LHPTK 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
trải kinh phí… Song song

với việc tự hoạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường nhà nước vẫn có một khoản ngân sách nhất định chi  cho những chính sách tối thiểu của sự phát triển văn hóa xã hội. Như việc xóa đói giảm nghèo, hoặc chính sách xóa mù chữ ở các vùng quê xa xôi hẻo lánh.

 

Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Công bằng không thể dựa vào thị trường nên nhà nước cần phải can thiệp để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Bảo đảm công bằng xã hội là việc nhà nước can thiệp vào thị trường nhằm mục đích tăng thu nhập của những người nghèo làm cho khoảng cách giữa người nghèo và người giàu không được tăng lên, mà còn cần phải giảm đi, mặt khác làm cho giá cả  phản ánh đúng chi phí của xã hội bỏ ra. Thực chất của vấn đề giải quyết công bằng là phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các chủ thể kinh tế và xã hội mà người đại diện là nhà nước.

 

Nội dung công bằng xã hội rất rộng lớn. Công bằng xã hội trên lĩnh vực phân phối

giữ một vị trí quan trọng, vì nó là khau cuối cùng của hệ thống quan hệ sản xuất, quy

định trực tiếp tiêu dùng của cá nhân.Công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ không chỉ được thực hiện ở khâu kết quả sản xuất theo nguyên tắc “làm việc ngang nhau thì được hưởng thụ ngang nhau,” mà cả ở  phân phối tư liệu sản xuất, làm cho người lao động gắn

bó chặt chẽ với tư liệu sản xuất. Đó là nhân tố quan trọng để giải phóng lực lượng sản xuất, tiềm năng lao động và các nguồn lực.

 

Thực hiện công bằng xã hội trong phân phối tư liệu sản xuất trực tiếp góp phần thực hiện quyền làm chủ , quyền dân chủ về kinh tế của nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ với nhận thức lại chủ nghĩa xã hội phải thực hiện nhiều hình thức phân phối. Trong đó lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, ngoài ra còn phân phối theo vốn, tài sản, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp…nhằm kích thích và phát huy các nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, tạo việc làm cho người

lao động, làm ra nhiều của cải cho xã hội. Thực hiện công bằng xã hội đòi hỏi những nhà doanh nghiệp phải tuân theo pháp luật, hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, tôn trọng các hợp đồng lao động, thực hiện tốt và nghiêm túc các quy tắc an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái.

 

 

 

Chính vì những tầm quan trọng cho sự phát triển bền vững của quốc gia nên chính sách phát triển văn hóa và chính sách của Nhà nước Việt Nam được Hiến pháp hiện hành quy định thành một chương riêng. Chương 4  với tiêu đề là Chính sách Văn hóa – xã hội.

 

3. Chính sách văn hóa

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ chỉ rõ: "Xây dựng nền văn hoá mới tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ".

Trên tinh thần của cương lĩnh trên, Điều 30 của Hiến pháp hiện hành quy định:

 

“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn  hiến  các  dân  tộc  Việt  Nam,  tư  tưởng,  đạo  đức,  phong  cách  Hồ  Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.

 

Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền

bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục.”

 

Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi truỵ, bài trừ mê tín, hủ tục. Khẳng định và biểu dương những giá

trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời.

 

Xây dựng văn hoá gắn liền với việc chăm lo bồi dưỡng hình thành con người mới.

Đó là: con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có trí thức, sức khoẻ và

lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giầu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế

chân chính.

 

Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình văn hoá...

 

Nhà nước có biện pháp sử dụng, kết hợp và phát huy vai trò của xã hội, đoàn thể, nhà trường, gia đình, tập thể lao động và tập thể dân cư trong việc chăm lo và bồi dưỡng hình thành con người mới. Phát huy vai trò văn học, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng nâng cao tâm hồn Việt Nam.

 

 

 

 

4.Chính sách phát triển văn học và nghệ thuật

 

Văn hóa hiểu ở nghĩa hẹp nhất gắn liền với văn học và nghệ thuật.   Văn học nghệ thuật,  có  vai  trò  to  lớn  trong  việc  bồi  dưỡng  nhân  cách  và  tâm  hồn  cao  đẹp  cho  con người, đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

 

Chính sách của Nhà nước về vấn đề này là: Các hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp

và không chuyên nghiệp đều được khuyến khích phát triển, các tài năng văn học nghệ

thuật được chăm sóc.

 

Để đảm bảo cho nhân dân được hưởng đầy đủ quyền nghiên cứu khoa học kỹ thuật sáng tạo văn học, nghệ thuật, Nhà nước đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền báo chí, xuất bản, thư viện, phát thanh, truyền hình, điện ảnh và các phương tiện thông tin đại chúng khác, giữ gìn, tu bổ và bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, các công trình mỹ thuật công cộng, danh lam, thắng cảnh, nghiêm cấm những hoạt động phi văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt nam. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, các công trình nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh.

 

5. Chính sách giáo dục

Con người luôn luôn là yếu tố quyết định sự thành công của mọi công cuộc, trong đó

có  cả  công  cuộc  phát  triển  kinh  tế.   Đối  tượng  của  giáo  dục  và  đào  tạo  là  con  người, nguồn nội lực cốt lõi của sự tồn tại và phát triển của mỗi một quốc gia. Vì vậy giáo dục

và đào tạo là mối quan tâm hàng đầu của quốc gia nhằm tạo ra nguồn lực có trí tuệ, có tay nghề thành thạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Nếu như trước đây sự thiếu vốn sự nghèo nàn về cơ sở vật chất là nguyên nhân chủ yếu làm chậm sự phát triển của quốc gia, thì ngày nay không hoàn toàn như vậy. Vì ngày nay sự phtá triển cảu quốc gia

lại phụ thuộc vào chất lượng của nguồn lực lao động. Kỷ nguyên phát triển mới coi đầu

tư phát triển nguồn lực lao động, và chất lượng lao động  hơn các nguồn đầu tư khác.

Kinh nghiệm của nhiều  nước cho thấy, quốc gia nào không có chính sách đào tạo đúng đắn, đất nước đó sẽ không có nguồn lực lao động có chất lượng, thì đất nước đó không có một sản phẩm nào có thể sánh vai được với các quốc gia khác trên thế giới.

Giáo dục có vị trí vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa bằng cách rèn luyện kỹ năng, cải thiện sức khỏe, nâng cao dân trí và cải thiện các vấn đề

xã hội. Giáo dục là đầu tư về mặt trí thức phải đi song  song với đầu tư về mặt kinh tế.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả 3 mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả.  Nền giáo dục Việt Nam không ngừng được phát triển nhằm đào tạo có chất lượng những người lao động mới và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

 

Hiến pháp tuyên bố:

“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.

 

Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

 

Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc." (Điều 35).

Điều 36 Hiến pháp quy định tiếp:

 

“Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.

 

Nhà nước phát triển  cân đối hệ thống giáo dục gồm giáo  dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác.

 

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư

 

khác.

 

 

 

Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở

 

miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn.

 

Các đoàn thể nhân dân trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.”

 

 

 

Điều 59:

 

“Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

 

Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.

 

Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức.

 

Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng.

 

Nhà nước có chính sách học phí, học bổng.

 

Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp.”

 

Nền giáo dục Việt Nam phát triển theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.Sự nghiệp giáo dục do Nhà nước  thống  nhất  quản  lý.  Nhà  nước quản  lý  hệ  thống  giáo  dục quốc  dân  về  mục  tiêu, chương  trình  nội  dung,  kế hoạch  giáo  dục,  tiêu  chuẩn  giáo  viên,  quy  chế  thi cử  và hệ thống văn bằng.

 

Nhà nước chăm lo phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học,  xoá  nạn  mù  chữ,  phát  triển  các  hình  thức  trường  quốc  lập,  dân  lập  và  hình  thức trường quốc lập và các hình thức giáo dục khác.

 

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, việc Quốc hội khoá VIII tại kỳ họp thứ chín   (6/1991) thông qua Luật phổ cập giáo dục tiểu học một lần nữa khẳng định việc thực hiện Chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đã được bắt đầu từ năm 1950 theo quy định của Sắc lệnh số 146-SL ngày 10/8/1946 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định nền giáo dục mới. Đặc biệt là mới đây Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục (1998). Nhà nước khuyến khích vận dụng nhiều loại hình tổ chức giáo dục (quốc lập, dân lập) và nhiều hình thức đào tạo (chính quy, mở rộng, chuyên tu, tại chức). Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn.

 

 

 

5. Chính sách khoa học và công nghệ

Đặc điểm quan trọng trong thời đại hiện nay là sự phát triển năng động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Khác với trước đây, khoa học công nghệ đã nhanh chóng ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội con người, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Vai

trò có tính quyết định của khoa học công nghệ đối với công cuộc phát triển quốc gia đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Kinh tế học đã chính thức xem công nghệ như là một trong những nguồn lực cho phát triển kinh tế giống như vốn và nguồn lực lao động, và nguồn vốn..

Đối với Việt Nam, khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều 37 của Hiến pháp quy định:

 

“Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

 

Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 

Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học,        công  nghệ  quốc  gia;  xây dựng  nền  khoa  học  và  công  nghệ  tiên  tiến;  phát  triển  đồng  bộ  các  ngành  khoa  học, nghiên cứu, tiếp thu các thành tựu khoa học và  công  nghệ  của  thế  giới  nhằm  xây  dựng luận cứ khoa học  cho  việc  định  ra  đường  lối,  chính  sách  và  pháp  luật,  đổi  mới  công nghệ,  phát  triển  lực  lượng  sản  xuất,  nâng  cao  trình  độ  quản  lý,  bảo  đảm  chất  lượng

và tốc độ phát triển của nền kinh tế; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc

gia.”

 

 

 

Nhà nước tổ chức áp dụng kết quả khoa học vào việc xây dựng dự thảo kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân, hoạch định chủ trương, chính sách pháp luật. Dần dần chính ách phát triển khoa học công nghệ phải gắn với chính sách phát triển kinh tế, chấm dứt

 

các hiện tượng phân tách giữa cơ sở nghiên cứu khoa học với các cơ sở săn xuất kinh doanh, trao quyền chủ động cho các cơ sở nghiên cứutham gia trực tiếp với cơ sở sản xuất thông qua các hợp đồng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học. Từ đó các cơ sở nghiên  cứu  khoa  học  có  thể  cung  cấp  các  dịch  vụ  khoa  học  như  tư  vấn,  sản  xuất  thử nghiệm, kể cả sự chuyển giao công nghệ..

 

Nhà  nước  đầu  tư  và  khuyến  khích  tài  trợ  cho  khoa  học  từ  nhiều  nguồn  vốn  khác nhau, ưu tiên cho những hướng khoa học, công nghệ mũi nhọn; chăm lo đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học sáng tạo và cống hiến phát triển nhiều hình thức tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, đào tạo với sản xuất, kinh doanh.

 

Nhà nước khuyến khích các nguồn đầu tư khác ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục, để phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh

tế, gia đình cùng nhà trường vì sự nghiệp giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

 

 

 

 

7. Chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

 

Muốn cho xã hội phát triển, thì xã hội phải có nguồn lực. Sức khỏe của con người có quan hệ rất lớn đến nguồn nhân lực con người. Vì vậy, Nhà nước chăm lo và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã

hội xây dựng và phát triển hệ thống chăm sóc sức khoẻ theo hướng dự phòng; Phát triển

và kết hợp y dược học dân tộc cổ truyền với y dược học hiện đại, kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ một cách thuận lợi

với chất lượng ngày càng cao.

 

Nhà nước và xã hội bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, vận động sinh đẻ

có kế hoạch.

 

Gắn liền với bảo vệ sức khoẻ, nhà nước đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao, du lịch nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, bồi dưỡng thể lực của nhân dân, bồi dưỡng tài năng

thể thao.

 

Kết luận

 

Quy định chế độ kinh tế, các chính sách  văn hóa, xã hội, đối ngoại anh ninh quốc phòng trong hiến pháp là những quy định riêng có của các hiến pháp xã hội chủ nghĩa trong đó có cả của hiến pháp Việt Nam hiện nay. Mọi quy định của Hiến pháp đều có tác dụng làm cho chế độ chính trị phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã hội. Muốn phát triển bền vững thì kết hợp phát triển kinh tế xã hội với phát huy bản sắc văn hóa của xã hội, đảm bảo công bằng xã hội.

 

 

 

Câu hỏi ôn tâp

 

1. Phân tích mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế.

 

2. Hãy nêu và phân tích mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế theo quy định của Hiến pháp Việt Nam.

 

3. Mối quan hệ giữa chính trị và văn hóa.

 

4. Chính sách phát triển văn hóa theo quy định của hiến pháp hiện hành.

 

5.  Chính sách xã hội theo quy định của hiến pháp hiện hành.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC