Đặt tên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Gii thiu

Tên ở đây được dùng để chỉ rất nhiều thứ: tên truyện, tên nhân vật, tên triều đại, tên vùng đất, tên vũ khí, tên chiêu thức,...

Tôi cũng không có quá nhiều kinh nghiệm hoặc phát biểu tâm đắc nào về vấn đề này. Nhưng bằng hết khả năng quay phao, dò hỏi gia đình và bạn bè thân thiết, tôi xin phép chia sẻ một số nguồn và phương pháp đặt tên của bản thân.

2. Hướng dn chi tiết

2.1. Tên nhân vt

2.1.1. Ý nghĩa

Ngoại trừ truyện 12 chòm sao và fanfic, tùy theo bối cảnh và sở thích, bạn có thể lên mạng và gõ theo cấu trúc: tên + [nước nào đó] + nữ/nam. Đây là phương pháp cơ bản nhất, dành cho những người vừa tập viết truyện hoặc chuyên về tag oneshot. Hoặc đơn giản hơn, những nhân vật đó là nhân vật quần chúng, không xuất hiện thường xuyên.

Nếu bạn định đặt tên cho một nhân vật quan trọng trong truyện, chúng ta sẽ quan tâm đến nhiều thứ.

Hãy tưởng tượng cái tên bạn đang đặt là tên cho con bạn. Một đứa trẻ vừa ra đời, non nớt, mang theo kỳ vọng của chính bạn. Tôi chắc chắn bạn sẽ không muốn chọn bừa một cái tên ngẫu nhiên (như cái tên Nam trong sách giáo khoa) bạn vô tình thấy đâu đó để đặt cho nó đâu. Hãy xem nhân vật đó là con bạn, và chọn một cái tên thật ý nghĩa cho cuộc đời.

Ví dụ: Angela (thiên thần), Angus (liều lĩnh), Khải Âu (đồng âm với Hải Âu), Khải Ân (ân huệ của trời),...

Khi đặt tên hán việt, tôi thường lên web này (trong mục bình luận) để tìm hiểu nghĩa của chữ hán việt mình sẽ dùng. Sau đó liệt ra một đống tên có thể đặt và dựa theo bối cảnh, quá khứ, vai trò, tính cách,... của nhân vật để quyết định xem có hợp hay không.

Ví dụ: Bạch Hinh - Bạch nghĩa là trắng, Hinh nghĩa là hương thơm. Cái tên này gợi nhớ tới mùi hương thanh tao, điềm tĩnh; tựa một giấc ngủ trưa hè giữa rừng hoa táo gai. Bạch Hinh là một cô gái điềm tĩnh, thông minh, nhưng sức khoẻ yếu ớt, không giỏi trong việc vận động.

Đấy là tên hai chữ, nếu bạn thích tên ba chữ cho nó ấn tượng thì thêm một họ (hoặc từ nào bạn thấy thuận mồm :vv) bất kỳ vào. Họ thường không có ý nghĩa gì ngoại trừ tiết lộ nguồn gốc nhân vật cả, cứ sáng tạo đi.

Ví dụ: Vu Bạch Hinh, Lộ Bạch Hinh, Diệp Bạch Hinh, Ngô Bạch Hinh,...

Cách đặt tên tiếng anh tôi không nhiều kinh nghiệm, nhưng trang web này (tham khảo ở mục bình luận) có thể giúp bạn. Nó sẽ đề cử cho bạn nhiều cái tên bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, phù hợp với nhiều tag khác nhau. Trang web này không chỉ cung cấp chỉ tên người mà còn là tên địa điểm, tên loài, tên vũ khí, tên chiêu thức,... khuyết điểm duy nhất là toàn bộ nó bằng tiếng anh :vv (riêng tên người thì nó đa dạng hơn).

2.1.2. Vn điu

Theo quan điểm của tôi về việc đặt tên sao cho hay, tên của bạn phải có vần điệu đầy đủ, phù hợp với bối cảnh/tính cách nhân vật.

Vần điệu đầy đủ là để đọc thuận miệng, độc giả dễ nhớ. Nếu bạn định đặt tên 3 từ (cho hán việt) thì tốt nhất nên có ít nhất 1 thanh bằng. Nên hạn chế đặt tên có 3 thanh trắc vì lúc đọc sẽ rất chói tai, khó lồng vào lời văn. Nếu bạn quên mất thanh bằng trắc là gì, hãy search google.

Ví dụ:

- Vu Bạch Hinh. Cấu trúc: Bằng-trắc-bằng.

- Chu Doãn Thịnh (Hệ thống đổi đen thay trắng). Cấu trúc: Bằng-trắc-trắc.

- Nguỵ Vô Tiện (Ma Đạo Tổ Sư): Trắc-bằng-trắc.

Còn không thì bạn cứ mang một cái mình thấy đẹp ra (tên của bản thân cũng được) mà nhẩm, tôi khá chắc là nó cũng sẽ mang cấu trúc 1 bằng, 2 trắc như vậy.

Còn nếu là tên 2 từ (cho hán việt) thì không có gì cố kỵ. Dù sao nó cũng chỉ có vài tổ hợp: trắc-trắc, bằng-bằng, bằng-trắc, trắc-bằng thôi; đọc sao cũng thuận miệng mà nên cứ sáng tạo đi.

Về tên tiếng anh, tôi không rõ cách đọc ngoại ngữ lắm nên sẽ không bàn về vấn đề này. Nhưng với tư cách là một độc giả, tôi kiến nghị mọi người nên ít dùng tên quá dài, trừ khi đó là nhân vật đặc biệt (của hoàng gia hay thánh thần gì đó), hoặc nếu bạn thích dùng cái tên dài cho nhân vật chính thì hãy cho nhân vật chính thêm một cái tên thân mật (có từ 3-4 chữ). Nếu không, giả sử như nhìn chữ Allbrania suốt vài chục chương thì độc giả (như tôi) sẽ bị lú đấy. Và một cảnh báo to đùng khác, nếu dùng tên dài thì đừng dùng các tên na ná nhau về cách phát âm hay 3 chữ cái đầu để đặt cho 2 nhân vật thường xuất hiện mà chả có liên hệ gì với nhau, rất dễ gây nhầm lẫn. Tin tôi đi, có rất nhiều người thấy tên tiếng anh thì họ chỉ đọc mỗi 3 chữ cái đầu thôi.

Ví dụ: Allbrania-Allhalia, Galstanyan-Gazanian, Nakashian-Marjanian,...

Một vấn đề khác cần đề cập đến là sự phù hợp giữa âm đọc với tính cách nhân vật. Đây là vấn đề mọi người thường không hay nghĩ tới. Mọi người thường sẽ gặp trường hợp, ngẫu nhiên đọc một cái tên và hình dung ra những đặc tính của nhân vật đó ngay trong đầu. Tại sao vậy? Bên cạnh ý nghĩa đi kèm, nó thường kết hợp với vần điệu.

Thường những cái tên có âm bằng sẽ gợi cho ta liên tưởng tới những người dịu dàng, sâu lắng. Những cái tên có âm trắc sẽ khiến ta nhớ những nhân vật có cá tính mạnh. Những cái tên có chữ "a" khiến ta liên tưởng tới những người lạc quan, và "â" thì là những người nghiêm túc, hướng nội. Còn một số từ đặc biệt như "uyên" thì tuỳ theo cách phối vần, ta sẽ cho ra một con người khó chiều hoặc dịu dàng.

Ví dụ: Chiến - nghe đã thấy chiến rồi. An - nghe rất dễ gần. Ân, Tuấn - nghe rất đáng tinh cậy. Tú - nghe rất độc lập. Dương - nghe rất hào sảng. Trâm - hướng nội. Vân - nhạy cảm.

Nếu âm đọc khiến bạn đau đầu thì tôi mách bạn mẹo nhỏ này. Nhớ cách nhấn trọng âm của từ tiếng anh không? Cứ áp nó vào tên đi. Chuẩn hết ¯\_(ツ)_/¯

Ví dụ: Exciting [ɪkˈsaɪtɪŋ],...

2.1.3. Th t ưu tiên

Một điều mà ai cũng biết mình nên làm nhưng ít người nào làm được đó là khiến nhân vật chính nổi bật hơn nhân vật phụ.

Do đây là chương đề cập đến tên gọi nên tôi cũng sẽ chỉ bàn riêng về tên gọi.

Theo quy tắc đòn bẩy, nếu tên nhân vật chính là tên 3 từ (theo hán việt), thì nhân vật phụ sẽ là tên 2 từ và ngược lại. Nếu tên các nhân vật phụ đa số là âm trắc thì tên nhân vật chính là âm bằng và ngược lại,...

Nếu bạn thấy mấy mẹo trên khó nhớ quá thì cứ nhét một chữ "ă" hoặc dấu hỏi vào tên nhân vật chính. Nhưng đừng ghép cả 2 vào làm một (ẳng), nếu bạn là cha/mẹ ruột bọn nhỏ. Khó hơn cả thì dùng các vần "uyên", "uynh", "oai", hoặc "ich",... nói chung là đẩy vần mạnh vào tên. Đảm bảo con bạn nổi nhất bộ truyện.

Đơn giản hơn một chút, bạn cho nhân vật chính của mình là con lai và giữa một rừng tên tiếng việt, anh/cô ta có tên tiếng nga hay do thái thì chắc chắn độc giả không thể nào nhầm lẫn nổi.

2.2. Tên truyn

Vâng, tới cấp bậc địa ngục - cửa ải khiến vô số bộ truyện phải tồn kho, không được mang ra ánh sáng.

Lãng mạn một tí. Nếu ví bộ truyện như người yêu tiền kiếp của bạn, mối tình đẹp đẽ khiến bạn ở tận kiếp này vẫn đau đáu trong lòng. Hai bạn gắn bó với nhau rất lâu, yêu nhau rất lâu, bạn biết rõ từng thói quen, giọng nói và tất cả đặc điểm trên người người nọ. Cái tên của đối phương cũng vô cùng quen thuộc, bạn cảm tưởng mình đã gọi nó cả trăm ngàn lần rồi, nó nằm ở đầu lưỡi... thế nhưng khi mở miệng bạn lại không thể phát ra bất kỳ âm thanh nào.

Còn thô một tí thì tên truyện bí ẩn như lý do bạn yêu bồ cũ của mình vậy.

Để đặt tên truyện thì có rất nhiều cách. Sau đây tôi sẽ liệt kê ra một số cách phổ biến mình biết.

2.2.1. Ni dung

Vâng, cách đặt tên dễ nhất là tóm tắt nội dung bộ truyện rồi đưa lên tên. Giống như những bộ novel Nhật Bản ấy.

Còn không thì tóm gọn một chút, như "Tỏ tình rồi chết" (Xám - Truyện 12 chòm sao), "Loài hoang dã" (Sói - Truyện 12 chòm sao),...

Điểm mạnh của phương pháp này là nó dễ dùng. Điểm yếu là khó mà gây ấn tượng với độc giả; nếu lỡ tay, bạn sẽ khiến tên dài ngoằng và xui xui sao đó, web không hiển thị hết được luôn :vv

2.2.2. Miêu t nhân vt chính

Nếu tự tin vào khả năng xây dựng nhân vật của mình, hãy phơi bày con của bạn ra ngoài tiêu đề. Ví dụ: "Toàn trí độc giả" (Shingshong), "Kẻ vô lại nhà bá tước", "Candy - cô bé mồ côi", "Sakura",...

Cách để đặt tên theo phương pháp này một cách dễ dàng là liệt ra đặc điểm nổi bật nhất của (nhóm) nhân vật chính và tóm nó lại thành một câu (dưới 6 từ).

Chỗ khó của cách này là bạn phải hiểu rõ nhân vật chính, đặc điểm bạn chọn để làm tên phải bao quát cả nội dung câu truyện. Bạn phải đặt sao cho, hoặc là độc giả đọc một cái là biết ngay nội dung câu truyện, hoặc là người đọc tò mò về câu truyện của bạn.

2.2.3. Trích đon

Trích đoạn để làm ra một cái tên truyện rất thú vị. Vì ngu ngu là bạn thành kẻ đạo văn ngay :vv

Cách tốt nhất là hãy dùng một câu trích dẫn trong truyện của chính bn (và đảm bảo rằng bạn không lấy ý tưởng từ bất kỳ nguồn nào ngoài sách giáo khoa), nhớ tìm câu ngắn một chút, chứ nhỡ mà lấy câu 20 từ thì tốt nhất nên cúng ông địa - để cầu cho web hiển thị hết tên truyện lên giao diện giúp bạn.

2.2.4. Ca dao/tc ng/thành ng

Một cách khác để gây ấn tượng là đặt tên truyện theo câu ca dao/tục ngữ/thành ngữ nào đó. Tất nhiên là hãy chọn một câu thật phổ biến, tránh trường hợp người đọc không nhận ra ý bạn muốn truyền tải.

Ví dụ: An eye for an eye,...

Đối với những câu thành ngữ/tục ngữ có 2 vế, hãy chỉ sử dụng một vế để đặt tên.

Ví dụ: Gần mực thì đen, Gừng cay muối mặn, Có làm thì mới có ăn, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn,...

Đối với thành ngữ/tục ngữ, bạn có thể chọn cách sử dụng nó theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng, cố tình bẻ lệch nghĩa của nó theo hướng hài hước hay mỉa mai cũng được.

Ví dụ: A được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, được ba mẹ cực khổ nuôi lớn, sau này trở thành siêu sao nổi tiếng. Trong giới, A từng được mọi người khen về khả năng vượt khó, quá khứ của A được dùng để làm gương cho fans,... có tiếng là "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Sau này báo chí lật ra sự thật, kể từ khi trở thành siêu sao, A không hề quan tâm tới ba mẹ, trong khi A sống trong cuộc sống nhung lụa thì ba mẹ vẫn làm việc vất vả để mưu sinh, còn có nghi vấn A từ mặt gia đình,... Lúc này B - bạn diễn của A - đến và mỉa mai một câu: "Đúng là gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn." (Sen lớn lên nhờ chất dinh dưỡng của bùn đất, thế nhưng lại chê bùn là hôi tanh).

Mọi người cũng có thể biến tấu thành ngữ/tục ngữ để tạo điểm nhấn. Nhưng biến tấu cũng phải biến tấu sao cho duyên, đừng khiến nó thành trò đùa tục tĩu. Tổ tiên hiện hồn về vỗ mông đấy.

Ưu điểm của phương pháp này là tiêu đề sẽ cực kỳ dễ nhớ, cực kỳ nổi bật. Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất là nó cũng rất dễ bị lu mờ vì tục ngữ/ca dao không có bản quyền, ai dùng cũng được, thành ra xui xui thì truyện của bạn sẽ bị trùng tên với người khác. Khuyết điểm tiếp theo là thường chúng ta khó chọn tục ngữ/ca dao thích hợp cho bộ truyện của mình.

2.2.5. Hình tượng

Một phương pháp tương tự như tục ngữ/thành ngữ là sử dụng hình tượng hoặc ẩn dụ trong tựa đề.

Ví dụ: Mai táng tuổi 18, To the moon and back,...

(Nếu bạn không biết thì người ta ước tính rằng, trung bình trái tim đập trong suốt một đời người có thể tạo đủ năng lượng cho chiếc oto đi từ Trái Đất đến Mặt Trăng và trở về. Vậy nên câu "Love you to the moon and back" mang ý nghĩa "yêu người cho đến khi trái tim này ngừng đập".)

Mt s hình tượng thú v:

- 512 là s tinh trùng được to ra t 1 tế bào khi nguyên trong cơ quan sinh dc ca nam gii.

- Bươm bướm ch có duy nht mt bn tình trong đi. Sau khi giao phi, bướm đc s chết; sau khi sinh con, bướm cái s chết. Vì vy bươm bướm còn là hình nh tượng trưng cho s chung thu, sc son.

- Đom đóm đ trng trong nhng đng c mc, ti mùa hè s n ra và bay lên, sinh sn, ri li chết - rơi vào đng c mc. Vì vy hình nh đom đóm còn có ý nghĩa là s luân hi bt tn (khác vi phượng hoàng là tái sinh bt tn).

- Truyn thuyết v mn châu sa hoa và mn đà la hoa trong Pht giáo.

- Mn đà la hoa ch n 3000 năm mt ln.

- Hoa bướm đêm (hay còn gi đu cánh dơi) không có màu sc rc r vì tương truyn, loài hoa này đã cho đi màu sc ca mình đ to nên cu vng.

Ưu điểm của phương pháp này là dễ làm, dễ gây ấn tượng. Khuyết điểm là bạn cần tìm hiểu kỹ về hình tượng bạn sẽ sử dụng ở tựa đề, và tốt nhất, hình tượng này cũng phải thường xuyên xuất hiện trong truyện. Khi viết, phải có ít nhất 1 lần bạn giải thích về ý nghĩa của hình tượng, đồng thời là giải thích lý do tại sao bạn lại chọn nó đặt tên truyện.

2.2.6. Mt s lưu ý

Tên truyện không được quá ngắn, cũng không được quá dài. Dài là vì không đủ chỗ hiển thị trên web, ngắn là vì truyện sẽ khó tìm trên google.

Giả sử nhé, bây giờ tôi đặt tên truyện là "Mù loà", bạn có tự tin mình sẽ search ra trên thanh công cụ tìm kiếm không?

Nên là trừ khi bạn đã có một danh tiếng nhất định, nếu không đừng dại dột mà thử.

Tôi khuyến khích đặt tên truyện trong khoảng 4-6 từ. Thứ nhất là dễ đọc, dễ nhớ, dễ ghép vần; thứ hai là nó vừa đủ tiêu chuẩn để phân biệt với các truyện khác cùng thể loại, cùng lượng tag. Tất nhiên đây chỉ là khuyến khích, thực ra có đôi khi tựa truyện với 2 chữ hay nhiều nhiều chữ cũng rất ấn tượng. Ví dụ như "Già Lam" (...), "Tan" (...),

2.3. Chun b

Những điều được viết trên kia là để đề phòng cho những trường hợp khẩn cấp. Thực tế, tôi khuyên bạn nên có cho mình một danh sách tên gọi riêng. Kiểu như một ngày nọ, bạn đột nhiên loé lên ý tưởng về cái tên tuyệt đẹp thì bạn tôi ơi, mau viết lại đi chứ ngồi khoe làm gì? Bạn tin tưởng trí nhớ tuyệt mỹ của mình nhưng trí nhớ của bạn có tin bạn không?

Bạn nói hiện tại bạn không có bộ truyện nào thích hợp? Vậy thì tương lai sẽ có, cứ viết vào đi.

Ví dụ như tôi có một bảng excel để lưu các tên nhân vật mình từng nghĩ ra, nó đã tích luỹ được hơn trăm tên hán việt mà tôi thì chẳng dùng bao giờ :vv Tôi sẽ để nó ở đây (trong mục bình luận) để cung cấp tư liệu cho những ai cần.

Tôi còn có một bảng tên truyện riêng, thường được đặt lộn xộn và khi nào bí ý tưởng cho truyện mới, tôi sẽ vào mò lại để tìm.

3. Tng kết

Cách đặt tên của mỗi người mỗi khác nhau, những phương pháp tôi đã đề cập đều mang tính chất tham khảo. Nếu bạn muốn đóng góp thêm cho chương này, xin hãy để lại ý kiến ở phần bình luận.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net