C152: Triệu Cát chấm thi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dương Tiễn cười ha ha nói: "Mang đến rồi, chính là bài thi kia."

Triệu Cát liền cười nói: "Giai nhi lại là người biết hàng, được rồi, ngươi đến xem bài thi Thẩm Ngạo trước."

Triệu Cát xuất ra bài thi niêm phong của Thẩm Ngạo, giao cho Triệu Giai, liền cầm lấy bài thi khác xem.

Triệu Cát nhíu mày, bài thi thứ nhất chính là Ngô Bút, hắn đột nhiên ngước mắt lên: "Ngô Bút kia, hẳn chính là con trai Lễ bộ chủ khách lang trung?"

Triệu Cát vừa lạnh nhạt hỏi, Dương Tiễn vội vàng nói: "Đúng vậy, mấy ngày trước đây hoàng thượng còn triệu kiến hắn."

Triệu Cát thở dài, nói: "Hổ phụ không sinh khuyển tử, Ngô Bút này, làm văn chương thi từ rất khá. Phụ thân của hắn cũng rất tốt, gần đây đã làm khó hắn."

Dương Tiễn liền lặng yên không lên tiếng, đi châm trà vì Triệu Cát và Triệu Giai, cẩn thận từng li từng tí mà hầu hạ.

Triệu Cát tiếp tục xem, mấy lần không nhịn được nói chữ tốt, trong chốc lát nói: "Trình Huy này quả nhiên không phụ kỳ vọng của trẫm, hắn viết thiên kinh nghĩa này, có thể nói là tuyệt đỉnh, chỉ sợ Giới Vừa còn trên đời, cũng phải trầm trồ thán phục."

Giới Vừa chính là nhũ danh Vương An Thạch, Vương An Thạch đề cao kinh nghĩa, thủ pháp kinh nghĩa của hắn tự nhiên vô cùng tốt, thế nên đời sau, rất nhiều học sinh hái sao bốn phía, nghiền ngẫm tinh diệu trong bài văn mẫu của hắn. Triệu Cát so sánh kinh nghĩa của Trình Huy và Vương An Thạch, ngay cả Triệu Giai ở một bên xem bài thi Thẩm Ngạo cũng không khỏi động tâm.

Lập tức, Triệu Cát hơi có chút thất lạc nói: "Đáng tiếc, thi từ Trình Huy không thấy tiến bộ, cân nhắc chỗ khiếm khuyết, nếu không người này chắc chắn ổn thỏa đứng đầu bảng."

Dương Tiễn ở một bên cười nói: "Nhắc tới cũng kỳ quái, Quốc Tử Giám làm thơ lợi hại, Thái Học lại làm kinh nghĩa lợi hại, nô tài còn nghe xong một tiết mục ngắn ở trên phố, nói về  thư sinh nào đó, bởi vì tư chất không đủ, bị thê tử của hắn quở trách, thê tử  nói như thế này: Ngươi đọc sách gì, chỉ làm ra thơ Thái Học, kinh nghĩa Quốc Tử Giám, cũng dám đeo khăn chít đầu rêu rao mình tài giỏi..."

Hai người Triệu Cát, Triệu Giai đều buồn cười mà nở nụ cười, Triệu Cát nói: "Ngươi thật là, chỉ nhanh mồm dẻo miệng."

Dương Tiễn cười nói: "Hoàng thượng nói như vậy lại oan uổng nô tài, nô tài hầu hạ hoàng thượng, đã không cần  làm thi từ, càng không cần đi đọc văn chương kinh nghĩa, chỉ cần để cho hoàng thượng thoải mái một ít, nô tài đã cảm thấy thỏa mãn."

Một câu nói kia lại trả lời cực kỳ vừa vặn, bề ngoài bày tỏ sự trung tâm của mình, lại ngăn cản nụ cười trách cứ kia của Triệu Cát.

Triệu Giai cười nói: "Dương công công có thể có phần tâm ý này, xem như vô cùng tốt."

Hai người tiếp tục xem bài thi, Triệu Cát xem cực nhanh, thoáng cái, đã bình luận hơn mười bài thi không sai biệt lắm, vuốt râu nói: "Tài tử đại Tống quả nhiên không tầm thường, mấy bài thi này đều là thượng phẩm." 

Liếc mắt thấy vẻ mặt Triệu Giai si ngốc xem bài thi của Thẩm Ngạo, nhân tiện nói: "Giai nhi, thi từ kinh nghĩa của Thẩm Ngạo như thế nào?"

Liên tục kêu mấy lần, Triệu Giai mới bừng tỉnh, vẻ mặt mờ mịt mà ừ một tiếng, nâng mắt lên đã ngấn lệ nơi khóe mắt.

Triệu Cát âm thầm kỳ quái, nói: "Giai nhi, cầm bài thi tới để trẫm nhìn xem."

Tinh thần Triệu Giai chấn động, đem bài thi giao cho Triệu Cát, trong lòng Triệu Cát lại có chút chờ mong, bài thi có thể làm cho Giai nhi thất thố như thế, thật kỳ quái, liền tập trung tinh thần mà xem kinh nghĩa trước.

'Cổ nhân dùng lễ làm lễ, mà chúng ta hôm nay tự nhiên dùng lễ, chưa hẳn phù hợp cổ lễ, cổ nhân dùng nghĩa vì nghĩa, mà chúng ta hôm nay tự nhiên dùng nghĩa, chưa hẳn phù hợp cổ nghĩa'

Chứng kiến phần khai mở đề này, Triệu Cát không nhịn được, vịn bàn nói: "Khai mở đề như thế, lại có phần có ý tứ, có vẻ rất độc đáo."

Tiếp tục nhìn xuống, cả bài kinh nghĩa vô cùng hoàn chỉnh, toàn bài văn chăm chú triển khai chung quanh phần khai mở đề, cách thức thể hiện cũng không tỳ vết, Triệu Cát liền không nhịn được, cười nói: "Thẩm Ngạo người này thật xảo quyệt, kinh nghĩa của hắn quá tốt, cũng không biết học được phương pháp xử lý từ nơi nào, làm ra được luận văn như vậy."

Nhắc tới kinh nghĩa, quả nhiên cẩn mật, kín không kẽ hở, không tìm được chút sai lầm nào, nhưng đọc hết bài văn, Triệu Cát cảm thấy Thẩm Ngạo viết nhiều như vậy, ngoại trừ khai mở đề này, tất cả còn lại đều vô nghĩa.

Kỳ quái nhất chính là biết rất rõ ràng hắn nói nhảm, lại không tóm ra chỗ sai, nói thông suốt đạo lý, mặc dù ngữ điệu có một chút kinh thế hãi tục, rồi lại điểm đến là dừng, văn phong chuyển tiếp đến nhân nghĩa lễ trí tín.

Kinh nghĩa như vậy, nếu nói hắn không phải là kẻ xảo quyệt, thực sự không có thiên lý.

Triệu Giai nói: "Nghe nói trước khi Thẩm Ngạo vào Quốc Tử Giám, hắn thậm chí ngay cả Tứ thư Ngũ kinh cũng chưa từng đọc qua. Chỉ qua thời gian nửa năm, có thể làm ra kinh nghĩa như vậy, đã xem như kinh thế hãi tục rồi."

Triệu Cát gật đầu, trong lòng không khỏi suy nghĩ: "Giai nhi hình như cũng rất có hứng thú đối với Thẩm Ngạo này, chỉ sợ là chuyên môn đến chỗ tiến sĩ đến hỏi thăm việc học của Thẩm Ngạo." Hắn cười nói: "Nhớ tới kẻ xảo quyệt này, trẫm cũng liền liên tưởng đến bốn chữ kinh thế hãi tục, kinh nghĩa như vậy, cũng chỉ có hắn có thể làm ra được."

Tiếp tục vùi đầu nhìn phần thi từ kia, đề thi từ là hai chữ tương tư. Đề bài này lại làm khó không ít Thái Học sinh, nhất là tài tử như Trình Huy, cả ngày vùi đầu khổ đọc, học vấn tự nhiên nhất đẳng, nhưng hết lần này tới lần khác, chỉ chăm chú đọc sách, lại gác chuyện yêu đương.

Không có ý trung nhân thì sao có thể tương tư? Vì vậy Trình Huy lúc này đây lạc đề trước trận, kinh nghĩa làm vô cùng tốt, ngay cả Triệu Cát cũng động tâm theo đó, hết lần này tới lần khác, cái bài thơ kia lại không lọt vào pháp nhãn của Triệu Cát.

Lễ bộ ra đề tuyển chọn nhân tài kiểu này thật khôn khéo, đề thi này lại làm khó không ít người, thư sinh nghèo khắc khổ nào biết tương tư là gì. Ngay cả giám sinh Quốc Tử Giám, tuy tình cảm dạt dào, chỉ số cảm xúc khá cao, nhưng làm thơ lại vướng chân vướng tay. Bọn hắn bình thường làm chút ít thi từ ái muội, đó là dễ như trở bàn tay, hết lần này tới lần khác, đây là cuộc thi, là trường thi, chấm thi đều là quan viên, tiến sĩ thường ngày, những  bộ mặt nghiêm túc, ai dám viết những thứ quá mức ái muội trước mặt bọn họ?

Bởi vậy, kinh nghĩa trong hơn mười bài thi đều làm vô cùng tốt, nhưng không có một bài thơ nào, có thể làm được việc đánh động nhân tâm, tuy từ ngữ trau chuốt, hết lần này tới lần khác, lại thiếu đi cảm xúc chân tpallàm cho người ta rung động.

Triệu Cát hơi có chút hào hứng, đặt hi vọng cuối cùng trên bài thi của Thẩm Ngạo, vừa xem xét, quả nhiên ngây ngẩn cả người, lẩm bẩm nhắc mãi: "Hỏi thế gian tình là gì, để cho đôi lứa thề nguyền sinh tử. Tốt, tốt..." Mở đầu như vậy, tuy dễ hiểu, lại lưu loát có vần điệu, một ngụm nói toạc ra ý tương tư, thẳng thắn khiển trách lòng người.

Xem tiếp xuống chút nữa, toàn bộ bài thơ viết:
"Vấn thế gian tình thị hà vật,
Trực giao sinh tử tương hứa?
Thiên nam địa bắc song phi khách,
Lão sí kỷ hồi hàn thử.
Hoan lạc thú,
Ly biệt khổ,
Tựu trung cánh hữu si nhi nữ.
Quân ưng hữu ngữ,
Diểu vạn lý tằng vân.
Thiên sơn mộ tuyết,
Chích ảnh hướng thuỳ khứ?

Hoành Phần lộ,(1)
Tịch mịch đương niên tiêu cổ(2),
Hoang yên y cựu bình sở.
“Chiêu hồn”(3) Sở ta(4) hà ta cập,
“Sơn quỷ” (5)ám đề phong vũ(6).
Thiên dã đố,
Vị tín dữ,
Oanh nhi yến tử câu hoàng thổ.
Thiên sầu vạn cổ,
Vi lưu đãi tao nhân(7).
Cuồng ca thống ẩm,
Lai phỏng nhạn khâu xứ.

(Mô Ngư Nhi - Mộ chim nhạn - Nguyên Hiếu Vấn)

Dịch nghĩa

Hỏi thế gian, tình là vật gì,
Mà khiến (những chú chim nhạn này) sống chết hẹn thề nhau?
Dù trời nam hay đất bắc, hai kẻ vẫn luôn sát cánh bên nhau,
Đã trải qua biết bao lúc cùng nhau ấm lạnh.
Niềm vui thú khi hoan lạc,
Nỗi khổ lúc chia lìa,
Chung quy đều chỉ vì có tình si như người nam si tình kẻ nữ.
Lời người phải nói ra đi,
Nhưng đã xa mịt mù trên tầng mây vạn dặm (tức đã chết).
Từ nay ta sớm chiều qua ngàn non tuyết,
Bóng lẻ này biết về đâu cùng ai?

Trên dải sông Phần,
Tiếng nhạc trống, tiêu rộn rã năm xưa nay đã thành tịch mịch,
Rừng cây trải rộng, khói hoang xen lẫn.
Bài “Chiêu hồn” cất lên đâu còn kịp,
Khúc “Sơn quỷ” cũng ảm đạm trong mưa gió.
Trời cũng biết ghen tị,
Há vẫn còn chưa tin ư,
Đôi kẻ yến oanh rồi cũng trở thành nấm đất.
Ngàn mối sầu đành để lưu truyền tới vạn đời sau,
Để đối đãi những tao nhân mặc khách.

(Sẽ có người) hát trong điên cuồng, uống rượu trong đau khổ,
Tới tìm thăm lại nấm mộ chim nhạn này.

Dịch thơ

Hỏi thế gian tình là gì nhỉ?
Mà khiến hẹn thề sinh tử,
Cùng phiêu bạt trời nam đất bắc,
Cánh mỏi lạnh nồng mấy độ.
Hoan lạc thú,
Ly biệt khổ,
Đều là ngơ ngẩn tình nhi nữ.
Lời người muốn ngỏ
Xa tít vạn tầng mây,
Nghìn non tuyết muộn,
Bóng lẻ về đâu nữa.

Sông Phần đó,
Tịch mịch năm nào trống gõ.
Khói hoang như hồi dẹp Sở,
Chiêu hồn khúc Sở kịp chăng ai,
Sơn quỷ khóc nhòa mưa gió.
Trời ghen đố,
Tin chẳng bỏ,
Yến oanh cũng lấp thành hoàng thổ.
Nghìn sầu muôn thuở,
Còn mãi đợi người thơ.
Dốc khổ ca cuồng,
Bên mồ chim nhạn cũ.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.

(1): Chỉ nơi xưa Hán Vũ Đế từng tuần du tới tế thần, tại Phần Âm (thuộc Hà Đông, nay là phía tây nam Vạn Vinh, tỉnh Sơn Tây, do nằm ở phía nam sông Phần mà đặt tên). 

(2): Chỉ tiếng nhạc tiêu trống rộn rã trong bài Thu phong từ.

(3): Tên một thiên trong Sở từ, Tư Mã Thiên cho là Khuất Nguyên làm và nhiều học giả cho rằng để chiêu hồn Sở Hoài Vương, ở đây được nhắc tới với ý chiêu hồn chim nhạn. Tác giả nhắc tới Hán Vũ Đế và việc chiêu hồn Sở Hoài Vương còn ký thác lòng ưu hoài cố quốc.

(4): Thiên Chiêu hồn thường dùng chữ “ta” ở cuối mỗi câu, nhưng không mang ý nghĩa. Sau thường dùng “Sở ta” với ý nghĩa chiêu hồn.

(5): Tên một thiên trong Sở từ, trong đó có những câu:

Lôi điền điền hề vũ minh minh,
Viên thu thu hề dứu dạ minh.
Phong táp táp hề mộc tiêu tiêu,
Tư công tử hề đồ ly ưu.

(Sấm ầm ầm chừ mưa mờ mịt,
Vượn hót dài chừ khỉ rú trong đêm.
Gió vù vù chừ cây thê thảm,
Nhớ công tử chừ trên đường đi đầy ưu tư.)

Cho nên ở bài này mới viết “ám đề phong vũ”.

(6): Thiên Phong vũ trong Kinh thi dùng mưa gió để chỉ lòng nhớ người quân tử.

(7): Chỉ thi nhân, chữ do bài Ly tao của Khuất Nguyên.

Triệu Cát im lặng mà nhìn chằm chằm vào bài thi, tâm tư không thể nắm bắt.

Từ khúc dạo đầu, liền xoay quanh tự hỏi, phá không mà đến. Bài thơ này tên là « Nhạn khâu từ ».

Thì ra tưởng rằng dùng chim nhạn làm đề, khúc dạo đầu vốn là vịnh chim nhạn. Trước đặt bút "hỏi thế gian", lấy cách nghĩ con người thay cho nhạn, giao phó tình yêu cho nhạn, ý tưởng nhân hoá chim nhạn cực kỳ mới lạ. Cũng vì viết về chim nhạn mà triển khai.

Tình yêu thăng hoa đến đỉnh điểm, "Nguyện sống chết vì nhau", "Thề hẹn sinh tử" là thâm tình cực hạn bậc nào?

Đến câu thứ hai, ngòi bút xoay chuyển  lại miêu tả đôi nhạn trải qua "trời nam đất bắc"mùa đông nam hạ tránh rét chờ khi mùa xuân đến lại trở về bắc. "Thời tiết mấy lần ấm lạnh", hai con vẫn sóng vai cùng bay, nương tựa vào nhau, mối tình thắm thiết. Sung sướng đoàn tụ, lại ly biệt chua xót, nhưng không có bất kỳ lực lượng nào có thể tách chúng ra. Mà "oanh nhi yến tử câu hoàng thổ", người yêu đã qua đời, sao có thể sống tiếp một mình. Vì vậy "cuồng ca nâng ly", đau nhức hạ quyết tâm đi theo xuống cửu tuyền, "tới chơi nơi nấm mồ chim nhạn".

Đây là một mẩu chuyện xưa, đằng sau câu chuyện này lại là một mối tình rung động tâm can.

Sau đó ý thơ lại bắt đầu thay đổi, mượn cảnh vật chung quanh phụ hoạ sự đau khổ sau khi chim nhạn tuẫn tình. Tại nơi chim nhạn an nghỉ, thời điểm năm đó Hán Vũ đế đánh Hạng Vũ, tiếng tiêu huyên náo, tiếng hò chèo thuyền nổi lên bốn phía. Ngày nay nước non thanh bình, mây mù dày đặc như dệt, tiếng tiêu trống tuyệt tích, thành nơi tiêu điều. Xưa nay, người và nhạn tuẫn tình, càng làm người ta cảm thấy thật thảm thương. Nhưng người chết không thể sống lại, chiêu hồn không làm nên chuyện gì, sơn quỷ rên rỉ cũng vô ích. Cảnh và tình hoà hợp làm một thể, càng tăng thêm tính bi kịch.

Cuối cùng, tán dương hồng nhạn tuẫn tình, chim nhạn đã chết, tình nghĩa sâu đậm khiến trời cao cũng ghen ghét, mặc dù không thể nói nặng như Thái Sơn, cũng không thể cùng chim nhạn đã chết cùng chôn trong đất vàng. Vẻ đẹp của nó được lưu truyền "thiên thu muôn đời", được người đời sau tán dương.

Từ ngữ thi từ trau chuốt hoa lệ như vậy, đồng thời chỉ trích nhân tâm, làm  người đọc xúc động, không kìm lòng được mà cảm thấy bi thương, phảng phất như bên tai có tiếng chim nhạn quanh quẩn, thanh âm chim nhạn gọi bạn đời, kể lại nỗi sầu muộn tương tư. Không những Triệu Giai, mà ngay cả Triệu Cát thưởng thức tình ý trong thơ, đôi mắt cũng đột nhiên mơ hồ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net