luat le ms

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

THỰC CHẤT VIỆC QUY ĐỊNH NÀY ĐÃ CÓ TRONG NGHỊ ĐỊNH 34/2010 NĐ-CP TRƯỚC ĐÂY. GIỜ NGHỊ ĐỊNH 71/2012 NĐ-CP CHỈ LÀ TĂNG MỨC HÌNH PHẠT VÀ QUY ĐỊNH RÕ HƠN VỀ VẤN ĐỀ NÀY CŨNG NHƯ THẮT CHẶT VIỆC ÁP

DỤNG. TÍNH TỪ 2010 - 2012 ĐÃ LÀ 3 NĂM, VẬY ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ MỚI NỮA. 3 NĂM ÁP DỤNG KHÔNG AI KẾU CA GÌ, BÂY GIỜ ĐIỀU CHỈNH MỨC PHẠT THÌ BÁO CHÍ LẠI ĐĂNG TIN ÂM ẦM MÀ KHÔNG HIỂU RÕ SỰ VIỆC NÊN ĐÃ GÂY HOANG MANG DƯ LUẬN TRONG QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN.

Trước đây, trong Nghị định 34 cũng có quy định về vấn đề này, cụ thể:

Điều 33. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định;

Theo điểm e, mục 8.3 Điều 1 Nghị định 71 sửa đổi điều khoản này như sau:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

e) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định;

Vậy, thế nào là chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định?

Theo Thông tư 36/2010/TT-BCAngày 12 tháng 10 năm 2010, thì trách nhiệm đăng ký của chủ sở hữu xe như sau:

Điều 6: Trách nhiệm của chủ xe

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.

Mặt khác, theo Nghị định 71 và Nghị định 34, thì người điều khiển xe chỉ bị xử phạt khi không mang giấy tờ như sau:

Điều 24: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định);

THEO THÔNG TIN TỪ CƠ QUAN CSGT THÌ TRONG NGÀY HÔM NAY CHƯA CÓ TRƯỜNG HỢP PHẠT NÀO. TẤT CẢ CHỈ TRÊN TINH THẦN NHẮC NHỞ TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC VỀ NGHỊ ĐỊNH 71/2012 NĐ-CP.

CƠ SỞ ĐỂ CATP HÀ NỘI (CSGT HÀ NỘI) THỰC HIỆN CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ THEO NGHỊ ĐỊNH 71/2012 NĐ-CP CHÍNH LÀ ĐIỂM E, KHOẢN 3, MỤC 8 CỦA NGHỊ ĐỊNH 71/2012 NĐ-CP, SỬA ĐỔI ĐIỀU 33 CỦA NGHỊ ĐỊNH 34/2010 NĐ-CP. THEO ĐÓ VIỆC “KHÔNG CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU PHƯƠNG TIỆN THEO QUY ĐỊNH” SẼ BỊ PHẠT TIỀN TỪ 800.000-1.200.000. VẬY Ở ĐÂY CHÚNG TA PHẢI CĂN CỨ VÀO VĂN BẢN PHÁP LUẬT NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH, THẾ NÀO LÀ “KHÔNG CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU PHƯƠNG TIỆN THEO QUY ĐỊNH.” ĐỐI CHIẾU VĂN BẢN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH, TA THẤY RÕ CHỈ NHỮNG TRƯỜNG HỢP MUA BÁN, TRAO ĐỔI, THỪA KẾ (BAO GỒM CẢ CẤP ĐỔI, CẤP LẠI) MỚI PHẢI LÀM THỦ TỤC SANG TÊN, CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT. DO ĐÓ NHIỀU BẠN, CŨNG NHƯ THÔNG TIN BÁO CHO RẰNG VIỆC DÙNG CHUNG XE MÁY TRONG GIA ĐÌNH: VỢ CHỒNG, BỐ MẸ, ANH EM DÙNG CHUNG XE CỦA NHAU LÀ VI PHẠM QUY ĐỊNH TRÊN LÀ "KHÔNG" ĐÚNG. BỞI LẼ NẾU NHƯ XE ĐÓ LÀ XE CHÍNH CHỦ CỦA BỐ HOẶC MẸ, HOẶC ANH, HOẶC CHỒNG…THÌ VIỆC THAM GIA GIAO THÔNG VẪN THỎA MÃN ĐIỀU KIỆN XE CHÍNH CHỦ. HƠN NỮA NẾU HIỂU LUẬT NHƯ NGƯỜI DÂN VÀ BÁO CHÍ THẾ NÀY THÌ SẼ LÀ VI HIẾN, XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG QUYỀN SỞ HỮU, SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI DÂN.

------------------------------------------------------[...]-------------------------------------------------

NGƯỜI MƯỢN XE SẼ KHÔNG BỊ PHẠT LỖI XE KHÔNG CHÍNH CHỦ

Hiện nay có rất nhiều page nói về vấn đề xử phạt nặng xe không chính chủ, nhiều bạn không hiểu nên "COMMENT" lung tung. Mình là người học trường Công An có học về Luật nên sẽ giải thích điều này cho các bạn hiểu. Theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP thì:

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:

“Điều 33. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1…

2…

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

….

e) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định;

Như vậy có nghĩa là chỉ phạt chủ sở hữu xe, không phạt người điều khiển xe (nếu người điều khiển và chủ sở hữu là 1 thì vẫn bị phạt nhé). Nếu Công an chứng minh được bạn mua xe cũ mà không sang tên đổi chủ thì sẽ bị phạt, còn nếu bạn mượn xe của người thân thì không bị phạt. Việc chứng minh mượn xe hay mua xe thì mình nghĩ cũng đơn giản: Nếu bạn vi phạm lỗi gì đó mà bị giữ xe, lúc xử lý phạt thì Công an sẽ yêu cầu bạn mời chủ xe lên nhận lại xe, hoặc photo chứng minh nhân dân của chủ xe mang đến để bạn có thể nhận lại xe. Nếu bạn không đáp ứng được yêu cầu thì Công an sẽ nghi ngờ bạn đi xe gian (xe trộm cắp) hoặc mua xe mà chưa sang tên đổi chủ, lúc này mọi chuyện sẽ rõ ràng.

Chuyện chỉ đơn giản vậy thôi nhưng hiện nay có khá nhiều tên phản động lợi dụng chuyện này để bêu rếu Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy mình mong các bạn share mạnh nội dung này để mọi người cùng biết và tránh không bình luận lung tung rồi bị bọn phản động lợi dụng nhé.

NGOÀI RA ĐỂ MỌI NGƯỜI HIỂU HƠN XIN TRÍCH BÀI SAU:

Thiếu tướng Tuyên cho biết, theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP về xử phạt khi đi xe không chính chủ, người điều khiển mà mượn xe thì sẽ không bị phạt về lỗi đi xe không chính chủ. Đối với những người sử dụng xe của cơ quan, nếu trình bày được mình là nhân viên của cơ quan thì cũng không bị phạt vì đi xe không chính chủ.

Hàng trăm người dân gọi tới đường dây nóng 091.784.9911 lo lắng về quy định xử phạt khi đi xe không chính chủ, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ – Đường sắt (C67 – Bộ Công an) Nguyễn Văn Tuyên.

Cục trưởng Nguyễn Văn Tuyên cho biết: “Đối với những trường hợp mua xe qua rất nhiều đời chủ xe thì người mua xe phải chịu trách nhiệm một phần. Nguyên tắc khi mua bán xe là phải nộp thuế rồi mới đi đăng ký. Tuy nhiên, một số người dân lại lợi dụng việc đó để không đóng thuế. Bây giờ muốn đăng ký lại xe thì phải lật lại hồ sơ.

Theo quy định , người sở hữu xe bán xe thì phải thông báo cho CSGT biết. Nếu ai cũng thực hiện nghiêm chỉnh như vậy thì sẽ không có chuyện mua bán qua nhiều người. Sau 30 ngày kể từ ngay mua bán mà không sang tên thì là vi phạm luật.

Hiện nay rất nhiều xe ô tô trôi nổi theo dạng đó, trốn rất nhiều tiền thuế của nhà nước. Trong trường hợp mua bán xe nhiều lần qua nhiều đời chủ khác nhau mà chưa sang tên đổi chủ thì sẽ không được lưu hành, nếu lưu hành là bị phạt”.

Thiếu tướng Tuyên cũng cho biết, theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP về xử phạt khi đi xe không chính chủ, người điều khiển mà mượn xe thì sẽ không bị phạt về lỗi đi xe không chính chủ.

Khi được hỏi về các giấy tờ người mượn xe cần phải có để chứng minh là xe đi mượn thì ông Tuyên cho biết là “chưa có giấy tờ nào về việc đó và sẽ có văn bản hướng dẫn việc đó. Trong trường hợp bị CSGT thổi còi thì người điều khiển phải trình bày. Nếu trình bày có lý thì anh em sẽ không phạt”.

Thiếu tướng Tuyên lấy ví dụ, “đối với một gia đình có đến 4 giấy phép sử dụng xe nhưng lại chỉ có một cái xe thì qua chứng minh thư, địa chỉ, đăng ký thì lực lượng chức năng biết là xe của gia đình mà sẽ không phạt vì không sang tên đổi chủ. Đối với những trường hợp mượn của bạn bè cũng như vậy.

Đối với những người sử dụng xe của cơ quan, nếu trình bày được mình là nhân viên của cơ quan thì cũng không bị phạt vì đi xe không chính chủ”.

Khi được hỏi về những trường hợp đối với xe cho hoặc tặng, Thiếu tướng Tuyên cho biết: trường hợp này vẫn phải sang tên đổi chủ. Còn về cụ thể thì Bộ Công an sẽ có thông tư hướng dẫn.

Cục trưởng Nguyễn Văn Tuyên cho rằng: “Mục tiêu của Nghị định này chủ yếu hướng đến các trường hợp mua bán lòng vòng, trốn thuế mà vẫn lưu hành. Nghị định này buộc những người mua bán xe phải làm thủ tục đăng ký sang tên chính chủ, có nộp thuế cho nhà nước.

Mức phạt cao là để cho mọi người biết là nếu vẫn cố tình lưu hành những xe như thế thì sẽ bị phạt rất nặng. Người ta chỉ phạt trong trường hợp phát hiện rõ ràng là mua bán xe mà không sang tên đổi chủ sau một thời gian, không đóng thuế thôi”.

---------------------------------------------------[...]----------------------------------------------------

Trưởng phòng CSGT Hà Nội nói gì về việc xử phạt xe không chính chủ?

Thứ bảy 10/11/2012 09:52

(GDVN) - Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng Phòng CSGT TP. Hà Nội vừa cho biết: "Đối với những người mượn xe thì cần phải có giấy ủy quyền của chủ phương tiện hoặc phải chứng minh được chủ phương tiện là ai, như cần phải có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh… Nhưng khi những người mượn xe vi phạm các quy định về luật giao thông thì vẫn bị xử lý như bình thường".

Hôm nay, Nghị định 71/2012/NĐ-CP chính thức có hiệu lực và theo đó, sẽ áp dụng mức phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và 1 triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ. Trước những quy định như vậy, rất nhiều bạn đọc đã gọi điện đến đường dây nóng 091.784.9911 bày tỏ băn khoăn về những trường hợp mượn xe liệu có bị phạt.

Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam cách đây ít phút, Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng Phòng CSGT TP. Hà Nội cho biết: "Đối với những trường hợp cho mượn, khi cho mượn xe thì chủ phương tiện phải giao cho người có đầy đủ giấy tờ để có thể điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật: Giấy phép lái xe, Bảo hiểm xe…”.

Đối với những người mượn xe thì cần phải có giấy ủy quyền của chủ phương tiện hoặc phải chứng minh được chủ phương tiện là ai, như cần phải có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh… Nhưng khi những người mượn xe vi phạm các quy định về luật giao thông thì vẫn bị xử lý như bình thường.

Đại tá Thắng cho biết, đối với những trường hợp khi lực lượng Cảnh sát Giao thông phát hiện người điều khiển phương tiện nói dối (mua xe mà chưa sang tên đổi chủ) thì sẽ bị phạt theo quy định mà không bị giữ xe.

Đối với một số trường hợp vì lý do nào đó mua lại xe từ người khác mà chưa kịp làm thủ tục sang tên đổi chủ trong thời gian quy định thì sẽ nhắc nhở. Nếu vi phạm quá lâu rồi thì sẽ phạt.

Đại tá Thắng khẳng định: “Việc xử lý các phương tiện không sang tên đổi chủ hiện nay là cần thiết nhằm quản lý phương tiện giao thông, tránh thất thu thuế của nhà nước, góp phần giải quyết các vụ án hình sự, xử lý tai nạn giao thông nhanh chóng. Đồng thời người dân cũng phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông”.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý đục lại số khung, số máy;

b) Tẩy xóa hoặc sửa chữa Giấy đăng ký xe, hồ sơ đăng ký xe, Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc các loại giấy tờ khác về phương tiện;

c) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe; biển số xe; sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định;

d) Vẽ, dán quảng cáo trên xe không đúng quy định;

đ) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe khi xe đã được cải tạo;

e) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông;

g) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe.

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thuê, mượn linh kiện, phụ kiện của xe ô tô khi kiểm định;

b) Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định ra tham gia giao thông.

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý thay đổi tổng thành khung; tổng thành máy; hệ thống phanh; hệ thống truyền động; hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;

b) Cải tạo các loại xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách;

c) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định;

d) Không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định.

(Trích Nghị định 71 - SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 34/2010/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ)

Cuộc sống là 1 tờ giấy trắng, ta chính là hộp chì màu

Ta tô vào đó những màu sắc tươi sáng thì cuộc sống thật đẹp

Ta tô vào đó 1 màu đen thì cuộc sống thật tối tăm

Cuộc sống đẹp hay ko là do chính ta nhìn nó như thế nào?

Bằng trái tim hay chỉ bằng đôi mắt? ♥

XIN BẠN HÃY DÀNH RA 2 PHÚT ĐỂ ĐỌC CÁI NÀY!

Vì lợi ích của cộng đồng hãy Send tin này cho tất cả mọi người. Vì chỉ bằng tin nhắn này của bạn, bạn có thể cứu sống được một mạng người đấy!

Cách đây vài tuần, trong một rạp hát, một người cảm thấy có vật gì đó chĩa ra từ ghế của cô ấy. Khi cô ấy đứng dậy để xem đó là vật gì thì thấy một cây kim nhô ra khỏi ghế kèm theo một mảnh giấy ghi là:

“Bạn vừa

mới nhiễm HIV”…

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật báo cáo rằng gần đây nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra tại nhiều thành phố khác. Tất cả các cây

kim được xét nghiệm đều là HIV dương tính.

Trung tâm này cũng báo cáo rằng người ta tìm thấy những cây kim như vậy tại các máy rút tiền công cộng (máy ATM). Chúng tôi yêu cầu mọi người hãy cực kỳ cẩn trọng khi đối mặt với tình huống như vậy. Cần phải xem xét thận trọng tất cả các ghế ngồi nơi công cộng trước khi ngồi. Kiểm tra kỹ lưỡng bằng mắt là đủ. Thêm vào đó, các bạn hãy chuyển thông điệp này đến các thành viên trong gia đình của mình và bạn bè để họ biết về mối hiểm nguy tiềm tàng này.

Gần đây một bác sĩ đã thuật lại một trường hợp tương tự đã xảy đến với một trong những bệnh nhân của ông tại rạp hát. Một cô gái đã đính hôn và chuẩn bị kết hôn trong vài tháng nữa, đã bị đâm phải khi đang xem phim. Mảnh giấy đi kèm theo chiếc kim có thông điệp sau:

“Chào mừng bạn đến với thế giới của gia đình HIV”.

Mặc dù các bác sĩ nói với gia đình cô ấy là phải mất 6 tháng vi-rút mới đủ mạnh để bắt đầu phá huỷ hệ miễn dịch và một bệnh nhân khoẻ mạnh có thể sống khoảng 5 – 6 năm, nhưng cô gái đã chết sau 4 tháng, có thể chủ yếu là do bị sốc

Một số đối tượng dùng kim tiêm dính máu HIV trả thù đời

Tất cả chúng ta đều phải cẩn thận khi ở những nơi công cộng. Cầu Trời phù hộ! Hãy nghĩ rằng các bạn sẽ cứu lấy một cuộc đời bằng cách chuyển thông điệp này đi. Vui lòng bỏ ra một vài giây để chuyển nó đi…

Bị dẫm kim tiêm chứa HIV. Đừng lo lắng mà bĩnh tĩnh xử lý theo những bước sau:

1) Bạn phải nặn máu ra

2) Ghé vào nhà người dân gần nhất xin xà phòng bôi vào vết thương để sát trùng rồi rửa sạch

3) Trong vòng 24h đến cơ sở y tế gần nhất mua thuốc chống phôi nhiễm HIV. Lưu ý thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 72h, uống liên tục trong vòng 4 tuần.

Vì lợi ích của cộng đồng hãy Send tin này cho tất cả mọi người. Vì chỉ bằng tin nhắn này của bạn, bạn có thể cứu sống được một mạng người đấy!

P/S: HÃY CẨN THẬN!

♥ "Hạnh phúc là khi ...

♥ Tớ cho cậu 1 niềm vui ...

Và nhận lại được 1 nụ cười♥

♥ Tớ cho cậu 1 lời khuyên ...

và nhận lại niềm an ủi ♥

♥ Tớ nắm tay cậu thật chắc

... và cậu không từ chối bàn tay tớ ♥

♥ Tớ tặng cậu 1 bản nhạc

... cậu nghe mãi và nói “ hay lắm” ♥

♥ Tớ nói 1 lời xin lỗi

... và được cậu chấp nhận ♥

♥ Tớ biết sai

... và được cậu cho 1 cơ hội ♥

♥ Tớ mang cho cậu 1 cốc nước

... và được cậu mỉm cười cám ơn ♥

♥ Hạnh Phúc đối với tớ

... chỉ đơn sơ và giản dị vậy thôi" ♥

Tình yêu

ĐÃ MANG LẤY MỘT CHỮ TÌNH

Ta thường nói đùa với nhau: “Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ. Thà chịu khổ còn hơn chịu lỗ”. Nói đùa mà thật. Dù được cảnh báo “yêu là khổ” như một nguyên tắc bất di bất dịch, nhưng hầu hết ai cũng chấp nhận khổ để có được cảm giác yêu, vì như thi sĩ Xuân Diệu đã từng lên tiếng dùm ta: 

“Làm sao sống được mà không yêu. Không nhớ không thương một kẻ nào”. 

Sống mà không yêu thương thì sự sống đâu còn ý nghĩa gì nữa. Đó là sự chết rồi. Và nếu sợ khổ mà không dám yêu thì ta có chắc là mình sẽ sống hạnh phúc hơn không? Đời sống còn nhiều thứ khác có thể làm cho ta khổ chứ đâu chỉ có tình yêu. Chung quanh ta có biết bao người có thể “chịu khổ” để yêu thì tại sao ta phải sợ? Tình yêu có đáng sợ như ta nghĩ không?

Yêu thương là bản năng tự nhiên của con người. Nhưng nếu ta yêu thương con sông, yêu thương cánh đồng, yêu thương quê hương, yêu thương kẻ bất hạnh… thì ta đâu có khổ. Đằng này đối tượng yêu thương của ta quá hấp dẫn, có thể đánh động vào cảm xúc khát khao của ta, có thể làm cho ta đêm nhớ ngày mong hay mất ăn bỏ ngủ, có thể khiến ta bất chấp tất cả để có được nó. Thi hào Nguyễn Du đã diễn tả tâm trạng này rất hay trong đoạn thơ: 

“Đã mang lấy một chữ tình. Khư khư mình buộc lấy mình vào trong. Vậy nên những chốn thong dong. Ở không yên ổn ngồi không vững vàng. Ma đưa lối quỷ đưa đường. Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”. 

Khi cảm xúc yêu đương bùng vỡ thì ta không tự chủ được nữa, mọi nhận thức hay phản ứng đều vượt tầm kiểm soát. Ta cứ lầm lũi lao tới phía trước như kẻ mộng du mà không ý thức được mình đang đi đâu, dù sắp bước vào hầm hố. Người Tây phương gọi kẻ ấy là “fall in love”, tức là bị cuốn vào tình yêu, mà cũng có thể hiểu là bị té ngã trong tình yêu.

Vì cảm xúc yêu đương mãnh liệt như thế nên nó rất dễ lấn át lý trí và lấn át cả những liên hệ tình cảm khác. Chẳng trách sao ai yêu rồi ít nhiều cũng trở nên mù quáng, thấy đối tượng mình yêu rất khác với mọi người, thấy đó là một màu hồng tuyệt hảo. Vì thế ta muốn tháo tung “ranh giới cái tôi” của mình ra để mời người ấy bước vào, và dĩ nhiên, ta cũng muốn người ấy nhường chỗ cho ta một nửa trong trái tim họ. Thậm chí có khi ta muốn dâng tặng cả cuộc đời mình cho họ, nên ta đã mạnh dạn tuyên bố “yêu hết mình”. Mà thực chất là ta không kiềm chế nổi cảm xúc của mình, chứ không phải vì ta muốn phụng sự cuộc đời họ. Bởi khi màu hồng ấy trong mắt ta bắt đầu nhạt phai, thì ta cũng vội vàng tìm cách rút lui.

Tình yêu như thế chỉ là sự trao đổi cảm xúc. Trong khi một tình yêu đích thực phải chứa đựng tình thương, phải có thái độ muốn hiến tặng và chia sớt để nâng đỡ cuộc đời lẫn nhau. Có thể ta đã từng lầm tưởng tình yêu là cung bậc cao hơn tình thương. Hóa ra, tình yêu nghiêng về phía hưởng thụ còn tình thương nghiêng về phía trách nhiệm. Trong liên hệ tình cảm lứa đôi, nếu tình yêu lấn át đi tình thương thì tình cảm ấy như lửa rơm “bạo phát bạo tàn”, còn nếu tình thương lấn át được tình yêu thì tình cảm ấy như lửa than “mãi âm ỉ cháy”. Dù khởi điểm của ta là vì tiếng sét ái tình, nhưng nếu ta biết nhận diện và buông bỏ bớt những đòi hỏi không cần thiết, để quan tâm đến cuộc đời của người mình thương, để ta thấu hiểu những khó khăn hay ước mơ của họ mà giúp đỡ, thì ta sẽ có được tình yêu chân thật.

YÊU KHÔNG ĐÚNG CÁCH

Thi sĩ Xuân Diệu phát hiện ra những lý do thường khiến tình yêu rạn vỡ: 

“Người ta khổ vì thương không phải cách. Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người”. 

Ta phải biết rằng mọi hiện tượng trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để tồn tại. Tình yêu cũng không ngoại lệ. Sẽ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net