Kinh Tạp A Hàm 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

KINH 861. ĐÂU-SUẤT THIÊN[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Bốn trăm năm ở nhân gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Đâu-suất-đà[2]. Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư Thiên Đâu-suất-đà thọ bốn ngàn năm. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đa văn Thánh đêï tử sau khi mạng chung ở đó không sanh vào trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 862. HÓA LẠC THIÊN[3]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tám trăm năm ở nhân gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Hóa-lạc[4]. Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư thiên Hóa lạc thọ tám ngàn tuổi. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đa văn Thánh đêï tử sau khi mạng chung ở đó không sanh vào trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 863. THA HÓA TỰ TẠI THIÊN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Sáu ngàn năm ở nhân gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Tha hóa tự tại[5]. Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư Thiên Tha hóa tự tại thọ một vạn sáu ngàn năm. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đa văn Thánh đêï tử sau khi mạng chung ở đó không sanh vào trong địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

Như Phật đã nói sáu kinh; cũng vậy, Tỳ-kheo nọ hỏi sáu kinh và Phật hỏi các Tỳ-kheo sáu kinh cũng nói như vậy.

*

KINH 864. SƠ THIỀN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu Tỳ-kheo, với hành, hoặc hình, hay tướng, ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán có hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng và an trụ Sơ thiền; vị ấy không nhớ nghĩ hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy. Nhưng đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức, vị ấy tư duy như là bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như sát hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Đối với những pháp này mà sanh tâm nhàm chán, sợ hãi, phòng hộ. Do nhàm chán, xa lìa, phòng hộ, bằng cửa cam lộ mà tự làm lợi ích cho mình. Đây là tịch tĩnh, đây là thắng diệu, tức là xả ly tất cả hữu dư[6], ái tận, vô dục, diệt tận, Niết-bàn.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 865. GIẢI THOÁT

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục hữu lậu, tâm giải thoát hữu hữu lậu, tâm giải thoát vô minh lậu, với giải thoát tri kiến, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 866. TRUNG BÁT-NIẾT-BÀN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sự sai biệt:

“Nếu không được giải thoát, nhưng do pháp kia, dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, nên thủ Trung Bát-niết-bàn[7]; hoặc không như vậy, thì thủ Sanh Bát-niết-bàn[8]; hoặc không như vậy, thì thủ Hữu hành Bát-niết-bàn[9]; hoặc không như vậy, thủ Vô hành Bát-niết-bàn[10]; hoặc không như vậy, thì Thượng lưu Bát-niết-bàn[11]. Hoặc không như vậy, do dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, do công đức này mà sanh làm Đại Phạm thiên[12], hoặc sanh về cõi Phạm phụ thiên[13], hay sanh về cõi Phạm thân thiên[14].”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 867. ĐỆ NHỊ THIỀN THIÊN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu Tỳ-kheo, với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy, mà dứt hữu giác, hữu quán, bên trong thanh tịnh nhất tâm, không giác không quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng và trụ đệ Nhị thiền; hoặc nhớ nghĩ không hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy; mà đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức tư duy như là bệnh, như là ung nhọt, như là gai nhọn, như là sát hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Đối với những pháp này tâm sẽ sanh ra nhàm chán, xa lìa, sợ hãi, phòng hộ. Do nhàm chán, xa lìa, phòng hộ, bằng pháp giới cam lộ mà tự làm lợi ích cho mình. Đây là tịch tĩnh, đây là thắng diệu, tức là xả ly tất cả hữu dư, ái tận, vô dục, diệt tận, Niết-bàn.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 868. GIẢI THOÁT

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Nếu không được giải thoát, nhưng do pháp kia, dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, nên thủ Trung Bát-niết-bàn; hoặc không như vậy, thì thủ Sanh Bát-niết-bàn; hoặc không như vậy, thì thủ Hữu hành Bát-niết-bàn; hoặc không như vậy, thủ Vô hành Bát-niết-bàn[15]; hoặc không như vậy, thì Thượng lưu Bát-niết-bàn. Hoặc không như vậy, do dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, nên sanh về cõi trời Tự tánh Quang âm[16]; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Vô lượng quang[17]; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Thiểu quang[18].”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 869. ĐỆ TAM THIỀN

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu Tỳ-kheo, với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy, lìa tham hỷ, an trụ xả, chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc, điều mà Thánh nhân nói là xả, với niệm, an trụ lạc, chứng và an trú đệ Tam thiền. Nếu không như vậy, mà với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy, đối với các pháp sắc[19], thọ, tưởng, hành, thức mà tư duy như là bệnh tật, như là ung nhọt, như là gai nhọn, như là sát hại,… cho đến Thượng lưu Bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, do dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, nên sanh về cõi trời Biến tịnh[20]; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Vô lượng tịnh[21]; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Thiểu tịnh[22].”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 870. GIẢI THOÁT

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu Tỳ-kheo, với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy lìa khổ dứt lạc, ưu hỷ trước đã diệt, không khổ không lạc, xả, tịnh niệm[23], nhất tâm, chứng và an trụ đệ Tứ thiền. Nếu không nhớ nghĩ như vậy, mà đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà tư duy như là bệnh tật, như là ung nhọt, như là gai nhọn, như là sát hại,… cho đến Thượng lưu Bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, thì sanh về cõi trời Nhân tánh Quả thật[24]; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Phước sanh[25]; hoặc không như vậy, thì sanh về cõi trời Thiểu phước[26].”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

Như Tứ thiền, Bốn vô sắc định cũng được nói như vậy.

*

KINH 871. PHONG VÂN THIÊN[27]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có vị Phong vân thiên[28] nghĩ như vầy: ‘Hôm nay ta muốn dùng thần lực dạo chơi.’ Khi nghĩ như vậy thì mây gió liền nổi lên. Cũng vậy, như Phong vân thiên; Diệm điện thiên, Lôi chấn thiên, Vũ thiên, Tình thiên, Hàn thiên, Nhiệt thiên[29] cũng nói như vậy.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

Nói như vậy, có Tỳ-kheo hỏi Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo, cũng được nói như vậy.[30]

*

KINH 872. TÁN CÁI PHÚ ĐĂNG[31]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, vào lúc nửa đêm, trời mưa nhỏ, có chớp lóe chiếu sáng. Phật bảo A-nan:

“Ông hãy lấy dù che đèn mang ra ngoài.”

Tôn giả A-nan liền vâng lời lấy dù che đèn, đi theo sau Phật. Đến một nơi, Thế Tôn bỗng mỉm cười. Tôn giả A-nan bạch Phật rằng:

“Thế Tôn không khi nào cười mà không có nguyên nhân. Không rõ hôm nay Thế Tôn vì lý do gì mà mỉm cười?”

Phật bảo A-nan:

“Đúng vậy, đúng vậy! Như Lai cười không phải là không có lý do. Hôm nay khi ông cầm dù che đèn đi theo Ta, thì Ta thấy Phạm thiên cũng lại như vậy, cầm dù che đèn đi theo sau Tỳ-kheo Câu-lân[32]; Thích Đề-hoàn Nhân[33] cũng cầm dù che đèn đi theo sau Ma-ha Ca-diếp; Trật-lật-đế-la-sắc-tra-la[34] Thiên vương cũng cầm dù che đèn đi theo sau Xá-lợi-phất; Tỳ-lâu-lặc-ca[35] Thiên vương cũng cầm dù che đèn đi theo sau Đại Mục-kiền-liên; Tỳ-lâu-bặc-xoa[36] Thiên vương cũng cầm dù đi theo sau Ma-ha Câu-hy-la; Tỳ-sa-môn[37] Thiên vương cũng cầm dù che đèn đi theo sau Ma-ha Kiếp-tân-na.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 873. TỨ CHỦNG ĐIỀU PHỤC[38]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn chúng được điều phục thiện hảo. Những gì là bốn? Đó là Tỳ-kheo được điều phục, Tỳ-kheo-ni được điều phục, Ưu-bà-tắc được điều phục, Ưu-bà-di được điều phục. Đó gọi là bốn chúng.”

Rồi Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Nếu biện tài[39], vô úy[40],

Đa văn, thông đạt pháp;

Hành pháp thứ pháp hướng[41],

Thì đó là thiện chúng.

Tỳ-kheo giữ tịnh giới,

Tỳ-kheo-ni đa văn;

Ưu-bà-tắc tịnh tín,

Ưu-bà-di cũng vậy.

Đó gọi là thiện chúng,

Như mặt trời tự chiếu;

Tăng thiện hảo cũng vậy,

Đó là hảo trong Tăng.

Pháp này khiến Tăng hảo[42],

Như mặt trời tự chiếu.

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

“Như điều phục. Cũng vậy, biện tài, nhu hòa, vô úy, đa văn, thông đạt pháp, nói pháp, pháp thứ pháp hướng, tùy thuận pháp hành cũng nói như vậy.”[43]

*

KINH 874. TAM CHỦNG TỬ[44]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có ba loại con. Những gì là ba? Con tùy sanh[45], con thắng sanh[46], con hạ sanh[47].

“Thế nào là con tùy sanh? Cha mẹ của con không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, thì con cũng học theo không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đó gọi là con tùy sanh.

“Thế nào là con thắng sanh? Cha mẹ của con không thọ giới không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm không nói dối, không uống rượu; nhưng con lại lãnh thọ giới không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đó gọi là người con thắng sanh.

“Thế nào là con hạ sanh? Cha mẹ của con chịu lãnh thọ giới không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu; nhưng con lại không lãnh thọ giới không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đó gọi là con hạ sanh.”

Rồi Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Tùy sanh và thượng sanh,

Cha có trí đều mong.

Hạ sanh, người không cần,

Vì không thể kế nghiệp.

Phép làm người của con,

Là làm Ưu-bà-tắc;

Đối Phật, Pháp, Tăng bảo,

Cần tu tâm thanh tịnh.

Mây tan ánh trăng hiện,

Vẻ vang dòng quyến thuộc.

Sau khi Đức Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

“Như Năm giới. Cũng vậy, kinh Tín, Giới, Thí, Văn, Tuệ cũng nói như vậy.”

*

KINH 875. TỨ CHÁNH ĐOẠN (1)[48]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn Chánh đoạn[49]. Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn[50].”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 876. TỨ CHÁNH ĐOẠN (2)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn Chánh đoạn[51]. Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn[52].”

Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Đoạn đoạn và luật nghi,

Tùy hộ cùng tu tập;

Như bốn Chánh đoạn này,

Chư Phật đều đã dạy.

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 877. TỨ CHÁNH ĐOẠN (3)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn Chánh đoạn. Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn.”

“Thế nào là đoạn đoạn[53]? Tỳ-kheo, pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục[54], phương tiện[55], tinh cần[56], nhiếp tâm gìn giữ[57]. Đó gọi là đoạn đoạn[58].

“Thế nào là luật nghi đoạn[59]? Pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là luật nghi đoạn[60].

“Thế nào là tùy hộ đoạn[61]? Pháp thiện chưa sanh thì khiến cho sanh khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là tùy hộ đoạn[62].

“Thế nào là tu đoạn[63]? Pháp thiện đã khởi, khiến tu tập thêm ích lợi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là tu đoạn[64].”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 878. TỨ CHÁNH ĐOẠN (4)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn Chánh đoạn. Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn.”

“Thế nào là đoạn đoạn? Tỳ-kheo, pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là đoạn đoạn.

“Thế nào là luật nghi đoạn? Pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là luật nghi đoạn.

“Thế nào là tùy hộ đoạn? Pháp thiẹân chưa sanh thì khiến cho sanh khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là tùy hộ đoạn.

“Thế nào là tu đoạn? Pháp thiện đã khởi, khiến tu tập thêm ích lợi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là tu đoạn.”

Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Đoạn đoạn và luật nghi,

Tùy hộ cùng tu tập;

Như bốn Chánh đoạn này,

Chư Phật đều đã dạy.

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 879. TỨ CHÁNH ĐOẠN (5)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn Chánh đoạn. Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn.”

“Thế nào là đoạn đoạn? Tỳ-kheo, pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ; pháp ác bất thiện chưa khởi, thì không cho khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ; pháp thiện chưa sanh, thì khiến cho sanh khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ; pháp thiện đã sanh, thì khiến cho tu tập thêm lợi ích, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là đoạn đoạn.

“Thế nào là luật nghi đoạn? Tỳ-kheo khéo phòng hộ căn con mắt, giữ kín chặt, chế ngự, tiến hướng. Cũng vậy, đối với các căn tai, mũi, lưỡi, thân, ý, khéo phòng hộ, giữ kín chặt, chế ngự, tiến hướng. Đó gọi là luật nghi đoạn[65].

“Thế nào là tùy hộ đoạn? Tỳ-kheo đối với mỗi một tướng tam-muội chân thật, như tướng xanh bầm, tướng sình chướng, tướng mưng mủ, tướng hoại, tướng thú ăn chưa sạch mà khéo bảo vệ hộ trì, tu tập, giữ gìn, không khiến cho sút giảm. Đó gọi là tùy hộ đoạn[66].

“Thế nào là tu đoạn? Tỳ-kheo nào tu tập bốn Niệm xứ, thì đó gọi là tu đoạn[67].”

Sau đó Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Đoạn đoạn, luật nghi đoạn,

Tùy hộ, tu tập đoạn;

Bốn thứ chánh đoạn này,

Những gì Chánh Giác nói.

Tỳ-kheo siêng phương tiện,

Các lậu sẽ sạch hết.

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

“Như bốn Niệm xứ. Cũng vậy, bốn Chánh đoạn, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, Tám đạo chi, Bốn đạo, Bốn pháp cú, Chánh quán tu tập cũng nói như vậy.”[68]

*

KINH 880. BẤT PHÓNG DẬT

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thí như có người tạo dựng công trình nơi thế gian, tất cả đều y cứ vào đất. Cũng vậy, Tỳ-kheo tu tập pháp thiền, tất cả cũng đều y cứ vào không buông lung để làm căn bản, lấy không buông lung[69] làm tập khởi, lấy không buông lung làm sanh khởi, lấy không buông lung làm chuyển khởi. Tỳ-kheo nào không buông lung thì có khả năng tu tập bốn thiền.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

*

KINH 881. ĐOẠN TAM

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt.

“Tỳ-kheo như vậy có khả năng đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

“Như đoạn tham dục, sân nhuế, ngu si. Cũng vậy, điều phục tham dục, sân nhuế, ngu si và sự rốt ráo đoạn tham dục, rốt ráo đoạn sân nhuế, ngu si, xuất yếu, viễn ly, Niết-bàn cũng nói như vậy.”[70]

*

KINH 882. BẤT PHÓNG DẬT CĂN BẢN[71]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thí như trăm thứ cây, cỏ, thảo dược đều nương vào đất mà được sanh trưởng. Cũng vậy, tất cả các pháp thiện đều y cứ vào không buông lung làm gốc. Như đã nói ở trên… cho đến Niết-bàn.

“Thí như hương hắc trầm thủy là loại hương trên các loại hương. Cũng vậy, trong các loại thiện pháp, không buông lung là trên hết.

“Thí như trong các loại hương lâu bền, xích chiên-đàn là bậc nhất. Cũng vậy, trong các thiện pháp, tất cả đều lấy không buông lung làm căn bản. Như vậy… cho đến Niết-bàn.

“Thí như các loài

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net