trát đầy men pháp lang nhiều màu lên phần trong và ngoài các ô trang trí ấy, đưa vào lò nung đốt nhiều lần, cho đến khi bên ngoài món đồ phủ kín men pháp lang với độ dày thích hợp, thì đem mài nhẵn, rồi mạ vàng các đường chỉ đồng để hoàn chỉnh sản phẩm. Kháp ti pháp lang thời Nguyên gọi là Đại Thực diêu hay Quỉ quốc khảm, người đời nay thường gọi là Cảnh Thái Lam.

+ Thấu minh pháp lang (透明珐琅): Sau khi chạm trổ lên cốt kim loại thì tráng lớp men pháp lang nhiều màu, tiếp đó là một lớp men thấu minh trong suốt, rồi mới đem nung. Loại này lợi dụng tính chất của lớp men thấu minh để biểu thị sự biến đổi màu sắc, độ sáng tối, đậm nhạt của hoa văn. Thấu minh pháp lang còn gọi là Quảng Pháp Lang hay Thiêu Lam.

* Lưu ý: Pháp lang Trung Hoa du nhập vào Việt Nam dưới thời Nguyễn với một tên gọi mới: Pháp lam. Về việc đổi chữ "lang" thành "lam" đó là vì chữ Lang (瑯) có âm gần giống với chữ Lan (灡) trong tên chúa Nguyễn Phước Lan, nhất là phát âm theo lối Huế, vì thế cần phải đọc trại đi để tránh phạm húy (theo wikipedia). Vì vậy các món đồ của các nương nương thì chúng ta nên thống nhất gọi là Pháp lang, để phân biệt với Pháp lam của Việt Nam.



Để phân biệt ba loại sức phẩm màu xanh này thì chỉ cần quan sát độ bóng và cách phân bố màu sắc:

- Điểm thúy: cảm giác màu hơi chì, có đường vân lông chim, sắc xanh từ xanh lơ đến xanh ngọc

- Kháp ti pháp lang (cảnh thái lam): bề mặt bóng loáng, màu sắc đồng đều, ko có sự pha tạp

- Thấu minh pháp lang (thiêu lam): độ bóng vượt trội nhờ lớp men thấu minh, màu sắc thay đổi đậm nhạt (ombre)

*Bổ sung cho những bạn muốn tìm hiểu thêm về hai loại pháp lang còn lại:

+ Tạm thai pháp lang (錾胎珐琅): Cách làm cũng giống Kháp ti pháp lang, chỉ khác ở chỗ phần cốt món đồ được khắc lõm xuống khiến đường viền hoa văn nổi lên. Ở phần lõm xuống được phủ đầy men pháp lang, sau khi nung đốt thì đem mài bóng để hoàn thiện. Phương pháp này cần phần cốt đủ to và dày để khắc hoa văn, vì vậy không thích hợp để làm sức phẩm cài đầu.

+ Họa pháp lang (画珐琅): Căn cứ theo màu sắc thiết kế của hoa văn, dùng men pháp lang vẽ nên các họa tiết, sau đó đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao. Sản phẩm sau khi đưa ra khỏi lò được mài bóng để hoàn chỉnh. Phương pháp này cũng không được sử dụng để làm sức phẩm cài đầu trong Như Ý Truyện, tuy nhiên.....

Cre: Page Hậu Cung Như Ý Truyện



                                                           688 từ
--------------------------------------------------------------

To be continued~

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net