Hình tượng Tnu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua 2 nhân vật: Tnú ("Rừng xà nu"- Nguyễn Trung Thành) và Việt ("Những đứa con trong gia đình" -Nguyễn Thi)  

1.MB: 

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sĩ. Đặc biệt hơn cả là giai đoạn văn học 1945-1975, giai đoạn mà  phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ được bộc lộ rõ rệt. Hai truyện ngắn "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành và "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi là hai tác phẩm thành công nhất trong giai đoạn này. Tnú và Việt là hai nhân vật chính của hai tác phẩm. Qua hai nhân vật, tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã khắc họa được hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. 

2.TB

NV TNUS:

- Sơ lược t/g,t/p:  Phần 1.

-Ptích nhvat

~Con người có cá tính, bất khuất, kiên trung, đã vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.

+ Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách mạng .Ngay từ nhỏ anh đã là người gan dạ, dám đi tiếp tế lương thực cho cán bộ, làm liên lạc cho cán bộ từ xã lên huyện . Và cũng từ đấy Tnú bộc lộ một trí tuệ hơn người . "Nó không thích lội nước chỗ êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi, vượt lên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như con cá kình" bởi theo Tnú "Qua chỗ nước êm thàng Mĩ – Diệm hay phục , qua chỗ nước mạnh nó không ngờ" . Giặc vây các ngả dường thì Tnú leo lên một cây cao , nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà di , lọt qua tất cả các vòng vây . Tnú nghe theo anh Quyết , cố học chữ để sau này thay anh lãnh đạo cách mạng . Quyết tâm học chữ của Tnú thể hiện dứt khoát trong hành động tự đạp hòn đá vào đầu , máu chảy ròng ròng khi cậu thua Mai trong việc nhớ những con chữ . Tnú từ nhỏ đã tâm niệm trong đầu câu nói của cụ Mết : Cán bộ là Đảng , Đảng còn , núi nước này còn . Trong một lần chuyển thư của anh Quyết gửi về huyện , Tnú bị giặc bắt . Họng súng chĩa vào tai lạnh ngắt , Tnú kịp nuốt luôn cái thư . Giặc giam cầm , tra khảo Tnú dã man , lưng Tnú dọc ngang vết dao chém nhưng anh quyết không khai một lời .Anh tìm cách vươt ngục về làng và tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo dân làng chuẩn bị chiến đấu . Sức mạnh của anh dường như tăng thêm bởi sự hun đúc của một tình yêu lớn với một người con gái luôn luôn hiền dịu, nhượng nhìn , của một gia đình hạnh phúc cùng Mai và đứa con nhỏ .

+Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc: sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: của bản thân, của gia đình, của buôn làng. Hạnh phúc gia đình lứa đôi của Tnú đang đẹp như ánh trăng rằm lung linh tỏa sáng cả núi rừng Tây Nguyên. Thì kẻ thù tàn bạo đã đập vỡ tổ ấm yên vui của Tnú và gieo rắc tang thương cho dân làng Xô Man "Chúng nó đóng lại trong làng bốn đêm. Ngọn roi của chúng không từ một ai. Tiếng kêu khóc dậy cả làng". Độc ác hơn chúng đã giết vợ con Tnú bằng trận mưa roi sắt, hòng uy hiếp tinh thần Cách mạng của anh, người cầm đầu, linh hồn của cuộc nổi dậy. Đoạn văn diễn tả sự bất lực của Tnú trước cái chết của vợ con thật bi thương tràn đầy xúc cảm và ấn tượng "Tnú đã bỏ gốc cây của anh. Đó là một cây vả. Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy... bụng anh như có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn". Căm thù đau nhói trong tim và bừng cháy trong hai con mắt - một chi tiết thật dữ dội. Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Nhưng không còn kịp nữa!  Tnú bị bắt, bị trói. Vợ và con chết cả rồi nhưng Tnú không khóc. Anh ghìm nén nỗi đau, cố gắng vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục sống và chiến đấu. Trước cái chết cận kề, Tnú không hề run sợ mà anh cảm thấy mình thật bình thản. Anh nghĩ "Đứa con chết rồi. Mai chắc cũng chết rồi,Tnú cũng sắp chết". Nhưng Tnú không sợ, điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là "rồi khi có lệnh của Đảng cho đánh ai sẽ lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc? Bị kẻ thù tra tấn tàn bạo nhưng bản lĩnh của người cộng sản trong Tnú lại rất kiên cường, vững chãi: Để uy hiếp tinh thần cách mạng của dân làng Xô Man và uy hiếp tinh thần của Tnú. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của anh. Chúng định dùng lửa để thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô man. Nhưng chúng đã nhầm. Chính ngọn lửa trên mười đầu ngón tay của Tnú đã thắp lên ngọn lửa đồng khởi, ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man. 

+Sau khi được cụ Mết và thanh niên giải thoát bằng chính giáo mác anh và buôn làng mài , Tnú gia nhập lực lượng chính quy .Tnú vượt qua bi kịch cá nhân, trở thành người chiến sĩ, người cán bộ có tinh thần kỷ luật cao.

=> Tóm lại, hình tượng Tnú là hình tượng điển hình tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường đi đến cách mạng của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại chống Mỹ. Đó là con người gan góc, dũng cảm,trung thực, sống gắn bó với quê hương, luôn yêu thương gia đình và luôn trung thành với cahs mạng

-Nghệ thuật thể hiện:   Ngôn ngữ sử thi hào hùng kết hợp với chất lãng mạn say mê. Cách dựng truyện, tạo bối cảnh phù hợp. Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm. Nhân vật được tạo dựng bằng bút pháp sử thi. Tnú là nhân vật anh hùng, nhân vật đó còn sống, lại hiện diện trong từng lời kể của cụ Mết, đang hiện diện trước mắt dân làng. Vì thế tính chân thực càng cao, càng hào sảng.

NHÂN VẬT VIỆT

-Sơ lược t/g,t/p:

 Nhà văn Nguyễn Thi (1928 – 1968) là một cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền nam thời chống Mĩ. Trong văn chương của Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực cái dữ dội của chiến tranh vừa đằm thắm chất trữ tình. Nguyễn Thi gắn bó với vùng đất nam bộ nên những nhân vật tiêu biểu trong truyện của ông là những người nong dân namm bộ hồn nhiên trung hậu nhưng anh dũng kiên cường. Truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình" 1966 là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi được việt trong những ngày nhân dân nam bộ anh dũng kiên cường đánh Mĩ. Truyện kể về những đứa con trong gia đình giàu lòng yêu nước quyết tam chiến đấu để trả thù nhà đền nợ nước. Hai nhân vật trung tâm của tác phẩm là Việt và Chiến nhưng nhân vật được nhà văn tô đậm nhất là nhân vật Việt.

-Pt nv:

   + Mặc dù trong truyện ngắn nhân vật Việt được tác giả khắc hoạ là một chiến sĩ kiên cường dũng cảm trên mặt trận nhưng trong đời sống Việt vẫn là một chàng trai tre có tính cách hồn nhiên vô tư như bao chàng trai khác.  Việt luôn luôn giữ trong mình cái ná thun mà từ nhỏ Việt đã từng bắn chim. Còn hiện tại, Việt cầm súng tự động, bá súng còn thơm gỗ đánh Mĩ bằng lê, cái ná thun vẫn còn nằm gọn trong túi áo. Bị thương nặng đến đêm thứ hai, trong bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo, Việt không sợ chết mà lại sợ bóng đêm và sợ ma.Việt rất yêu thương chị Chiến nhưng hay tranh giành với chị, từ những đêm soi ếch ngoài ruộng đến việc lập chiến công. Soi ếch thì chú Năm phải đứng ra phân xử vì chị Chiến và Việt ai cũng giành phần nhiều là của mình, và chị Chiến bao giờ cũng nhường Việt. Sau này lớn lên, vết đạn bắn thằng Mĩ trên sông Định Thủy, chị cũng nhường...

+ Tuy sống hồn nhiên vô tư nhưng Việt không vô tâm với những người xung quanh. Việt luôn yêu thương cha mẹ chị em trong gia đình và người thân cũng như đồng đội xung quanh. Vốn mồ côi, chị Hai ở xa, đứa em út còn nhỏ, tình cảm thương yêu của Việt đối với chị thật sâu đậm. Sau khi cùng ghi tên vào bộ đội, sắp xếp việc nhà xong, Việt và Chiến cùng khiêng bàn thờ mẹ sang gửi bên nhà chú Năm. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.. Ngoài tình thương chị, Việt còn rất thương mến chú Năm. Tình cảm đó hình thành từ nhừng ngày Việt còn nhỏ. Việt thương chú Năm vì hồi đó chú hay bênh Việt. Mỗi khi cất giọng hò, chú làm như Việt chính là nơi cụ thể để chú gởi gắm những câu hò đó, hoặc chính Việt là những câu hò đó. Theo từng hình ảnh liên tưởng của chú Năm, có khi Việt biến thành tấm áo vá quàng hoặc con sông dài cá lội..., khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công hoặc ngôi sao sáng ớ Tháp Mười. Trong lúc Việt bị thương, hình ảnh của cha mẹ thân yêu luôn chập chờn ẩn hiện trong hồi ức của Việt với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào. Dường như cả cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ lặng lẽ trong đêm của má, có những nguy hiểm gian lao mà má đã trải qua một cách không hề sợ hãi, tất cả đều được gom lại và dồn vào trong ý nghĩ cuối cùng này: "Để má ráng nuôi bây lớn coi bây có làm được gì cho cha mày vui không?"

- Nhà văn Nguyễn Thi tập trung khắc hoạ nét tính cách nổi bật của nhân vật Việt là tính cách của một con người dũng cảm kiên cường.Khi còn ở nhà "ý nghĩ đi bộ đội luôn thôi thúc Việt" đến nỗi "Việt đi đâu chị Chiến cũng dòm chừng coi Việt có bọc quần áo theo không" vì sợ Việt trốn nhà đi bộ đội. Mặc cho chị Chiến can ngăn Việt vẫn không nhường chị đi bộ đội trước Việt vẫn giành chị để được đi. May nhờ chú năm xin cho cả hai đi bộ đội thì mọi việc mới ổn.Những ngày ở chiến trường Việt luôn tỏ ra là một chiến sĩ dũng cảm kiên cường trong một trận đánh ác liệt sau khi tiêu diệt được một xe bọc thép đầy Mĩ Việt bị thương nặng kiệt sức nằm giữa rừng vẫn ở trong tư thế chiến đấu "Việt vẫn còn đây nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng ngón cái còn lại sẵn sàng nổ súng". Không chỉ ở tư thế chiến đấu mà Việt còn kiên cường hơn thế tự lết thân mình về phía mặt trận "Việt đã bò đi được một đoạn cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo chính trận đánh đang gọi Việt đến". Việt mang nặng thù nhà nợ nước nên tinh thần chiến đấu luôn thôi thúc Việt và Việt đã chiến đấu đúng nghĩa của một người anh hùng. Việt là hình ảnh của một người thanh niên thời đại mới có khí phách kiên cường bất khuất.

  =>vậy nv Việt hiên lên vừa là 1 cậu em dễ thương vừa là 1 ng chiến sĩ có lòng căm thù giặc sâu sắc, dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Việt cũng tiêu biểu cho những ng chiến sĩ, những con người Nam Bộ một lòng với tổ quốc, căm thù giặc sâu sắc.

-NT: Với kết cấu tác phẩm theo lối đồng hiện, với nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật đa dạng độc đáo và ngôn ngữ đời thường giàu chất nam bộ, nhà văn đã xây dựng được nhân vật Việt một cách sinh động. Nhân vật Việt là mẫu người anh hùng của nhân dân nam bộ thời đánh Mĩ. Họ vừa mang nặng mối thù chung và mối thù riêng đã ra đi chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

*So sánh 2 nhân vật: 

- Họ đều là những điển hình của con người Việt Nam kháng chiến mang thân phận bi kịch, chịu nhiều đau thương, mất mát, giàu tình cảm, căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước, quê hương.

- Tuy nhiên, ở mỗi nhân vật lại có những vẻ đẹp riêng. Tnú được khắc họa trong sự gắn bó với buôn làng. Nhân vật mang đậm dấu ấn người anh hùng trong sử thi của đồng bào dân tộc miền núi. Việt được khắc họa trong mối quan hệ gia đình. Nhân vật gần gũi với cuộc sống đời thường, mang đặc điểm, phẩm chất của một chàng trai mới lớn. Cả hai nhân vật vừa mang nét cá tính riêng , vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. 

Nhân vật Việt: Với nghệ thuật trần thuật tác giả để cho nhân vật tự kể về cuộc đời của mình và các nhân vật khác theo dòng hồi tưởng; giọng điệu tự sự kết hợp trữ tình; ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ; xây dựng nhân vật sinh động qua miêu tả hành động và nội tâm tinh tế . Nhân vật Tnú: Hiện lên qua lời kể của tác giả, lời kể của cụ Mết, giọng kể mang đậm tính sử thi; ngôn ngữ , hành động mang đặc trưng của người Tây Nguyên; phân tích thế giới nội tâm nhân vật sắc sảo.  

3.KB: 

+ 2 nhân vật góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của truyện

+ Vẻ đẹp của nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Việt Nam: chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

+ Khẳng định vị trí của 2 nhân vật trong lòng người đọc, rút ra bài học cho bản thân.  


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net