Chương 301: Khúc hát kết thúc (Thượng)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày chín tháng tư năm Thừa Khải thứ tư.

Trên triều xuất hiện một "cảnh tượng kỳ lạ", Trung thư tỉnh Tả Bộc xạ Lục Bá Ngôn dâng tấu lên nữ đế bệ hạ rằng, đã nhiều năm triều đình không có chuyện vui, lẽ ra nghênh đón hoàng phu hồi cung thì phải ăn mừng linh đình. Nhưng suy xét đến chiến sự ở Lạc Bắc, đành phải để hoàng phu điện hạ tủi thân. Hiện giờ tình hình chiến sự ở Lạc Bắc đã khả quan hơn, tứ hải mưa thuận gió hoà, mà ngày hai mươi chín tháng này cũng là "tiết thiên thu", khẩn cầu bệ hạ tổ chức một phen.


Tiết vạn thọ và tiết thiên thu là hai ngày lễ đi đôi với nhau, tiết vạn thọ là sinh thần của hoàng đế bệ hạ, còn tiết thiên thu là sinh thần của hoàng hậu nương nương. Tuy triều đại này là nữ đế đăng cơ, nhưng cũng không ảnh hưởng đến hai ngày lễ này.

Phác Thái Anh vốn không muốn tổ chức, một mặt là vì tiết thiên thu vô cùng trọng đại, Lạp Lệ Sa không thể chịu nổi giày vò. Vả lại, Phác Thái Anh hiểu Lạp Lệ Sa, thay vì ồn ào mở tiệc thì chi bằng mời ba năm vị bạn tốt, tỷ như: Nhị tỷ, Tiểu Điệp, Nhược Lan muội tử, Công Dương Hòe, Tần Đức, tốt nhất là có thể tìm được Tiền Thông, tổ chức hai bàn đơn giản mới là điều Lạp Lệ Sa thích nhất.

Nhưng lời của Quan Thiên ty đã chạm đến trái tim Phác Thái Anh. Quan Thiên ty nói: "Khởi tấu bệ hạ, tối gần đây thần xem tinh tượng, phát hiện các ngôi sao phía nam u ám, đặc biệt là sao Nam Đẩu bị lu mờ ảm đảm, thể hiện sự mệt mỏi uể oải. Không bằng nhân dịp sinh thần hoàng phu điện hạ tổ chức thật linh đình, biết đâu có thể gột rửa khói mù, vực dậy ánh sáng của sao Nam Đẩu."

Từ trước đến nay, Phác Thái Anh đều không tin vào phong thuỷ thuật số, nhưng từ khi bệnh tình Lạp Lệ Sa tái phát, nàng liền cầu thần bái Phật, ngày nào cũng chép và học kinh thư. Đối với tinh tượng mà nói, Phác Thái Anh cũng có chút tin tưởng, Quan Thiên ty ăn nói rất uyển chuyển: Thật sự chỉ mượn sinh thần của Lạp Lệ Sa để "xung hỉ" [1] mà thôi.

[1] Xung hỉ: Có nhiều gia đình trong nhà gặp vận đen, thường tổ chức chuyện vui để "xung hỉ", nghĩa là mong chuyện vui này sẽ kéo theo chuyện vui khác, xua đi bệnh tật, đen đủi.

Đối với Lạp Lệ Sa, Phác Thái Anh đã dùng hết mọi cách có thể dùng được, thêm chuyện này nữa cũng không sao. Hơn nữa có Lục Bá Ngôn dẫn đầu, quần thần tán thành, Phác Thái Anh lập tức đồng ý.


Thánh chỉ vừa hạ, khắp chốn mừng vui.

Nội đình đâu đâu cũng giăng đèn kết hoa, ngay cả cung tì và nội thị đều mặc áo kiểu để bày tỏ sự trịnh trọng.

Nội đình ty càng là bận đến túi bụi, trên dưới triều đình, bao gồm tông thân hoàng thất và quan văn, võ quan khắp nơi đều dâng hạ lễ lên.

Hầu hết các triều thần đều "gãi đúng chỗ ngứa", người có gia cảnh bình thường thì dâng nhiều văn phòng tứ bảo, hoặc là tranh chữ danh gia do tổ tiên để lại. Người có nhiều của cải, xuất thân thế khanh thế lộc như Công Dương Hòe và Lục Bá Ngôn, ngoại trừ dâng những lễ vật kể trên thì còn có một hai thiên tài địa bảo đi kèm.

Nào là nhân sâm ngàn năm, hà thủ ô trăm năm, linh chi trăm năm, cóc tuyết, tuyết liên...nhiều không kể xiết.

Phác Thái Anh tất nhiên rất vui, bởi lẽ Lạp Lệ Sa cần mấy thứ này. Tuy nội đình có đủ dược liệu, nhưng chỉ cần là đồ có lợi cho sức khỏe Lạp Lệ Sa, Phác Thái Anh sẽ không từ chối bất kỳ ai.

Mỗi ngày sau khi hạ triều, Phác Thái Anh đều cùng dùng ngọ thiện và tâm sự với Lạp Lệ Sa, sau đó mới chịu quay về Ngự Thư Phòng để phê duyệt tấu chương. Gần đây nàng có thêm một hoạt động nữa, đó chính là đưa danh mục quà tặng của các triều thần cho Lạp Lệ Sa xem qua.

Không biết là vì đúng như lời Quan Thiên ty nói, hay là vì các ngự y chẩn trị có hiệu quả mà sức khỏe Lạp Lệ Sa càng ngày càng tốt hơn, thỉnh thoảng nàng có thể ra ngoài đi dạo một chút.

Phác Thái Anh hỏi kĩ các ngự y, sau khi biết được vận động thích hợp có lợi cho sức khỏe Lạp Lệ Sa, Phác Thái Anh bèn hạ lệnh xây dựng thêm hoa viên trong Cam Tuyền cung, mang hầu hết hoa thơm cỏ lạ trong cung trồng ở Ngự Hoa Viên Cam Tuyền cung. Ngoài ra, nàng còn ban cho Tiểu Điệp một kim bài lệnh tiễn, chấp thuận nàng ấy đi lại trong cung.

Tuy Phác Thái Anh không thể ở bên Lạp Lệ Sa mọi lúc, nhưng cứ cách hai canh giờ nàng sẽ nghe nội thị báo cáo, biết Lạp Lệ Sa đang ở hoa viên dạy một vị "cung tì" thổi tiêu, Phác Thái Anh cũng mỉm cười hiểu ý.

Cứ như vậy...tới tiết thiên thu.

Phác Thái Anh và Lạp Lệ Sa đều mặc lễ phục ăn mừng, nắm tay đi vào triều. Sau khi được các quần thần hành lễ quỳ lạy và chúc phúc, các nàng cùng nhau đi đến Thái Miếu, đốt tấu biểu, hiến tam sinh, cáo tạ thiên địa tổ tiên.

Thừa Triêu cung vừa mới được sửa sang lại, yến hội cũng được tổ chức ở đó. Tất cả quan viên kinh thành từ tam phẩm trở lên đều tham gia, Phác Thái Anh và Lạp Lệ Sa cùng ngồi trên cao. Tuy thần sắc Lạp Lệ Sa vẫn hơi tái nhợt, nhưng như vậy cũng không che lấp được khuôn mặt thanh tú xinh đẹp của nàng, mà nữ đế bệ hạ cũng rút đi sự ngây ngô, giơ tay nhấc chân đều thướt tha trưởng thành.

Ai cũng có lòng yêu cái đẹp, đôi bích nhân này chỉ ngồi một chỗ là đã đủ khơi dậy lòng yêu cái đẹp của mọi người, tất nhiên là phải không ngừng tán dương. Phác Thái Anh nghe các triều thần luôn miệng chúc phúc, trong lòng không khỏi dâng lên cảm giác chờ được mây tan thấy trăng sáng. Phác Thái Anh yên lặng nắm tay Lạp Lệ Sa, cảm nhận được đối phương cũng siết chặt lấy tay mình, ý cười trên mặt Phác Thái Anh càng rạng rỡ.

Yến hội và ngày đại hỉ không có nhiều điều cấm kỵ, các triều thần có thể nhìn thẳng "thiên uy". Khi thấy nữ đế bệ hạ luôn hờ hững ít nói tràn ngập hạnh phúc, rất nhiều người bừng tỉnh đại ngộ.

Từ xưa đã có một câu châm ngôn: Vô tình nhất là nhà đế vương. Tuy người hoàng tộc được hưởng vô vàn tôn vinh, nhưng rất hiếm ai được hạnh phúc.

Phần lớn các công chúa đều khó thoát khỏi kết cục liên hôn, mà các hoàng tử từ khi ra đời đã gánh vác "sứ mệnh" phải liều chết chém giết vì vị trí chí cao vô thượng kia.

Sự dịu dàng và hạnh phúc của bá tánh bình thường tưởng chừng sẽ vĩnh viễn không xuất hiện ở hoàng thất, nhưng các triều thần đều nhìn ra sự hạnh phúc xa xỉ đó từ thần sắc của nữ đế bệ hạ.


Cuối cùng các triều thần đã hiểu: Vì sao nữ đế bệ hạ thà mạo hiểm khiến triều chính tê liệt chứ không chịu tái giá cho người khác.

Đại đa số người ở đây đều tuyệt đối trung thành với Vị Quốc, thấy nữ đế bệ hạ như thế, thành kiến mà họ dành cho một người dị tộc như Lạp Lệ Sa cũng vơi đi rất nhiều.

Lại thấy hoàng phu điện hạ rót rượu rồi chia thức ăn cho nữ đế ở trước mặt bao người. Thần sắc của hoàng phu điện hạ tự nhiên, khuôn mặt mang theo ý cười, rất có cảm giác hòa thuận hai người tôn trọng lẫn nhau, khiến lòng không ít người ở đây có chút hâm mộ.

Buổi cung yến này, khách khứa ai nấy đều vui vẻ, không bàn đến triều chính mà chỉ thỏa sức uống rượu làm thơ, mãi đến khi nội đình gõ mõ thì bọn họ mới rời đi.

Ngày thứ hai, Phác Thái Anh ban bố một loạt ý chỉ có lợi cho dân. Nhân ngày vui tiết thiên thu, nữ đế đại xá thiên hạ, không phải tội không thể tha thì đều có thể về nhà.

Mặt khác, Hoài Nam và Tấn Châu còn được giảm miễn một năm thuế má. Người sáng suốt đều có thể nhìn ra, nữ đế bệ hạ đây là đang mua chuộc lòng dân giúp hoàng phu. Danh vọng của Lạp Lệ Sa ở hai nơi này vốn rất cao, hiện giờ lại đặc biệt miễn thuế má ở hai nơi này, rõ ràng là đang khen thưởng vì bá tánh ở đây kính yêu Lạp Lệ Sa.


Ngoài ra, Phác Thái Anh còn đặc biệt dán hoàng bảng tìm Tiền Thông hồi kinh, tiếp tục đảm nhiệm vị trí hộ vệ bên Lạp Lệ Sa, cũng mời hai vị đương gia của Tứ Phương tiền trang vào kinh để trao đổi công việc hoàng thương.

Nếu Tứ Phương tiền trang có thể biến thành sản nghiệp của hoàng gia thì với danh nghĩa "hoàng thương", Tứ Phương tiền trang không những được quyền làm đại lý phân phối "muối sắt" ở dân gian, mà tiền thuế của bọn họ sẽ không cần đi qua quan phủ, thay vào đó là sẽ trực tiếp sung vào kho riêng của đế vương, cũng tiện cho việc buôn bán khắp nơi. Quan trọng nhất là tất cả mọi người ở Tứ Phương tiền trang có thể thoát khỏi giai cấp hiện tại.

Trong sĩ nông công thương, thương nhân là giai cấp thấp nhất, vì con cháu thương nhân không thể làm quan. Nhưng nếu trở thành hoàng thương thì có thể trực tiếp thăng từ "thương" lên "sĩ", có thể thoát khỏi tất cả hạn chế triều đình áp đặt lên tầng lớp thương nhân.

Trên dưới triều dã không một ai phản đối, dẫu sao Tứ Phương tiền trang từng chi viện quốc khố, lập được công lao hiển hách cho triều đình, bọn họ nên được đối đãi long trọng, lên làm hoàng thương.

Nhưng càng nhiều người cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất chính là: Tứ Phương tiền trang là tài sản riêng của mình hoàng phu, nữ đế bệ hạ hạ chỉ để sản nghiệp của hoàng phu từ bất hợp pháp thành hợp pháp.


Có thể thấy được, nữ đế bệ hạ cưng chiều hoàng phu thế nào.

Nhưng Phác Thái Anh không biết chính là, sự ân ái của nàng và Lạp Lệ Sa đã khiến dân gian đổi chiều gió. Sau một thời gian dài, xu thế nạp thêm thiếp ở dân gian chợt giảm. Nếu không cần con nối dõi thì hầu hết bọn họ đều chọn bảo vệ thê tử kết tóc của mình, không mở rộng hậu trạch, cũng coi như là vô hình trung đề cao địa vị của nữ tử.

Càng có nhiều người đồn rằng: Không đến bao lâu bệ hạ sẽ lập nữ quan ở nội đình, nữ nhi đọc sách là có phúc.

Lời đồn sinh động như thật, khiến không ít sĩ tộc đặc biệt mời tiên sinh giảng dạy cho nữ nhi nhà mình. Còn ở khu vực nông thôn, số phận nữ nhi gia cũng không còn là giúp mẫu thân làm chút việc may vá, chờ đến tuổi liền gả ra ngoài nữa...

Tấn Châu và Hoài Nam là những nơi đầu tiên mở trường tư thục cho nữ tử, tiêu chuẩn giảng dạy chỉ bằng một phần ba trường dành cho nam tử. Tuy không có nhiều nữ tử tới học, nhưng cũng không thiếu gia trưởng nhìn xa trông rộng, tình nguyện nghe theo vài lời đồn vớ vẩn, đưa nữ nhi có năng lực giỏi đến trường tư thục nữ tử.


Nông dân sở dĩ thắt lưng buộc bụng cũng là vì muốn nuôi được một người đọc sách, vì nếu con cái họ trúng tuyển thì toàn bộ gia tộc đều sẽ lên trời.

Tuy nam tử làm quan là chính đạo, nhưng sức cạnh tranh có thể dùng từ "thảm thiết" để hình dung.

Nữ tử thì khác, lúc trước căn bản không có chuyện nữ tử làm quan, lỡ như lời đồn là đúng thì: Một khi lập ra nữ quan thì chắc chắn sẽ tồn tại lỗ hổng rất lớn, nhóm người đầu tiên "ăn cua" [2] sẽ có cơ hội rất cao.

[2] Hàng thiên niên kỷ trước, cua là một sinh vật chưa được nhiều người biết tới. Bởi vì có hai càng tám chân, vẻ ngoài dữ tợn, thường phá hoại mùa màng và lấy càng kẹp người nên rất nhiều người sợ không dám đến gần. Lỗ Tấn từng tán thưởng: "Người thứ nhất ăn cua khiến người ta khâm phục, không phải dũng sĩ thì ai dám ăn chứ?". Ở đây, người "ăn cua" ám chỉ người rất dũng cảm.

Còn có một chỗ tốt là: Phần lớn nữ quan sẽ trở thành tâm phúc của nữ đế bệ hạ, càng dễ một bước lên trời hơn nam tử.

Phác Thái Anh nghe được tin đồn ở dân gian từ miệng thám vệ, lập tức chia sẻ với Lạp Lệ Sa. Lạp Lệ Sa nghe xong thì suy tư một lúc lâu, nàng nói với Phác Thái Anh: "Trăm ngàn năm qua, địa vị của nữ tử luôn không bằng nam tử. Một trong những nguyên nhân gây ra việc này là vì nữ tử không có đủ thể lực làm những việc nặng, nhưng quan trọng nhất vẫn là nữ tử không có khả năng làm quan. Nam tử vẫn luôn nắm trong tay vận mệnh thay đổi cả tộc, còn sự tồn tại của nữ tử chỉ có ý nghĩa là sinh ra con nối dõi. Nếu nữ tử cũng có thể làm quan thì có lẽ tất cả đều sẽ thay đổi."

Phác Thái Anh nghe Lạp Lệ Sa nói xong, cân nhắc một phen rồi chấp nhận: "Không bằng, ta..."

Lạp Lệ Sa lại giữ chặt tay Nam tay Cung Thái Anh: "Bệ hạ không cần nóng vội, tuy rằng bệ hạ chưởng quản thiên hạ, nhưng từ xưa đến nay vẫn luôn là nam tôn nữ ti. Nước đóng thành băng ba thước đâu phải chỉ lạnh một ngày, việc nâng cao địa vị của nữ tử không thể quá gấp gáp, chỉ cần không cẩn thận một tí là có khả năng chạm đến lợi ích vốn có của nam tử. Chẳng lẽ bệ hạ còn chưa biết sao? Cán bút của văn nhân chính là tiếng nói của "lòng dân", một câu thơ, một bài phú đều có khả năng truyền lại đời sau. Nếu đắc tội với bọn họ, bệ hạ có thể "để lại tiếng xấu muôn đời"."

Phác Thái Anh thở dài: "Ngươi nói rất đúng, tuy ta là thiên tử, nhưng ở trên triều vẫn bị các đại thần cản tay. Chuyện lớn như vậy...thật sự phải thực hiện từng bước một."

Lạp Lệ Sa ngẫm nghĩ rồi đáp: "Chuyện này tuy khó, nhưng cũng không phải là không có khả năng. Theo thời gian, uy vọng của bệ hạ sẽ tăng lên, người có thể bắt đầu xuống tay từ triều đình. Nội đình hiện giờ, ngoại trừ cung tì và cô cô giáo tập ra thì không có chức vị nữ quan nào, bệ hạ có thể nghĩ cách tái tổ chức Nội đình ty, từng bước nhường ra một ít chức vị cho nữ tử. Vả lại...Ngự lâm quân đều là nam tử, ở bên bảo vệ bệ hạ cũng có nhiều bất tiện, bệ hạ có thể thành lập một nhánh Cấm vệ quân nữ, chuyên bảo vệ cho bệ hạ."

Phác Thái Anh nhìn Lạp Lệ Sa, ánh mắt tràn ngập sự tán thưởng: "Ý kiến hay, Nội đình ty không dính líu đến triều chính, bốn quân sáu bộ cũng không thể nhúng tay, lực cản sẽ ít hơn rất nhiều."

Lạp Lệ Sa: "Đây chẳng qua là ý tưởng của thần, khi thi hành...sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề. Nguyên do trong đó, chưa chắc bệ hạ đã hiểu, nhưng Nhị tỷ có thể lĩnh hội."

Phác Thái Anh dựa sát vào lồng ng.ực Lạp Lệ Sa, Lạp Lệ Sa thuận thế ôm Phác Thái Anh. Phác Thái Anh túm lấy cánh tay mà Lạp Lệ Sa đang vòng qua ôm nàng, nàng nghịch mấy ngón tay thon dài mềm mại của Lạp Lệ Sa, tò mò hỏi: "Là cái gì?"


Lạp Lệ Sa cười, tì cằm lên đầu Phác Thái Anh, nàng dịu dàng giải thích: "Bệ hạ từ nhỏ đã được sủng ái, chưa từng bị cung quy và nữ giới trói buộc. Ở dân gian, nữ tử chưa xuất giá tuyệt đối không được dễ dàng xuất đầu lộ diện. Phàm là tiểu thư khuê các đều coi trọng "cửa lớn không ra, cửa trong không bước", nữ giới cần phải học nữ hồng, về phần lục nghệ khác thì phải phụ thuộc vào điều kiện trong nhà. Nữ tử xuất thân từ gia đình bình thường có thể ra ngoài vì gia cảnh, nhưng khi ra ngoài thì cũng phải đi cùng huynh đệ, phụ thân, thúc bá, hoặc người thân nam giới mới được. Bằng không, để làng trên xóm dưới nhìn thấy thì sẽ bị lên án. Người đời từ lâu đã ràng buộc nữ tử, cho nên dù bệ hạ có thể thuyết phục triều thần, nhưng trong khoảng thời gian ngắn chưa chắc có nhiều nữ nhi gia chịu nhập học, làm quan. Muốn thay đổi quan niệm, tuyệt đối không thể hoàn thành trong một sớm một chiều."


Phác Thái Anh âu sầu trong lòng, ngoài miệng lại không phục: "Mặc dù sự thật là vậy, nhưng mấy lời ngươi nói về ta thật sự bất công. Từ nhỏ ta đã đi học cùng Nhị tỷ, vì sao Nhị tỷ hiểu đạo lý đó mà ta lại không hiểu?"

Lạp Lệ Sa buồn cười, nàng gập ngón trỏ vuốt vuốt sống mũi Phác Thái Anh: "Thần vẫn không quên, lúc trước bệ hạ cải trang, ở bên đường túm lấy ống tay áo thần, còn thưởng cho thần một cú đá. Thật là..."


Gương mặt xinh đẹp của Phác Thái Anh đỏ bừng, còn mắng: "Ngươi là hoàng phu cao quý, nhưng lòng dạ vẫn cứ như hồ ly. Mấy chuyện cũ rích này, mãi không quên được!"


Lạp Lệ Sa mỉm cười, nàng ôm chặt lấy Phác Thái Anh: "Từng ký ức ở bên cạnh bệ hạ, thần đều xem là báu vật, sao có thể dễ dàng quên?"


Phác Thái Anh nghe vậy, mặt mày đều là tình ý, trong lòng chảy xuôi dòng mật ngọt: "Hừ, vô cùng dẻo miệng."

Về vấn đề nâng cao địa vị nữ tử ở dân gian, tuy hai người chỉ có một cuộc thảo luận ngắn, sau này cũng ít khi đề cập đến, nhưng chuyện này đã khắc sâu vào lòng Phác Thái Anh.

Đêm khuya tĩnh lặng, Phác Thái Anh thường xuyên nghĩ: Nếu như nữ tử có cơ hội làm quan, năm đó Lạp Lệ Sa sẽ không cần uống thuốc độc công chúa tiền triều đưa cho, thân thể cũng sẽ không biến thành như vậy.

Nếu nữ tử có địa vị cao hơn một chút, Nhị tỷ cũng sẽ không trải qua một cuộc hôn nhân bất hạnh. Phác Thái Anh nghĩ đến những phi tần từng ở hậu cung, còn có Tiểu Điệp, Ngọc Tiêu...rất rất nhiều người. Phác Thái Anh hạ quyết tâm, trong lúc nàng còn tại vị, nàng phải cố gắng nâng cao địa vị nữ tử ở dân gian. Cho dù ba bốn năm sau chưa chắc đã thành công, nhưng ít nhất sẽ mở ra một tiền lệ, làm quân vương đời sau noi theo và hoàn thành nghiệp lớn thiên thu muôn đời này.

Phác Thái Anh cảm thấy Tấn Châu và Hoài Nam đã làm rất tốt, tạo thuận tiện cho nữ tử, để các nàng bước ra gia môn đi tới học đường chính là bước đầu tiên trong việc "khai hoá".

Vì thế Phác Thái Anh ban bố một thủ dụ, mỗi năm sẽ lấy hai mươi vạn lượng từ tiền thuế hoàng trang gửi vào kho riêng đế vương, chia ra các nơi dùng làm chi phí để nữ tử nhập học.

Để xoa dịu sự phản đối của nam tử, Phác Thái Anh còn đặc biệt nói thêm: Động thái này xuất phát từ sự cảm thông với nữ tử trong thiên hạ, nhưng chủ yếu là để các nam tử Vị Quốc đều có thể cưới được thê tử tri thư đạt lý, trẻ con đều có mẫu thân hiểu lý lẽ.


Ngoài ra, Phác Thái Anh còn đặc biệt phân phó: Trường tư thục nữ tử không những phải dốc toàn lực bảo vệ nữ tử an toàn, mà còn phải giảng dạy theo trình độ, tiến hành chia lớp theo vốn kiến thức của mỗi người trước khi nhập học. Bên cạnh những môn học nam tử phải học để làm quan ra thì cũng liệt "Nữ Đức", "Nữ Giới", "Liệt Nữ Truyện" vào chương trình học bắt buộc ở trường tư thục nữ tử.

Khi bổ sung thánh chỉ, lòng Phác Thái Anh thấy rất hụt hẫng, nhưng như những gì Lạp Lệ Sa đã nói: Vận mệnh của nữ tử nằm trong tay nam tử, nếu không tạo vỏ bọc như vậy, thánh chỉ tới địa phương cũng chỉ là rỗng tuếch mà thôi.

"Nữ Đức", "Nữ Giới", "Liệt Nữ Truyện" càng giống như là một tấm màn che dưới chế độ phụ hệ, sự tồn tại của nó có thể khiến nam tử trong thiên hạ cảm thấy sự "thống trị" của nam tử cũng sẽ không vì nữ tử xưng đế, hoặc vì nữ tử nhập học mà dao động.

Sau khi thánh chỉ này được gửi đến địa phương, mỗi một địa phương đều mở ít nhất một trường tư thục nữ tử, số người đi học cũng dần nhiều lên.

Cũng không biết có bao nhiêu nữ tử khát vọng nhập học dùng ba quyển sách này làm lý do, thuyết phục người nắm quyền trong nhà.

Tháng năm, năm Thừa Khải thứ tư.

Đầu tháng năm trăm hoa nở rộ, gió xuân ấm áp, vạn vật sinh sôi.

Bên phía Lạc Bắc cũng truyền về tin tức, tuyết ở lạch trời Lạc Xuyên đã tan, Cát Nhã suất lĩnh Đồ Ba bộ lui về Lạc Bắc trước khi mặt băng tan hết. Công Dương Hòe dựa theo ý chỉ của Phác Thái Anh, lập tức suất quân hồi kinh, để lại mười vạn đại quân ở thành Lâm Giang làm quân thường trú, thống quân là Tướng quân Tây chinh Hàn Doãn.

Khiến Lạp Lệ Sa bất ngờ là Tiểu Điệp học nhạc lý vô cùng nhanh, chỉ mới có một tháng ngắn ngủi mà Tiểu Điệp đã hiểu rõ tất cả cách nhấn tay và điểm cốt yếu trong việc điều khiển hơi thở, kế tiếp thì phải dựa vào lĩnh ngộ của mỗi người.

Kỳ thi ân khoa mùa xuân đã kết thúc, ba bài thi đứng đầu của các châu phủ được người ra roi thúc ngựa đưa đến kinh thành, Phác Thái Anh lại bắt đầu bận rộn.

Sức khỏe của Lạp Lệ Sa đã cải thiện hơn rất nhiều, sách của Cam Tuyền cung cũng sắp bị nàng gặm xong, vì thế nàng dâng tấu lên Phác Thái Anh, bảo rằng muốn đến Hoằng Văn Quán đọc sách.

Phác Thái Anh tất nhiên không có lý do gì để từ chối, lúc trước nàng đặc biệt dọn một nửa Hoằng Văn Quán tới nửa bên cấm cung là vì tạo điều kiện cho Lạp Lệ Sa.

Có rất nhiều sách trong Hoằng Văn Quán, Lạp Lệ Sa tùy ý chọn một quyển là đã có thể đọc hơn nửa ngày. Có đôi khi nàng đọc đến nỗi mê mẩn, Phác Thái Anh đặc biệt tới tìm thì nàng mới biết canh giờ đã muộn.

Hôm nay, Lạp Lệ Sa lại tới Hoằng Văn Quán. Trong Hoằng Văn Quán có rất nhiều sách bản đơn, không ít sách cổ không chịu nổi ánh mặt trời gay gắt, cho nên cửa sổ cung điện này đã được sửa chữa lại, chỉ chừa ra hai cái cửa sổ nho nhỏ. Ánh mặt trời ban trưa nghiêng nghiêng qua ô cửa sổ rọi vào điện, một chùm tia sáng vừa lúc dừng ở trục trung tâm, nghiêng đầu nhìn còn có thể thấy có vài hạt bụi mịn lơ lửng trong chùm tia sáng đó. Lạp Lệ Sa cảm thấy lạ nên nhìn thêm vài lần, nàng đi theo tia sáng, tới khi ánh mặt trời biến mất thì nàng cũng đã đi tới góc trong cùng Hoàng Văn Quán.

Lạp Lệ Sa ngẩng đầu nhìn thoáng qua, phần lớn sách trong khu vực

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#notag