2#: CHẠY GIẶC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VĂN BẢN CHẠY GIẶC

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này ?

( In trong Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn học, 1971)

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tác giả

- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888 )

- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, mất mát

- Nội dung thơ văn: Thể hiện lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân

2. Tác phẩm

a) Hoàn cảnh sáng tác

- Hoàn cảnh lịch sử: Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta

- Hoàn cảnh riêng: Pháp tấn công thành Gia Định ( tháng 2 năm 1859)

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Tìm hiểu thi luật thơ Thất ngôn bát cú luật Đường biểu hiện qua bài thơ

* Bố cục bài thơ có thể chia thành 2 cách

+ Cách 1: Đề, thực, luận, kết

+ Cách 2: 6 câu đầu, 2 câu cuối

* Luật thơ

- Luật trắc vần bằng

* Niêm

- Câu 1 với câu 8, câu 2 với câu 3, câu 4 với câu 5, câu 6 với câu 7

* Vần

- Chỉ hiệp theo một vần bằng, gieo ở cuối câu 1 ( Tây ) và các câu chẵn là 2,4,6,8 ( tay-bay-mấy-này)

* Đối

- Câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6

=> Bài thơ tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường

a) Hai câu đề

- Giặc đến

+ Thời điểm: tan chợ

+ Âm thanh: súng tây

=> Sự hoảng loạn, kinh hoàng của con người ta trước âm thanh ghê rợn, gây nên cuộc tàn sát trong thời điểm không ngờ tới

+ Đất nước: bàn cờ thế /phút/sa tay

=> Tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động

=> Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào tình trạng nguy cấp

b) Hai câu thực

- "Bỏ nhà", "Dáo dác bay", "Mất ổ", "Lơ xơ chạy"

=> Sự li tán, tan thương

- "Lũ trẻ", "Bầy chim" : Điển hình cho người dân hứng chịu hậu quả của cuộc chiến tranh

=> Biện pháp tu từ đảo ngữ

c) Hai câu luận

- Bến Nghé, Đồng Nai: Hai nơi chịu hậu quả nặng nhất 

- Khung cảnh bình yên không còn nữa và thay vào đó là sự tan thương

=> Hậu quả nặng nề của chiến tranh

d) Hai câu kết

- Câu hỏi tu từ

- Kêu gọi những người yêu nước hãy cùng nhau đứng lên chống lại giặc ngoại xâm

PHÂN TÍCH BÀI THƠ CHẠY GIẶC

Mở bài

- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của Việt Nam

- Những tác phẩm của ông thường có tính đấu tranh vô cùng mạnh mẽ

- Đồng thời phê phán và lên án sự tàn bạo của thực dân xâm lược

- Bài thơ Chạy Giặc của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là một tác phẩm văn học nghệ thuật mà còn là lòng yêu nước, khát vọng tự do

Thân bài

* Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào năm 1859 khi thực dan Pháp tấn công vào thành Gia Định - quê hương của ông

- Chứng kiến cảnh tượng ấy, ông không khỏi xót xa

- Bài thơ là sự minh chứng về thời kỳ lầm than của dân tộc ta trong bối cảnh hỗn loạn

* Thể thơ

- Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú luật Đường, niêm, luật chặt chẽ theo thơ luật Đường nhưng vẫn thể hiện được nét đặc trưng của riêng ông

- Bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân, tinh thần, trách nhiệm đối với đất nước của nhà thơ

- Các chi tiết, hình ảnh trong bài thơ đều góp phần tái hiện cảnh đau thương của đất nước trong những ngày đầu bị thực dân Pháp xâm lược

* Phân tích nội dung

a) Hai câu đề

- Hai câu đầu của bài thơ cho chúng ta thấy được hiện tượng đất nước đầy đau thương 

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

- Thời điểm bắt đầu cuộc tấn công của thực dân Pháp là lúc "tan chợ". Đây là nơi tập trung đông đúc người qua lại

- "Tiếng súng Tây" là tiếng súng của thực dân Pháp

- Tiếng súng vang lên, xé tan cuộc sống bình yên. Lần đầu tiên tiếng súng xuất hiện trong nền văn học, gợi sự tàn bạo, sự huỷ diệt  hàng loạt

- Phép ẩn dụ một bàn cờ thế phút "sa tay" chỉ sự bất ngờ, thất thế

- Giặc đến, phá tan cuộc sống bình yên, đất nước rơi vào tình trạng nguy cấp

b) Hai câu thực

- Cảnh chạy giặc của người dân được miêu tả qua hai câu thơ tiếp theo

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

- Nhà thơ sử dụng phép đảo ngữ "bỏ nhà", "mất ổ"

=> Gợi ra cảnh chạy giặc của dân làng, khiến người đọc có thể hình dung ra sự chết chóc, hoang tàn

- Sử dụng từ láy "lơ xơ", "dáo dác", gợi tả khung cảnh tan tác, mọi thứ bị đảo lộn

- Lũ trẻ, đàn chim là hai hình ảnh điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân

- Lũ trẻ con chạy không định hướng

- Bầy chim bay một cách hốt hoảng, không phương hướng

c) Hai câu luận

- Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân. Người dân không còn chốn nương thân vì đã "bỏ nhà"

- Luôn phải sống trong cảnh sợ hãi. Cảnh tượng chết chóc, điêu tàn càng được thể hiện rõ hơn

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

- Ở hai câu luận, thực dân Pháp tấn công vào thành Gia Định và miền Đông Nam Bộ

- Bến Nghé, Đồng Nai chìm trong ngọn lửa của chiến tranh 

- Cảnh trù phú, sầm uất, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị huỷ diệt, tan hoang khi giặc đến

- Con sông vô tri vô giác cũng ngùn ngụt chí căm thù

- Những  ngôi nhà chìm trong biển lửa, cuộc sống bình yên không còn nữa, thay vào đó là sự đau thương và mất mát

d) Hai câu kết

- Hai câu cuối cho ta thấy tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng tan thương của đất nước

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

- Câu hỏi tu từ không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà nằm ngay trong câu hỏi

- Câu hỏi tu từ nhấm mạnh nội dung mà nhà thơ muốn truyền tải đến nhân dân. Dân tộc này cần người có trách nhiệm, gánh vác, đối phó với giặc ngoại xâm

- Nhân dân lầm than, cơ cực, chống lại ách áp bức 

- Hai câu thơ cuối không chỉ thể hiện sự thương xót của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan mà còn là thái độ căm thù giặc và sự thất vọng khi triều đình còn chưa chăm lo được tốt cho đời sống của nhân dân

- Câu hỏi tu từ còn nhằm mục đích kêu gọi những người yêu nước đúng lên chống giặc ngoại xâm

* Kết cấu đề-thực-luận-kết chặt chẽ

- Ngôn ngữ trong thơ mang đậm màu sắc Nam Bộ

- Phép đảo ngữ, ẩn dụ giúp cho người đọc hình dung ra được sự hoảng loạn, kinh của người dân trong cảnh chạy giặc

- Câu hỏi tu từ giúp bộc lộ tâm trạng của nhà thơ lúc bấy giờ

- Bút pháp hiện thực, trữ tình

=> Nghệ thuật đặc sắc đã góp phần thành công cho bài thơ

Kết bài

- Bài thơ Chạy Giặc là bài thơ tiêu biểu cho văn học yêu nước, chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX

- Là lời tố cáo đanh thép về tội ác của thực dân Pháp. Đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo, sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu

=> Tự hào về quê hương, truyền thống dân tộc


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net