Rừng Xà Nu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.TÁC GIẢ, TÁC PHẨM:

Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là một trong những nhà văn lớn của nền văn học VN hiện đại. Ông cũng là nhà văn quân đội có duyên có nợ với mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Ông từng tâm sự: "TN đối với tôi là niềm tâm sự không bao giờ dứt". Vậy nên ông thường hướng ngòi bút về mảnh đất đỏ ba dan với tiếng cồng chiêng âm vang và những hạt bụi vàng lóng lánh, những tính cách anh hùng, tính cách cao quý của con người trong chiến tranh.

Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất có thể kể đến "Rừng Xà Nu" được viết năm 1965 khi đế cuốc Mĩ ồ ạt vào miền Nam. tác phẩm được coi là "Hịch tướng sĩ" thời chống Mĩ vì khả năng lay động tâm hồn và khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân.

Tác phẩm kết cấu theo lối truyện lồng truyện. Câu chuyện của tác giả về làng Xô Man được lồng trong câu chuyện của cụ Mêt về Tnu. Tác giả chọn ngôi kể thứ 3 nhưng nhiều đoạn lại hóa thân thành nhân vật đẻ kể chuyện theo lối nửa trực tiếp. Vậy nên câu chuyện có lỗi kết cấu độc đáo sinh động, hấp dẫn. TÍNH SỬ THI được dồn nén trong câu chu

2.TÓM TẮT

Mở đầu truyện là cảnh rừng xà nu bạt ngàn đứng trong "tầm đại bác "của giặc đang ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng Xôman. Sau 3 năm đi lực lượng, Tnú được cấp trên cho phép về thăm làng một đêm. Bé Heng nay đã trở thành một giao liên chững chạc, nhanh nhẹn. Dít nay đã trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội vững vàng. Đêm hôm đó, cụ Mết đã kể cho cả dân làng nghe về cuộc đời Tnú. Hồi đó Mĩ Diệm khủng bố gắt gao, được anh Quyết dìu dắt Tnú cùng Mai tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng từ nhỏ. Giặc bắt anh, sau 3 năm anh lại vượt ngục Kontum trở về. Lúc này anh Quyết đã hi sinh, Tnú lấy Mai. Anh tiếp tục cùng dân làng mài giáo mác chuẩn bị chiến đấu. Giặc nghe tin, chúng về làng càn quét, khủng bố. Kẻ thù bắt vợ con anh, tra tấn tàn bạo ngay trước mắt anh. Căm hờn cháy bỏng, anh đã nhảy xổ ra giữa bọn lính nhưng cũng không cứu được mẹ con Mai. Giặc bắt anh, quấn giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay anh. Cụ Mết cùng thanh niên trong làng đã nổi dậy giết sạch bọn lính cứu Tnú. Sau đó anh gia nhập lực lượng quân giải phóng. Câu chuyện kết thúc bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị, trước mắt họ là những cánh rừng xà nu nối tiếp đến tận chân trời.

3. NHAN ĐỀ

-Nhan đề là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.
- Rừng xà nu là hình ảnh trung tâm có vẻ đẹp riêng, gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên, biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên: sức sống mãnh liệt, kiên cường, bất khuất, khao khát tự do.
- Nhan đề còn gợi chủ đề, cảm hứng sử thi cho truyện ngắn.

4. Ý NGHĨA BÀI VĂN:

Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước và con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

5. NGHỆ THUẬT:

Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: Tập thể anh hùng với đời sống, số phận riêng nhưng lại có những phẩm chất, tính cách tiêu biểu cho một người anh hùng cách mạng mà tiêu biểu là Tnú. Bên cạnh đó, tuyên nhân vật đối địch - Thằng Dục cùng đồng bọn được miêu tả chân thực với những tính cách, phẩm chất tiêu biểu cho kẻ thù xâm lược: gian ác, hung bạo, vô lý,...Nghệ thuật xây dựng thành công hình tượng cây xà nu vừa hiện thực vừa mang đậm ý nghĩa biểu tượng, đem lại chất sử thi và lãng mạn, bay bổng cho thiên truyện.Giọng điệu, ngôn ngữ, không gian nghệ thuật... đậm đà màu sắc sử thi, đậm chất Tây Nguyên.Lối trần thuật độc đáo, lôi cuốn: đan cài câu chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man; xen kẽ thời gian kể chuyện và thời gian của các sự kiện,...


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net