Luật giáo dục 2009(sđ và bs)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý

nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong đó có việc quy hoạch mạng

lưới cơ  sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ  sở giáo

dục trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ

sở  vật chất, thiết bị  dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý; phát triển

các loại hình trường, thực hiện xã hội hoá - giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng

quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.

Mục   2 . 

Đ ẦU   TƯ  C H O   G IÁ O   DỤC 

-Tư liệu của Phòng Hành chính, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phục vụ công tác phổ biến VBQPPL

-Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung đã được sửa đổi, chữ màu đỏ là nội dung được bổ sung

31/37L U ẬT   G I Á O   D ỤC   (HỢP   N H ẤT )   N ĂM   2 0 0 9 .   ® 

Điều  1 0 1 .   Các  nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục

Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:

1. Ngân sách nhà nước;

2. Học phí, lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công

nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; đầu tư của các tổ chức, cá

nhân trong nước và nước ngoài  để phát triển giáo dục; các khoản tài trợ khác của tổ

chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. 

Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp

giáo dục. Không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp

tiền hoặc hiện vật.

Điều 102. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục

1. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ

lệ tăng chi ngân sách giáo dục hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước.  

2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công

khai, tập trung dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

của từng vùng; thể hiện  được chính sách ưu tiên của Nhà nước  đối với giáo dục phổ

cập, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn. 

3.  Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí giáo dục đầy đủ, kịp thời, phù

hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng

có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định

của pháp luật.  

Điều   1 0 3 .  Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học

Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách

nhiệm đưa việc xây dựng trường học, các công trình thể  dục, thể thao, văn hóa, nghệ

thuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và

địa phương; ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai cho việc xây dựng trường học và ký túc

xá cho học sinh, sinh viên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Điều   1 0 4 .  Khuyến khích đầu tư cho giáo dục

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí

tuệ, công sức, tiền của cho giáo dục. 

2. Các khoản đầu tư, đóng góp, tài trợ  của doanh nghiệp cho giáo dục và các chi

phí của doanh nghiệp để mở trường, lớp đào tạo tại doanh nghiệp, phối hợp đào tạo với

cơ  sở giáo dục, cử người đi đào tạo, tiếp thu công nghệ  mới phục vụ cho nhu cầu của

doanh nghiệp là các khoản chi phí hợp lý, được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo Luật

thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Các khoản đóng góp, tài trợ  của cá nhân cho giáo dục được xem xét để miễn,

giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ.

4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục; đóng góp, tài

trợ, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét để ghi nhận

bằng hình thức thích hợp. 

-Tư liệu của Phòng Hành chính, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phục vụ công tác phổ biến VBQPPL

-Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung đã được sửa đổi, chữ màu đỏ là nội dung được bổ sung

32/37L U ẬT   G I Á O   D ỤC   (HỢP   N H ẤT )   N ĂM   2 0 0 9 .   ® 

Điều   1 0 5 .  Học phí, lệ phí tuyển sinh

1.  Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học

phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học

trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học

hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác.

2. Chính phủ quy định cơ chế thu và sử  dụng học phí đối với tất cả các loại hình

nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và  Đào tạo, Thủ

trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề để quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển

sinh đối với các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc trung ương.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các

cơ  sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ  sở đề nghị  của Uỷ ban nhân dân cùng

cấp.

Cơ  sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí,

lệ phí tuyển sinh.

Điều   1 0 6 .  Ưu  đãi về thuế trong xuất bản sách giáo khoa, sản xuất thiết bị

dạy học, đồ chơi 

Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo

trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị  dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập

khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị  dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ

sở giáo dục khác. 

Mục   3 . 

HỢP   T Á C   Q UỐC   TẾ  VỀ  G I Á O   DỤC 

Điều   1 0 7 .  Hợp tác quốc tế về giáo dục 

Nhà nước mở  rộng, phát triển hợp tác quốc tế  về giáo dục theo nguyên tắc tôn

trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

Điều   1 0 8 .  Khuyến khích hợp tác về giáo dục với nước ngoài

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ  sở giáo dục khác

của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước

ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài

giảng dạy, học tập, nghiên cứu, trao đổi học thuật theo hình thức tự túc hoặc bằng kinh

phí do tổ chức, cá nhân trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.

3. Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và

trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt

để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Thủ  tướng Chính phủ quy  định cụ thể việc công dân Việt Nam ra nước ngoài

giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật; việc hợp tác về giáo dục

với tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Điều   1 0 9 .  Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam 

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước

ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu

-Tư liệu của Phòng Hành chính, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phục vụ công tác phổ biến VBQPPL

-Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung đã được sửa đổi, chữ màu đỏ là nội dung được bổ sung

33/37L U ẬT   G I Á O   D ỤC   (HỢP   N H ẤT )   N ĂM   2 0 0 9 .   ® 

tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam;

được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế

mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 

2.  Hợp tác về giáo dục với Việt Nam phải bảo  đảm giáo dục người học về nhân

cách, phẩm chất và năng lực công dân; tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc; thực hiện

mục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi cấp học,

trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; hoạt động giáo dục phù hợp với quy

định của pháp luật Việt Nam. 

3. Các hình thức hợp tác,  đầu tư  của nước ngoài về giáo dục tại Việt Nam bao

gồm:

a) Thành lập cơ sở giáo dục; 

b) Liên kết đào tạo; 

c) Thành lập văn phòng đại diện; 

d) Các hình thức hợp tác khác. 

4. Chính phủ quy định cụ thể về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo

dục.

Điều 110. Công nhận văn bằng nước ngoài

1. Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do nước ngoài cấp  được thực

hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hiệp định về  tương đương văn bằng hoặc

công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ chức quốc tế.

Mục 3a.

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Điều 110a. Nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục

1. Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; quy trình và chu

kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở  từng cấp học và trình độ đào tạo; nguyên tắc hoạt

động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo

dục; cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp, thu hồi giấy chứng nhận

kiểm định chất lượng giáo dục. 

2. Quản lý hoạt động kiểm định chương trình giáo dục và kiểm định cơ sở giáo dục.

3.  Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và cơ  sở giáo dục thực hiện  đánh giá, kiểm

định chất lượng giáo dục. 

4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.

Điều 110b. Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục 

Việc kiểm định chất lượng giáo dục phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

1. Độc lập khách quan, đúng pháp luật.  

2. Trung thực, công khai, minh bạch. 

Điều 110c. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục 

1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm: 

a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập; 

-Tư liệu của Phòng Hành chính, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phục vụ công tác phổ biến VBQPPL

-Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung đã được sửa đổi, chữ màu đỏ là nội dung được bổ sung

34/37L U ẬT   G I Á O   D ỤC   (HỢP   N H ẤT )   N ĂM   2 0 0 9 .   ® 

b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập. 

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập

tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm

vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Mục   4 . 

T H A N H   T R A   G I Á O   DỤC 

Điều 111. Thanh tra giáo dục

1. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về

giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa

và xử lý vi phạm, bảo vệ  lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,

cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có những nhiệm vụ sau đây:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục;

b) Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương

pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực

hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục; 

c) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy

định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

d) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật

về xử lý vi phạm hành chính;

đ) Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực

giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng;

e) Kiến nghị các biện pháp bảo  đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị  sửa

đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều   1 1 2 .  Quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục

Thanh tra giáo dục có quyền hạn và trách nhiệm theo quy  định của pháp luật về

thanh tra. 

Khi tiến hành thanh tra, trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan

quản lý giáo dục cùng cấp, thanh tra giáo dục có quyền quyết  định tạm  đình chỉ hoạt

động trái pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử

lý và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều   1 1 3 .  Tổ chức, hoạt động của Thanh tra giáo dục

1. Các cơ quan thanh tra giáo dục gồm:

a) Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Thanh tra sở giáo dục và đào tạo.

2. Hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra.

Hoạt động thanh tra giáo dục ở  cấp huyện do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo

trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở giáo dục và đào tạo.

Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại

học do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.

-Tư liệu của Phòng Hành chính, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phục vụ công tác phổ biến VBQPPL

-Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung đã được sửa đổi, chữ màu đỏ là nội dung được bổ sung

35/37L U ẬT   G I Á O   D ỤC   (HỢP   N H ẤT )   N ĂM   2 0 0 9 .   ® 

C hư ơn g   V I I I . 

K H E N   T HƯ ỞN G   V À   XỬ  L Ý   V I   P HẠM 

Điều 114. Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú 

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩn

theo quy  định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân

dân, Nhà giáo ưu tú. 

Điều   1 1 5 .   Khen  thưởng  đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo

dục 

Tổ chức, cá nhân có thành tích  đóng góp cho sự nghiệp giáo dục  được khen

thưởng theo quy định của pháp luật. 

Điều  1 1 6 .   Khen  thưởng đối với người học

Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cơ sở giáo dục

khác, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng; trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc

được khen thưởng theo quy định của pháp luật. 

Điều 117. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự

Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người

Việt Nam  định cư ở  nước ngoài, người nước ngoài có  đóng góp nhiều cho sự nghiệp

giáo dục và khoa học của Việt Nam được trường đại học tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự

theo quy định của Chính phủ.

Điều   1 1 8 .  Xử lý vi phạm 

1. Người nào có một trong các hành vi sau  đây thì tùy theo tính chất, mức  độ vi

phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;

nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

a) Thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái phép;

b) Vi phạm các quy  định về  tổ chức, hoạt  động của nhà trường, cơ  sở giáo dục

khác; 

c) Tự ý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trong chương

trình giáo dục;

d) Xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa trái phép;

đ) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;

e) Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học; 

g) Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác; 

h) Làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quy

định;

 i) Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

k) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục.

2. Chính phủ quy  định cụ thể  về  xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo

dục.   

-Tư liệu của Phòng Hành chính, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phục vụ công tác phổ biến VBQPPL

-Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung đã được sửa đổi, chữ màu đỏ là nội dung được bổ sung

36/37L U ẬT   G I Á O   D ỤC   (HỢP   N H ẤT )   N ĂM   2 0 0 9 .   ® 

C hư ơn g   I X . 

ĐIỀU   K H OẢN   T H I  H À N H 

Điều   1 1 9 .  Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

2. Luật này thay thế Luật giáo dục năm 1998.

Điều   1 2 0 . Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật Giáo dục Số 38/2005/QH11 (đã  được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa ViệtNamkhoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2005.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Số 38/2005/QH11 đã được

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNamkhoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 6

ngày 25/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010).

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Đã ký)

Nguyễn Văn An

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net