LHPTK 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 

CHƯƠNG  VI  CHẾ ĐỘ KINH TẾ,  CHÍNH SÁCH VĂN HÓA – XÃ HỘI, AN NINH VÀ QUỐC PHÒNG -NHỮNG CHẾ ĐỊNH ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG CỦA HIẾN PHÁP VIỆT NAM

 

 

I. CHẾ ĐỘ KINH TẾ

 

1. Khái niệm chế độ kinh tế

 

Một  điểm  rất  khác  của  Hiến  pháp  Việt  Nam  với  của  các  nước  khác  là  có  một  số chương riêng quy định về chế độ kinh tế, văn hóa và xã hội. Chế độ xã hội được hình thành bởi nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Mỗi một lĩnh vực với sự hoạt động của nó

tạo nên một chế độ nhất định. Trong những chế độ quan trọng tạo nên hoạt động của xã

hội chế độ kinh tế chiếm một vị trí quan trọng. Như những phần trên đã phân tích Hiến pháp là bản văn quy định của nhà nước về lĩnh vực hoạt động của nhà nước, lĩnh vực chính trị. Cũng như lĩnh vực khác thuộc thượng tầng kiến trúc, chính trị rất phụ thuộc vào kinh tế - hạ tầng cơ sở. Đó là mối quan hệ biện chứng mà chủ nghĩa Mác đã chỉ ra giữa chính trị và kinh tế. Kinh tế quyết định chính trị, nhưng bản thân chính trị cũng có tác động ngược trở lại đến sự phát triển của kinh tế.  Sở dĩ chế độ kinh tế cũng như các chế

độ văn hóa – xã hội khác phải được quy định trong Hiến pháp, vì xét cho cùng sự phát triển chính trị đều có mục tiêu cho sự phát triển kinh tế xã hội. V.I. Lênin đã cho rằng: “Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế”1. Chính trị do kinh tế quyết định, nhưng đồng thời “chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế”2    là phương hướng dẫn dắt kinh tế.

 

Như trên đã nêu, một điểm cần phải nhấn mạnh rằng, lĩnh vực kinh tế thường không được quy định trong hiến pháp của các nước phát triển. Lý do của việc hiến pháp không quy định có rất nhiều, nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân căn bản, hiến pháp khi mới ra đời là một trong những thành tố khẳng định sự tự do của con người thoát khỏi sự chuyên chế của nhà nước phong kiến, với chủ nghĩa tư bản tự do: Nhà nước không can thiệp vào kinh tế. Nếu như là có chăng sự quy định của nhà nước vào lĩnh vực kinh tế, thì

chỉ nằm ở chỗ hiến pháp xác định sở hữu là quyền tự nhiên bất khả xâm phạm của lĩnh vực  quyền  con  người.  Mọi  hoạt  động  kinh  tế  do  thị  trường  điều  tiết/bàn  tay  vô  hình. Quyền tư hữu như là một trong những quyền tự nhiên của con người, tạo hóa ban cho con người, nhà theo quy định của Hiến pháp chỉ có trách nhiệm bảo vệ cho những quyền tự nhiên đó không bị vi phạm.

 

Mặc dù trong lĩnh vực kinh tế thị trường vận hành tốt hơn Nhà nước, nhưng cũng có những hoạt động khác  của kinh tế đòi hỏi phải có sự liên quan đến nhà nước. Không có

 

 

1  Xem, V.I. Lênin: Toàn tập, NXB. Tiến bộ,  Mátcơva 1977, t.42, tr. 349

2  Xem, V.I. Lênin: S. đ. d. tr. 350

 

những  nền  tảng  lý  thuyết  kinh  tế  nào  ủng  hộ  chính  sách  tự  do  kinh  doanh  thuần  túy. Không một nền kinh tế nào hoạt động hiệu quả được nếu như không có nhà nước đóng một vai trò thích hợp và ngay cả trong trường hợp nếu vai trò đó được giới hạn như quan điểm “bàn tay vô hình” của nhà kinh tế cổ điển Adam Smith (1776). Ngay cả Hoa kỳ, nơi

mà chủ nghĩa tự do kinh doanh và tình trạng không tin tưởng vào nhà nước là trọng tâm của việc hình thành ra xã hội, thì các hành động của nhà nước cũng luôn luôn tỏ ra vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của thị trường.

 

Như Morris Abraham, cựu đại sứ tại liên hợp quốc về vấn đề nhân quyền và cựu chủ tịch ủy ban quan sát của LHQ tại Giơ-ne-vơ đã phát biểu:" Chỉ riêng tự do không thể đảm bảo cho thành công về kinh tế, nhưng sự cưỡng ép chắc chắn sẽ mang lại thất bại".

 

Đối với các nhà nước đang phát triển, và kể cả của các nước có nền kinh tế chuyển

đổi, vai trò của nhà nước có ý nghĩa quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của kinh

tế. Không có một chế độ chính trị/chế độ nhà nước nào lại không có mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế. Càng ở những nước chậm phát triển thì mục tiêu phát triển kinh tế của chế độ chính trị càng phải được đặt ra. Chế độ kinh tế không những chỉ là cơ sở có tính quyết định đến chế độ chính trị, mà đối với nhà nước chậm phát triển còn là mục tiêu phát triển ccần phải đạt được của chế độ chính trị.

 

Vì vậy, với tư cách là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia, hiến pháp ít nhiều phải có quy định về chế độ phát triển kinh tế.

 

Vậy chế độ kinh tế là gì và do những yếu tố nào cấu tạo nên?   Chế độ kinh tế là một bộ phận hợp thành của chế độ xã hội của mỗi quốc gia. Nó bao gồm một tổng thể các

qui định pháp luật ghi nhận những quan hệ kinh tế phù hợp với bản chất của nhà nước, truyền thống lịch sử và hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác. Các quan hệ này vừa là yếu tố quyết định tính chất của nhà nước, vừa là cơ sở pháp lý - kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Dưới góc độ đó, chế độ kinh tế là một chế định quan trọng của luật hiến pháp.

 

Từ điển Bách khoa Việt Nam có định nghĩa:

 

“Chế độ kinh tế là tổng thể các thể chế đặc trưng   quy định các điều kiện, các phương thức tổ chức và các chính sách, cơ chế hoạt động của nền kinh tế một nước trong từng thời gian. Có nhiều loại chế độ kinh tế: Chế độ kinh tế tự do, chế độ kinh tế chỉ huy, chế độ kinh tế thị trường, chế độ kinh

tế kế hoạch hóa tập trung, chế độ kinh tế mở, chế độ kinh tế tự cấp tự túc. Người ta thường phân biệt một cách máy móc hai chế độ kinh tế điển hình

là chế độ kinh tế tự do theo cơ chế thị trường và chế độ kinh tế chỉ huy theo

cơ chế tập trung kế hoạch hóa, đặc trưng cho hai hệ thống kinh tế xã hội:

tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (theo mô hình cũ).”1

 

Chế độ kinh tế bao gồm trước hết là chính sách phát triển nền kinh tế. Chúng định hướng cho sự phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của đất nước. Quan hệ nền tảng quyết định tính chất của chế độ kinh tế là quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Nhà nước phải xác định các loại hình sở hữu thích hợp, qui định chế độ pháp lý đối với từng hình thức sở hữu đó. Chính sách về lao động sản xuất, phân phối và tiêu dùng thể hiện quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất. Chúng cũng là một yếu tố của chế độ kinh tế. Cuối cùng là những quan hệ về quản lý kinh tế. Quan hệ sản xuất là cơ sở của hệ thống quản lý kinh tế. Hệ thống quản lý kinh tế là hình thức cụ thể thể hiện quan hệ sản xuất trên thực tế;

 

 

1  Xem, Từ điển Bách khoa Việt Nam, t. 1, NXB. Trung tâm Biên soạn từ điển Bách khoa Việt nam, Hà Nội 1995

 

Vậy, chế độ kinh tế là một hệ thống các quan hệ kinh tế được pháp luật quy định thể

hiện định hướng phát triển kinh tế, tính chất và hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất,

và tổ chức quản lý nền kinh tế.

 

Chế  độ  kinh  tế  được  hình  thành  bằng:  Chế độ  sở  hữu,  mục  đích, chính  sách  phát triển kinh tế và chế độ quản lý kinh tế.

 

Trong xã hội tư bản, chế độ kinh tế dựa trên chế độ tư hữu những tư liệu sản xuất. Hiến pháp tư bản luôn luôn khẳng định long trọng quyền tư hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Tuy có một số ràng buộc thể hiện vai trò điều tiết của nhà nước như" sở hữu phải phục vụ xã hội" (Hiến pháp Cộng hòa Liên Bang Đức 1949), song chế độ tư hữu là yếu tố quyết định tính chất quan hệ sản xuất các nước tư bản. Do đó chế độ kinh tế của

bất kỳ xã hội tư bản nào đều chứa đựng sự bất bình đẳng xã hội, sự bóc lột và tính cạnh tranh tự phát trong nền kinh tế.

 

Chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản dựa trên chế độ công hữu

về tư liệu sản xuất chủ yếu. Theo quan điểm Mác - Lê nin, đó là điều kiện tiên quyết để xóa bỏ chế độ người bóc lột người; xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên quá trình này phải tiến hành từ từ qua nhiều cấp độ, nhiều hình thức khác nhau, tránh nóng vội, duy ý trí, đốt cháy giai đoạn.

 

Chế độ kinh tế của nước ta được xác định là chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình phát triển, xây dựng và hoàn thiện đã trải qua nhiều giai đoạn với những nét đặc thù:

 

Tại Hiến pháp 1946 (giai đoạn 1945 - 1954) chế độ kinh tế nước ta còn là tự nhiên, tự

do với nền kinh tế nhiều thành phần, đúng với mục tiêu cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (sau gọi là cách mạng dân chủ nhân dân). Hiến pháp qui định quyền tư hữu tài sản của công dân Việt nam được bảo đảm (Điều 12).

 

Hiến pháp 1959 (giai đoạn 1954 - 1975) đã xác lập một chế độ kinh tế theo chủ nghĩa

xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến (Điều 9). Thời kỳ này, Hiến pháp còn thừa nhận tồn tại 4 loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc.  Song  nhà  nước  chủ  trương  đẩy  mạnh  công  cuộc  cải  tạo  xã  hội  chủ  nghĩa,  nhanh chóng  xóa  bỏ  các  hình  thức  sở  hữu  phi  xã hội  chủ  nghĩa,  tăng cường  sự  lãnh  đạo  tập trung thống nhất của nhà nước đối với kinh tế. Sở dĩ có hiện tượng này vì Điều 9 của bản Hiến pháp năm 1959 quy định rõ:

“Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế

xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ

thuật tiên tiến.

Mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.”

 

Hiến pháp 1980 (giai đoạn 1975 - 1985) qui định một chế độ kinh tế thuần túy xã hội chủ nghĩa với một nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần: Kinh tế quốc doanh và kinh tế

tập thể, với hai hình thức sở hữu tương ứng; sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Thực hiện một  chế  độ  quản  lý  kinh  tế  theo  kế  hoạch  tập  trung  thống  nhất  kết  hợp  quản  lý  theo ngành, theo địa phương và vùng lãnh thổ.

 

Hiến pháp 1992 mở ra một giai đoạn mới- Hiến pháp của thời kỳ đổi mới. Chế độ kinh tế được quy định là kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ  nghĩa. Nhận thức mới này rút ra từ bài học của những sai lầm, nóng vội, duy ý chí trong quá khứ. Hiến pháp đã quy định những nội dung mới về chế độ kinh tế như chính sách kinh

tế, hình thức sở hữu, chế độ lao động sản xuất, phân phối và tiêu dùng và chế độ quản lý kinh tế. Cái quan trọng nhất của chế độ kinh tế là quy định sở hữu tư nhân được tồn tại và được hiến pháp bảo đảm.

 

 

 

 

2. Chính sách kinh tế

 

Chính sách kinh tế là một trong những thành phần quan trọng tạo nên chế độ chính trị

của mỗi quốc gia. Trong cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam có định nghĩa:

 

“Chính sách kinh tế là chính sách và biện pháp kinh tế mà nhà nước áp dụng trong một giai đoạn, hoặc thời kỳ lịch sử nhằm đạt được những mục đích, yêu cầu kinh tế chính trị nhất định. Chính sách có thể mang tính chất đường lối, chiến lược lâu dài, có thể tính chất sách lược ngắn hạn. Chính sách kinh tế được xây dựng trên cơ sở, những điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và những xu hướng phát triển xã hội”.1

 

Hiến pháp 1992 đã thể chế hoá đường lối xây dựng kinh tế của Đảng, quy định một loạt nội dung chính sách kinh tế mới của Nhà nước.

Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giầu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi nguồn lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế.

 

Điều 15 và Điều 16 Hiến pháp quy định rõ mục đích chính sách phát triển kinh tế

của nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như sau:

 

“Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá  đất nước.

 

Nhà  nước  thực  hiện  nhất  quán  chính  sách  phát  triển  nền  kinh  tế  thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. (Điều 15)

 

Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân  trên  cơ  sở  phát  huy  mọi  năng  lực  sản  xuất,  mọi  tiềm  năng  của  các thành phần kinh tế gồm    kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất -

kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị

trường thế giới.

 

Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà

 

 

1  Xem, Từ điển Bách khoa Việt Nam, t. 1 Sđ d, tr.477

 

pháp luật không cấm; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.

 

Nhà nước thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”(Điều 16)

 

Trước đây, trên cơ sở nhận thức giản đơn về chủ nghĩa xã hội và về nền kinh tế xã

hội chủ nghĩa, chúng ta đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước ta trong suốt thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đưa nền kinh

tế nước ta tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Chúng ta đã thực hiện một cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất nhằm xây dựng một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Trên thực tế nền kinh tế mà chúng ta  xây dựng lên là một nền kinh tế  hiện vật, nền kinh

tế xã hội hóa trực tiếp được đặt dưới sự chỉ huy bởi kế hoạch hóa tập trung cao độ. Cơ

chế quản lý đó đã làm cho các tổ chức kinh tế hoạt động thiếu chủ động, thiếu hiệu quả, trông chờ và ỷ lại vào Nhà nước. Cả một nền kinh tế ở trong tình trạng trì trệ kéo dài mà thực chất là khủng khoảng. Chính sách kinh tế mới thay cho cơ chế kế hoạch hóa cao độ

là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có định hướng

xã hội chủ nghĩa.Đó là một chính sách đang chuyển đổi của một nền kinh tế tập trung sang một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

Chính sách chuyển đổi kinh tế chủ yếu được thực hiện bằng những nội dung sau đây:

 

•           Chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa   với việc thiết lập các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường.

 

•           Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu do khu vực nhà nước và khu vực hợp tác xã chi phối sang một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó khu vực tư nhân và đầu

tư nước ngoài chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong GDP.

 

•           Chuyển từ tình trạng đất nước bị bao vây, cấm vận và hạn chế ở các thị trường truyền thống ở Liên xô và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây sang phát triển hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới. Việt Nam đã trở thành thành viên  của  ASEAN  và  APEC,  đàm  phán  một  số  hiệp  định  thương  mại  song phương , mới đây với Hợp chúng Hoa kỳ, và hiện đang đàm phán để trở thành thành viên của WTO.1

 

 

 

Thời kỳ trước đây quan điểm phổ biến của chúng ta là kinh tế thị trường tức là kinh

tế phi xã hội chủ nghĩa, chấp nhận kinh tế thị trường tức là chấp nhận quay trở về chủ nghĩa  tư  bản.  Với  nhận  thức  lại  chủ  nghĩa  xã  hội,  tư  tưởng  mà  Đảng  và  Nhà  nước  ta khẳng định hoàn toàn khác. Kinh tế thị trường là loại hình phát triển kinh tế có nhiều ưu điểm mà các xã hội đều tận dụng nó, trong đó có cả trong nền kinh tế quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.Chúng ta chủ trương sử dụng cơ chế thị trường để tận dụng các mặt tích cực của cơ chế đó (như năng suất lao động, hiệu quả sản xuất) đồng thời phải định hướng nó phục vụ các mục tiêu công bằng ổn định và tiến bộ xã hội, ngăn ngừa những mặt tiêu cực (như nạn thất nghiệp, bóc lột lao động, đầu cơ, phân hóa giầu nghèo...) mà cơ chế này luôn luôn tiềm ẩn, trước định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

Để bảo đảm cho mặt thứ nhất, Hiến pháp 1992 đã quy định một loạt nguyên tắc mới như: "Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa

 

 

1  Xem, UNDP và MPI/DSI, Việt Nam hướng tới 2010, t. 1 , NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2001, tr. 40

 

dạng dựa trên nhiều loại hình sở hữu (Điều 15); phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức (Điều 16). Kinh tế nhà nước được củng cố

và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.” (Điều

19). Kinh tế tập thể được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi (Điều 20). Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế

về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.

 

Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển (Điều 21); Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước (Điều 22). Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.” (Điều 25); Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước  không  bị quốc hữu  hóa  (các Điều  23  và  25).  Các  thành  phần  kinh  tế bình đẳng với nhau trước pháp luật, có quyền hợp tác và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh.

 

Để bảo đảm cho mặt thứ hai, Hiến pháp cũng quy định một loạt nguyên tắc tương ứng. Bên cạnh việc phát triển mọi thành phần kinh tế, chúng ta chủ trương sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng (Điều 15), kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân (Điều 19), trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức (Điều 23), Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách (Điều 26), xử lý nghiêm mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng (Điều

28), sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (Điều 29).

 

Những quy định trên đây cho thấy tính độc đáo của chính sách phát triển kinh tế thị trường nước ta. Đó là tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình xây dựng tiếp theo không thể để xẩy ra tình trạng chạy theo lợi nhuận mà buông

lơi các vấn đề công bằng xã hội, xâm hại môi trường. Đó là đặc điểm quan trọng thể hiện tính tiến bộ của nền kinh tế thị trường nước ta, thể hiện sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường nước ta với kinh tế thị trường

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net