TÂM LÍ NHẬN THỨC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Não bộ là 1 bộ phận cực kỳ phức tạp. Hơn các loài động vật khác, con người có khả năng nhận thức cao và nhạy bén với nhiều tế bào xúc cảm . Mọi hoạt động trong quá trình sống đều ít nhiều có sự góp mặt của nhận thức bao gồm: các quy trình như tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Có thể thấy vai trò của nhận thức trong đời sống là rất lớn và cần có sự nghiên cứu chuyên sâu để hiểu cũng như làm rõ hơn về vấn đề này. 


Những suy nghĩ tình cảm cũng như sự tưởng tượng của ta sẽ được biểu hiện thông qua nét mặt, cử chỉ, hành động và nhất là ánh mắt - cửa sổ tâm hồn. Tương tự như vậy ánh mắt né tránh, nét mặt mất tự nhiên, lời nói lắp,... sẽ là những thứ bán đứng chủ nhân đầu tiên khi ai đó nói dối, trừ phi người đó quá quen với việc này hay một người có năng khiếu bẩm sinh để làm diễn viên chẳng hạn. Còn không, bạn mất tự nhiên, bạn khó xử, bạn chột dạ,... tất cả chỉ trong vài giây người ta sẽ biết có nên đặt niềm tin vào bạn hay không. Biến hóa về tâm lý có thể dẫn đến sự thay đổi về thái độ, cách cư xử. Sau những biến cố cuộc đời, bị kích thích hay ức chế sẽ sinh ra tính cách trầm lặng né tránh thực tại - tự vệ, hay tính không sợ hãi - năng nổ đương đầu trước thử thách. Chướng ngại về tâm lý có thể dẫn đến căn bệnh trầm cảm, tâm lí bóng ma, luôn sợ hãi bản thân bị bỏ rơi, bị cô lập, bị trở thành dư thừa, hay bị đánh đập. Tâm lý tiêu cực này gây ám ảnh không nhỏ đến người bệnh về sau, thành ra người trầm cảm thường có xu hướng bạo lực, tự làm tổn thương bản thân, hay tổn thương những người xung quanh.


Từ đó ta có thể thấy "mọi suy nghĩ hành động đều có nguyên nhân và hậu quả". chúng ta không thể để mặc bản thân với những suy nghĩ lệch lạc. Chúng ta có trách nhiệm kiềm chế điều khiển suy nghĩ của mình sao cho phù hợp, vì mọi suy nghĩ sai lầm đều có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và mọi người. Có một điều mà có lẽ tất cả chúng ta đều làm được: quan tâm đến những người xung quanh chúng ta nhiều hơn, đừng xa cách, đừng lặng im. Ngoài hành vi, cách bài trí không gian sống cũng là một yếu điểm để ta hiểu hơn về con người đó. Ví như một người hay đi một mình, thích yên tĩnh, làm việc đúng giờ, sắp xếp nơi ở ngay ngắn, gọn gàng, và ưa màu tối, thì là con người trầm tính, hướng nội, khó tiếp xúc và gần như khô khốc - không biết gì về lãng mạn và cũng không lúc nào để ý đến các cuộc vui chơi, hội họp. Làm mọi người lầm tưởng y tự cao tự đại, ỷ ta đây này kia. Nhưng thường thì những người sống nội tâm sẽ không quan tâm đến những lời đàm tiếu, dù không thích thì cũng không ngăn cản hay giải thích.


Và chúng ta phải hiểu rằng việc nhận xét chính xác về một con người chưa bao giờ là đơn giản một số ít trong chúng ta sống rất khác với bản chất. Đó là: dù là bất kỳ điều gì xảy ra dù họ đã hoàn toàn sụp đổ nhưng đối với bên ngoài vẫn là câu nói dối "tôi không sao, tôi ổn"; họ cố tỏ ra thật hạnh phúc, vui vẻ; dù nội tâm chứa đầy ưu thương, phiền muộn; họ nặng nề trở về nhà như quả bóng bị xì hơi sau khi làm tốt nhiệm vụ là mặt trời tỏa nắng. Cái lặng lẽ, âm trầm ấy là bản chất, là tính tình sở hữu trong thời gian dài, còn mặt nạ bên ngoài của một con người thì thường rất mau thay đổi. Có thể lí giải như một phần của bệnh đa nhân cách, là rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định.

Hợp tác với Phương Phạm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#khoahoc