Chương 229: Càn khôn biến đổi triều cục vừa định

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tuyên xong thánh chỉ, thân thể Tứ Cửu lung lay, hắn nở một nụ cười hài lòng sau khi đứng vững.

Cả đại điện đều im lặng, không ít đại thần mở to hai mắt, cho rằng bản thân nghe lầm. Bọn họ xì xào nói nhỏ với nhau, sau khi xác định đế vương đời kế tiếp thật sự là Phác Thái Anh, ai ai cũng xôn xao.

Ngay cả người đã biết được một chút nội tình như Hình Kinh Phú, Công Dương Hòe và đám người Tần Đức đều có chút kinh ngạc.

Phác Thái Anh thản nhiên đi về phía trước, nhận lấy thánh chỉ trong tay Tứ Cửu.

Thần sắc Tứ Cửu thoáng thả lỏng, hắn thấp giọng chỉ để hai người bọn họ nghe được: "Như vậy lão nô cũng có thể nhắm mắt."

Phác Thái Anh cảm động, nói: "Tứ Cửu công công vất vả."

Tứ Cửu: "Điện hạ, giang sơn Đại Vị sau này giao cho người, lão nô..."

Thượng thư Hộ bộ kích động đứng dậy, hô to: "Việc này tuyệt đối không thể!"

Đám người thoáng chốc yên lặng, mọi người đều dời mắt về phía Thượng thư Hộ bộ, chỉ thấy Thượng thư Hộ bộ đã qua tuổi sáu mươi quỳ rạp xuống đất, vô cùng đau đớn mà nói: "Việc này tuyệt đối không thể, trăm triệu không thể! Từ xưa đến nay dương là càn, âm là khôn! Nam tôn nữ ti, nhi tử kế nghiệp cha mới là thiên đạo! Bệ hạ còn có bốn nhi tử, mặc dù Nhị hoàng tử và Tứ hoàng tử không có tư cách thì tân quân cũng sẽ là một trong hai vị hoàng tử còn lại, nữ...chưa bao giờ có chuyện nữ tử đăng cơ xưng đế, làm người nghe sợ hãi, mất cả thể thống... Như vậy, chờ đến trăm năm sau, chúng ta nhất định sẽ bị hậu nhân nhạo báng, dù Trường An điện hạ có tôn quý thì cũng không thể đảo loạn càn khôn, vi phạm thiên đạo! Nữ đế đăng cơ thì sao có thể khiến tứ hải phục tùng? Đến lúc đó...tất sẽ thiên hạ đại loạn, khói thuốc nổi lên bốn phía, quân không phải là 'quân', quốc không còn là quốc. Trăm năm sau, giang sơn Phác gia sẽ truyền cho người khác họ, Đại Vị chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, dừng ở đời thứ hai, chúng ta đều sẽ là tội nhân thiên cổ!"

Thượng thư Hộ bộ là lão thần hai triều, bởi vì không biết cải đổi nên hắn lên chức rất chậm, hơn sáu mươi tuổi mới ngồi lên vị trí Thượng thư Hộ bộ. Hắn vừa dứt lời, không ít bậc túc nho lần lượt gật đầu tán thành, ánh mắt bọn họ nhìn Phác Thái Anh đều thay đổi. Có mấy người đi ra, quỳ gối ở hàng phía trước: "Chúng thần tán thành, liều chết khuyên can!"

Có người mở đầu nên rất nhiều đại thần đều quỳ xuống đất, hô to theo thói quen: "Xin bệ hạ cân nhắc!"

Nhưng mà, bệ hạ trong miệng bọn họ đã long ngự quy thiên từ lâu.

Phóng mắt khắp đại điện, chỉ còn: Hình Kinh Phú, Thượng Quan Võ, Công Dương Hòe, Tần Đức dẫn đầu quan viên phe Tấn Châu còn đứng, đặc biệt bắt mắt.

Hình Kinh Phú mỉm cười, cuối cùng hắn đã hiểu lời cuối cùng Lạp Lệ Sa nói cách đây mấy ngày trước: "Hình đại nhân, còn có một chuyện này, mong đại nhân tùy cơ ứng biến, ngăn không cho quần thần nghị chúng. Sau khi chuyện thành, ta chắc chắn sẽ đưa lão thái quân và lệnh lang về."

Thì ra, là chuyện này...

Không chờ Hình Kinh Phú mở miệng, Công Dương Hòe đã nói: "Chư vị đại nhân, từ xưa chỉ có người có đức mới có thể bước lên vị trí tối thượng. Tuy Trường An điện hạ là nữ tử, nhưng bệ hạ đã ghi rõ trong di chiếu, điện hạ mới là người thích hợp nhất để xưng đế. Hiện giờ bệ hạ đã băng hà, chúng ta nên tuân theo di chiếu, cố gắng tận trung, giúp đỡ xã tắc!"

Thượng thư Hộ bộ trả lời một cách mỉa mai: "Thứ tử chỉ biết nói bậy! Ngươi đây là muốn mất nước sao? Truyền cho nữ tử, Đại Vị rất nhanh sẽ là thiên hạ của người ngoài!"

Công Dương Hòe và Thượng thư Hộ bộ đồng cấp, bị Thượng thư Hộ bộ hạ thấp chửi rủa ở trước mặt mọi người như vậy, Công Dương Hòe tức giận đến nỗi thay đổi sắc mặt. Thượng thư Hộ bộ đứng dậy, chỉ vào Công Dương Hòe, mạnh mẽ lên án: "Uổng cho ngươi xuất thân từ phủ Tông Chính tự. Nhiều đời Công Dương tộc chưởng quản nội vụ của hoàng thất, bảo vệ sự chính thống của triều đình, hiện giờ hậu nhân của Công Dương phủ lại nói ra lời này, chẳng lẽ không sợ bản thân khiến liệt tổ liệt tông hổ thẹn sao? Nữ tử đăng cơ làm trò cười cho thiên hạ! Chờ đến trăm năm sau, ngươi còn dám đối mặt với tổ tiên Công Dương tộc sao?!"
Công Dương Hòe: "Ngươi..."

Hình Kinh Phú giơ tay ngăn Công Dương Hòe, hắn hít sâu một hơi và cao giọng nói: "Chư vị...hãy nghe bản quan nói một lời."


Hình Kinh Phú: "Lúc nãy...có đại nhân nói muốn liều chết khuyên can. Hiện giờ bệ hạ đã không còn nữa mà chỉ để lại di chiếu này, thử hỏi chư vị khuyên can như thế nào?"

---

Thượng thư Hộ bộ: "Hình đại nhân, người...?"

Hình Kinh Phú: "Tứ Cửu công công, có thể đưa di chiếu cho bản quan xem không?"

Tứ Cửu giao thánh chỉ cho Trần Truyện Tự, người sau chậm rãi đưa thánh chỉ xuống. Hình Kinh Phú giũ ra, ánh mắt lóe lên chút bất ngờ, hắn giơ cao thánh chỉ lên: "Không sai, đây là chữ viết của bệ hạ, ngọc tỷ truyền quốc cũng là thật. Chư vị, tiên đế đã giải thích rõ lý do truyền ngôi cho công chúa thay vì hoàng tử trong di chiếu này. Chẳng lẽ tiên đế không nhìn xa trông rộng bằng các vị sao? Ở đây có không ít đại nhân là lão thần hai triều, các ngươi cũng biết tác phong của tiên đế. Các ngươi có nhớ tiên đế đã tiếp quản cục diện rối rắm như thế nào từ thời tiền triều không? Hai mươi năm qua, tiên đế cần chính ái dân, việc gì cũng tự làm lấy, an dân sinh, bình Lạc bắc, thống nhất tứ hải, có thể nói là minh quân thiên cổ! Chẳng lẽ người không hiểu chuyện này sao? Chúng ta làm thần tử, trung quân ái quốc mới là bổn phận, phụ tá tân đế, cúc cung tận tụy mới không phụ ơn trạch của bệ hạ. Mọi người đều biết, tính cách Thất điện hạ quái gở, cũng chả biết năng lực ra sao. Bát điện hạ còn nhỏ, thế mực mẫu gia Lệ phi nương nương khổng lồ, sẽ có nguy cơ ngoại thích làm loạn... Bệ hạ đã giải thích rõ ràng trong di chiếu, có thể nói là dụng tâm lương khổ. Xin chư vị đại nhân giương mắt nhìn giang sơn vạn dặm này, đây chính là giang sơn mà bệ hạ dốc hết tâm huyết và máu của mình trong suốt hai mươi năm qua! Chẳng lẽ bệ hạ không muốn giang sơn tiếp tục được truyền thừa? Ở đây, chư quân nào không đọc đủ thứ sách thánh hiền? Chẳng lẽ các ngươi chưa từng nghe qua đạo lý 'không bám vào một khuôn mẫu' sao? Lúc loạn thế thì càng phải tuân theo lễ nghi, bản quan tin tiên đế không sai!"
---

Hình Kinh Phú: "Ngôn quan đâu!"

Ngôn quan: "Có hạ quan."

Hình Kinh Phú: "Ghi chép hết tất cả những gì xảy ra trong ngày hôm nay lại... Sự khổ tâm của chư vị đại nhân, ngôn quan đều sẽ ghi nhớ từng chuyện một. Nếu bản quan nhìn lầm, thì hãy để bản quan bị người đời sau bêu danh đi!"

Thượng Quan Võ giơ tay, Mạc Phi đang canh giữ ở xa lập tức dẫn một đội binh U Châu chạy tới. Những binh lính đó đều bưng khay, trên khay là một bình sứ màu xanh biếc, nếu đếm cẩn thận thì sẽ phát hiện số bình sứ bằng với số triều thần trong điện.

Binh lính bưng khay xếp hàng ngay ngắn, Thượng Quan Võ lạnh lùng nói: "Bản tướng quân phụng chỉ vào kinh bảo vệ thiên uy. Phàm là người kháng chỉ không tôn thì hãy đến chỗ bệ hạ cáo trạng bản tướng quân đi!"

Thượng thư Hộ bộ còn muốn nói lý, nhưng Thượng Quan Võ đã trực tiếp rút bội đao trên eo một binh lính ra, đặt trên cổ Thượng thư Hộ bộ: "Hôm nay là ngày đại hỉ, bản tướng quân không muốn nhìn thấy máu. Ngươi đừng vội kích động nhân tâm nữa, có gì bất mãn thì đến chỗ bệ hạ khởi tấu đi."
Thượng thư Hộ bộ tức giận đến mức phát run, hắn lẩm bẩm "ngươi" một lúc lâu mà vẫn chưa nói được từ thứ hai. Hắn tránh lưỡi đao, nặng nề đi tới trước khay, giơ tay lên nhưng lại chậm chạp không cầm lấy bình sứ.

Hình Kinh Phú khuyên nhủ: "Thượng thư đại nhân...sao ngươi phải khổ như vậy chứ? Triều đình mới cũ luân phiên, đây đúng là lúc cần dùng người, ngươi hãy suy nghĩ lại đi!"

Thượng thư Hộ bộ run tay, hắn thở dài một tiếng rồi phất tay áo bỏ đi.

Nhưng lại có một Ngự sử tính tình cương liệt xông lên phía trước, cầm lấy bình sứ: "Từ xưa đã có di huấn: Hậu cung không được tham gia vào chính sự. Hôm nay quyền thần gian nịnh nắm quyền, ngôn quan và Ngự sử chúng ta không có cửa khuyên can, không xứng với thiên chức! Chư vị đồng liêu, bản quan đi trước một bước!" Nói xong, hắn dứt khoát uống hết chất lỏng trong bình.
Thuốc độc vào máu là chết, chỉ mới có mấy nhịp thở mà thất khiếu của tên Ngự sử này đã đổ máu, ngã xuống đất bỏ mình.

Thượng Quan Võ khẽ cười, vỗ tay khen ngợi: "Hay, có khí phách. Lát nữa mấy người các ngươi hãy mang di thể vị đại nhân này về nhà đi." Nói xong, hắn quay đầu nhìn thoáng qua: "Còn ai nữa?"

---

Trong lần đăng cơ này, có tổng cộng ba người chết. Khi người thứ ba thống khổ ngã xuống, Thượng Quan Võ vẫn hỏi câu hỏi cũ, nhưng đại điện lặng ngắt như tờ.

So với sự kịch liệt của quan văn thì võ quan im lặng lạ thường, nhưng Phác Thái Anh lại nhìn thấy vẻ khó chịu trên mặt những vị tướng quân đó, nàng biết chuyện này sẽ không kết thúc dễ dàng như vậy.

Sau khi di chiếu có hiệu lực, đại điển đăng cơ tạm thời không thể tổ chức, bởi vì triều phục của đế vương được chế tác vô cùng rườm rà, cần một trăm tú nương thêu trong ba năm thì mới có thể hoàn thành.
Hôm sau, Phác Thái Anh, Lạp Lệ Sa và Lạp Ngọc Tiêu dẫn bách quan đi tế bái tổ miếu, đốt tấu biểu, cũng tuyên cáo chiếu thư đầu tiên sau khi nữ đế đăng cơ cho tứ hải.

Tháng năm năm Cảnh Gia thứ mười sáu, Trường An công chúa Phác Thái Anh đăng cơ, sửa niên hiệu thành Thừa Khải.

Tôn Phác Nhượng làm: Thánh Tông Khải Thiên Hoằng Vận Văn Vũ Duệ Nhân Cung Kiệm Khoan Dụ Hiếu Kính Thành Tín Công Trí Đại Thành Đức Hoàng Đế.

Nội dung là: Đại xá thiên hạ, mở ân khoa, giảm thuế cho cả nước ba năm. Bởi vì hai chữ "Thái Anh" là tên thông dụng, cho nên Phác Thái Anh chọn làm tên húy, cũng đổi tên thành: Phác Trường An.

Ngoài ra, nàng còn mở một cuộc ban phong lớn cho nội đình và tiền triều: Sắc phong Lạp Lệ Sa làm hoàng phu, Lạp Ngọc Tiêu làm Yến Dương công chúa, âm phong Lục Trọng Hành làm Trung Liệt Hầu và cho phép thừa kế võng thế, phong Thất hoàng tử Phác Ly làm Hoài Dương Vương, Bát hoàng tử Phác Bảo làm Lâm Giang Vương, Phác Tố Nữ làm Quỳnh Hoa trưởng công chúa, Phác Xu Nữ vẫn là Chước Hoa công chúa, nhưng phá lệ ban tám ngàn hộ thực ấp. Thượng Quan Võ được phong làm Đại Tướng quân vương, thừa kế võng thế, đất phong ở U Châu, vẫn thống lĩnh quân vụ ở phương bắc, mà hắn cũng là vị vương khác họ đầu tiên từ khi Vị Quốc khai triều tới nay. Hình Kinh Phú được phong làm Hộ Quốc Công cho phép truyền thừa ba đời, vẫn kiêm chức Trung thư lệnh. Công Dương Hòe được phong làm thái uý, triều thần xuất thân từ Tấn Châu hoặc ít hoặc nhiều đều được thăng chức.
Trong chiếu thư, Phác Thái Anh không những không đề cập đến chuyện Phác Đạt mưu phản mà còn phong Phác Đạt làm Du Vương [1]. Phong hào "tì vết không che được ánh ngọc" này cũng chứng minh rằng, dù Phác Đạt từng lầm lỡ thì hắn vẫn là một vị huynh trưởng tốt trong lòng Phác Thái Anh.

[1] Du có nghĩa là ngọc đẹp.

Phong hào của các phiên vương cũng cần phải được lưu ý. Phong hào một chữ là phong cho hoàng tử, còn phong hào hai chữ là cho huynh đệ hoặc tông thân. Mấy vị hoàng tử qua đời lúc trước đều có phong hào một chữ, mà hai vị hoàng tử còn sống là do Phác Thái Anh phong, cho nên phong hào của họ có hai chữ.

Điều này cũng cho thấy Phác Thái Anh đối đãi lễ ngộ và khoan dung với Phác Đạt thế nào, nàng thay tiên đế ban cho hắn phong hào một chữ, cũng đặc xá tội mưu phản.
Quan trọng nhất chính là: Bởi vì là âm phong sau khi chết, cho nên nhi tử của Phác Đạt có thể kế thừa phong hào "Du Vương", nếu truyền tới đời sau thì sẽ sửa thành phong hào hai chữ, đến đời thứ ba lại thêm một chữ, đến đời thứ tư thì không thể xưng vương nữa, như vậy đã cho con cháu Phác Đạt phú quý cả đời.

Phác Thái Anh làm vậy khiến cho các đại thần từng ở phe "Ngũ đảng" bớt hoảng sợ hơn nhiều, không ít triều thần có thành kiến đều thay đổi cái nhìn về nàng.

Có lẽ...thật đúng như lời trong di chiếu: Vị nữ hoàng bệ hạ này "thông tuệ dày rộng, đức trọng trang nhàn".

Thượng Quan Võ tạm thời không rời khỏi kinh thành, một là bọn họ lo võ quan làm loạn, hai là Lạp Lệ Sa đề nghị chỉnh sửa biên chế của Ngự Lâm quân để đảm bảo an toàn cho Phác Thái Anh.
Phác Thái Anh chuyển tới Cam Tuyền cung, đổi tên Vị Ương cung thành Thừa Triêu cung và ban cho Lạp Lệ Sa. Theo lễ: Hoàng phu giống như Hoàng Hậu, Lạp Lệ Sa vốn nên ở Phượng Tảo cung, nhưng Phác Thái Anh yêu quý tài hoa của Lạp Lệ Sa, nàng còn muốn Lạp Lệ Sa quay lại triều đình sau khi triều cục đã hơi ổn định. Vị Ương cung được xây lại từ Đông Cung tiền triều, vừa gần Cam Tuyền cung vừa xa hậu cung, để Lạp Lệ Sa ở là thích hợp nhất.

Phủ đệ của Trường An công chúa ngoài cung thì ban cho Quỳnh Hoa trưởng công chúa. Chỉ chớp mắt mà nữ đế đã đăng cơ gần một tháng, khoảng thời gian này số lần Lạp Lệ Sa nhìn thấy Phác Thái Anh có thể đếm được trên đầu ngón tay. Trong triều đọng lại không ít sự vụ, còn có rất nhiều chuyện cần Phác Thái Anh xử lý.

Phác Thái Anh chỉ có thể ngủ nhiều nhất hai canh giờ mỗi ngày, nếu không thượng triều thì nàng phải phê duyệt tấu chương, cả người nàng đều gầy đi rất nhiều.
Các triều thần đều thấy nữ đế xử lý mọi chuyện gọn gàng ngăn nắp, thậm chí còn có những kiến giải rất trưởng thành. Bọn họ ngoài miệng không nói nhưng trong lòng vô cùng thán phục.

Người có tâm rất nhanh đã phát hiện: Chữ viết của Phác Thái Anh giống hệt chữ của tiên đế sau khi người bị bệnh. Bọn họ bừng tỉnh: Thì ra tiên đế đã sớm bồi dưỡng Trường An điện hạ làm nữ hoàng đời sau.

Nhớ lại mấy năm nay: Bọn họ xem người phê duyệt tấu chương thành Phác Nhượng thì cũng không cảm thấy có cái gì không ổn. Nếu vứt bỏ giới tính thì Phác Thái Anh có thể gánh vác vị trí đế vương.

Cứ như vậy, các quan văn dần dần bình ổn, ngay cả những triều thần lúc trước phản đối Phác Thái Anh ở trước mặt mọi người đều thay đổi. Phác Thái Anh cũng không xử lý họ, thậm chí còn viết một phong thư vạn chữ cho Thượng thư Hộ bộ, nghe nói Thượng thư Hộ bộ đọc xong thư của Phác Thái Anh còn đóng cửa phủ, khóc lóc thảm thiết một lúc.
Còn có ba vị ngôn quan và Ngự sử thắt cổ tự vẫn, Phác Thái Anh không những hậu táng bọn họ mà còn sai người tu sửa một tòa công đức các gần Thái Miếu, đặt bài vị của ba người, còn có Lục Trọng Hành và Lưu Tử Du vào, cũng nói: "Trẫm sẽ thường thường đến thăm bọn họ, nhắc nhở bản thân phải làm một vị hoàng đế tốt."

Tất cả những chuyện này, không có chuyện nào là Lạp Lệ Sa dạy.

Phác Thái Anh bận đến mức không có thời gian ngủ, nhưng nàng không quên lời hứa lúc trước. Bá tánh bị binh lính U Châu phủ hộ giá gây thương tích đều được trợ cấp phong phú, người bị thương cũng được an trí thích đáng.

Tuy Lạp Lệ Sa không gặp được Phác Thái Anh, nhưng mỗi ngày Thu Cúc đều tới. Có đôi khi Thu Cúc mang đến lá thư Phác Thái Anh tự tay viết, có đôi lúc là đến thuật lại hôm nay Phác Thái Anh đã làm những gì, Lạp Lệ Sa vừa vui mừng vừa mất mát.
Nàng vui vì: Rốt cuộc Phác Thái Anh cũng khai phá thiên địa thuộc về mình, đã có thể giương cánh bay cao.

Mà mất mát chính là: Hình bóng tiểu nữ hài ngây thơ hồn nhiên năm đó càng ngày càng mơ hồ. Phác Thái Anh đắm mình trong ánh sáng, mà nàng...lưng đeo bí mật không biết bao giờ sẽ bại lộ, chỉ có thể núp mình trong bóng đêm dơ bẩn.

Dường như, khoảng cách giữa nàng và Phác Thái Anh, càng ngày càng xa.

Bên kia, Công Dương Hòe mới nhậm chức thái uý cũng vô cùng mệt mỏi trong khoảng thời gian này. Quan văn muốn đảm nhiệm chức thái uý không phải là chuyện dễ, Công Dương Hòe còn gánh vác trọng trách làm dịu cảm xúc của võ quan, hầu như mỗi ngày hắn đều bị hạ nhân nâng về phủ. Võ quan không thể so với văn thần, có một số việc cần phải nói trong bàn tiệc, đến hôm sau còn phải vào triều sớm, khỏi phải nói là vất vả đến nhường nào.
Ngay khi tất cả mọi thứ đều phát triển theo hướng tốt đẹp thì có vài chuyện liên tiếp xảy ra, khiến Phác Thái Anh đã thoáng yên ổn lại lần nữa lo lắng.

Đội ngũ rời kinh đón quan cữu của Thái Hậu đã trở lại, nhưng chỉ có một mình Lâm Giang Vương Phác Bảo quay về. Thị vệ nói: Sau một ngày nhận được tin nữ đế đăng cơ, Hoài Dương Vương Phác Ly đã biến mất không thấy tăm hơi, không biết có phải đã trở về đất phong hay không, thị vệ đã phái người đi điều tra.

Mà Lâm Giang Vương Phác Bảo trở về cũng không có tới bái kiến tân đế, hắn trực tiếp tới cung Lệ thái phi ở, thậm chí cáo ốm rồi khóa cửa cung.

Phác Thái Anh vô cùng bất đắc dĩ, dứt khoát làm bộ như không biết chuyện này để tránh ảnh hưởng đến Phác Bảo.

Chuyện thứ hai là, tiên nội thị tổng quản Tứ Cửu đã chết.
Ba thước lụa trắng, treo cổ trong một cái cung điện ít người, mà tin này là do Trần Truyện Tự mang đến, cũng là đoạn đường cuối cùng Trần Truyện Tự tiễn đưa Tứ Cửu.

Trần Truyện Tự còn giao cho Phác Thái Anh một lá thư được gói bằng vải dầu, dùng sáp niêm phong lại. Trần Truyện Tự nói: Tứ Cứu cắt vạt áo bên hông lấy lá thư này ra, đây là lá thư mà tiên đế gia để lại cho bệ hạ.

Tứ Cửu còn nói: Hắn chết ở nơi bệ hạ không thể nhìn thấy, sẽ không làm bẩn phong thủy của nội đình. Hắn tự biết mình thân phận thấp kém, xác chết lại không hoàn chỉnh, khẩn cầu bệ hạ ban ân điển, chôn hắn ở một nơi nào đó xa xa nhưng vẫn có thể trông thấy hoàng lăng. Hắn sợ mình già cả mắt mờ tìm không thấy tiên đế gia, hắn đã hoàn thành tất cả nhiệm vụ, còn muốn đi hầu hạ tiên đế gia.
Phác Thái Anh dừng phê duyệt, nàng yên lặng nghe hết lời Trần Truyện Tự nói, cầm lấy phong thư được bọc bằng vải dầu: "Trẫm đã biết, ngươi...các ngươi đều lui ra đi."

Thu Cúc và Trần Truyện Tự dẫn các nội thị, cung tì lui ra ngoài điện. Phác Thái Anh siết chặt lấy ngự bút, lã chã rơi lệ.

Đế vương không được mềm yếu trước mặt người khác, nhưng đế vương cũng là người, có cảm tình, cũng sẽ khóc.

Ở trong trí nhớ của Phác Thái Anh, từ khi nàng bắt đầu có kí ức thì Tứ Cửu đã tồn tại, Tứ Cửu càng giống như là người thân của nàng, nhưng hiện giờ Tứ Cửu cũng đi rồi...

Phác Thái Anh lau khô nước mắt, mở phong thư ra.

Lá thư này gồm một xấp giấy thật dày, Phác Thái Anh vừa giũ ra thì tim đã thắt lại.

Con ta, hôm nay nửa người phụ hoàng đột nhiên bất động...
Lá thư này là do Phác Nhượng viết cho Phác Thái Anh. Từ sau khi Phác Nhượng bị bệnh, cứ cách một khoảng thời gian thì hắn sẽ viết một lá thư cho Phác Thái Anh, mới đầu là một ít chuyện vụn vặt, nói tới tình trạng sức khỏe của hắn, nói về hồi ức cùng với nguyên hậu Mã thị và những chuyện thú vị khi Phác Thái Anh còn nhỏ... Nhưng càng về sau, hắn dần nói ra một vài bí mật trong cung.

Trong thư, Phác Nhượng giải thích hắn bị bệnh là vì nghe được bài ca dao "mặt trời lơ lửng thiên không" mà dân gian ca tụng, thậm chí còn thừa nhận thuật vu cổ là do một tay hắn dựng lên, hy vọng Phác Thái Anh có thể đối xử tử tế với hai vị ca ca sau khi thời cuộc ổn định.

Hắn giải thích lý do vì sao qua loa gả thấp Phác Thái Anh cho Lạp Lệ Sa, nói về sự đề phòng với thái úy phủ và mộng cảnh không rõ kia.
Sau đó, Phác Nhượng vạch trần vết nhơ cả đời của mình, kể lại hắn thiêu chết Thương Đế và Vạn Quý phi tiền triều như thế nào, còn dặn dò Phác Thái Anh ngàn vạn lần phải cẩn thận thái úy phủ. Phác Nhượng lo, một khi hắn không còn nữa thì Lục Quyền sẽ mưu phản.

Thư, hết phong này đến phong khác, chữ viết của Phác Nhượng càng ngày càng ngổn ngang, tới lá thư cuối cùng thì chữ của hắn đã gần như khó phân biệt.

Phác Nhượng: Con ta à, giang sơn Đại Vị sẽ giao cho ngươi, như vậy phụ hoàng có thể mỉm cười dưới cửu tuyền.

Phác Thái Anh hít sâu mấy hơi, gục xuống ngự án rồi khóc rống.

Chuyện đau đớn nhất trên đời không gì hơn cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ chẳng còn.

Làm đế vương, cuộc đời của Phác Nhượng đều có hậu nhân bình luận, nhưng làm phụ thân, hắn là một người phụ thân hiền lành hiếm có trên thế gian này, ít nhất là đối với Phác Thái Anh.
Phác Nhượng không nỡ bỏ lại Phác Thái Anh, giữa những hàng chữ đều toát ra muôn vàn lo

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#notag