Luật giáo dục 2009(sđ và bs)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

QUỐC HỘI  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 44/2009/QH12  Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2009

LUẬT GIÁO DỤC

(Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Số: 38/2005/QH11 (đã được

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNamkhoá XI thông qua tại kỳ họp

thứ 7 ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006) đã được Quốc

hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNamkhoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 6

ngày 25/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010.

.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNamnăm 1992 đã được

sửa  đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của

Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

Quốc hội ban hành Luật sửa  đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số

38/2005/QH11.  

C hư ơn g   I 

N HỮN G   Q U Y  Đ ỊN H   C H U N G 

Điều   1 .  Phạm vi điều chỉnh

Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục

khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động

giáo dục.

Điều   2 .  Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người ViệtNamphát triển toàn diện, có đạo đức,

tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và

chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công

dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục

1.  Nền giáo dục ViệtNam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân

tộc, khoa học, hiện  đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư  tưởng Hồ Chí Minh làm nền

tảng.

2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo

dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết

hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Điều   4 .  Hệ thống giáo dục quốc dân 

1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;

-Tư liệu của Phòng Hành chính, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phục vụ công tác phổ biến VBQPPL  1/37L U ẬT   G I Á O   D ỤC   (HỢP   N H ẤT )   N ĂM   2 0 0 9 .   ® 

c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo

trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

Điều  5 .   Yêu  cầu về nội dung, phương pháp giáo dục

1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có

hệ thống; coi trọng giáo dục tư  tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền

thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với

sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học. 

2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy

sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,

lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Điều   6 .  Chương trình giáo dục

1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ

năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt

động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi

cấp học hoặc trình độ đào tạo.

2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất,

tính thực tiễn, tính hợp lý và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện

cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và

hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo

dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

3. Yêu cầu về  nội dung kiến thức và kỹ  năng quy định trong chương trình giáo dục

phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáo trình và tài liệu

giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên. Sách giáo

khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

4. Chương trình giáo dục  được tổ chức thực hiện theo năm học  đối với giáo dục

mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹ tín chỉ đối

với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. 

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ mà người học tích luỹ được khi theo học một

chương trình giáo dục  được công nhận  để xem xét về giá trị chuyển  đổi cho môn học

hoặc tín chỉ  tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyển ngành

nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên ở  cấp học, trình độ đào tạo cao

hơn. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thực hiện chương trình giáo dục

theo hình thức tích luỹ tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi kết quả

học tập môn học hoặc tín chỉ.

Điều 7. Ngôn  ngữ dùng trong nhà trường và cơ  sở giáo dục khác; dạy và

học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ  sở giáo dục

khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ  tướng

Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ  sở

giáo dục khác.

-Tư liệu của Phòng Hành chính, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phục vụ công tác phổ biến VBQPPL

-Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung đã được sửa đổi, chữ màu đỏ là nội dung được bổ sung

2/37L U ẬT   G I Á O   D ỤC   (HỢP   N H ẤT )   N ĂM   2 0 0 9 .   ® 

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết

của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh

người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở

giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện

theo quy định của Chính phủ.

3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ

biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo

dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả.

Điều   8 .  Văn bằng, chứng chỉ

1.  Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt

nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này. 

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ  sở,

bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao

đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.

2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận

kết quả  học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ  học vấn, nghề

nghiệp.

Điều  9 .   Phát  triển giáo dục 

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,

bồi dưỡng nhân tài.

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa

học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội

hóa; bảo  đảm cân  đối về  cơ  cấu trình  độ, cơ  cấu ngành nghề, cơ  cấu vùng miền; mở

rộng quy mô trên cơ  sở  bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử

dụng.

Điều   1 0 .  Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc

gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. 

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được

học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện

để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách

ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực

hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Điều   1 1 .  Phổ cập giáo dục

1. Phổ  cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ  cập giáo dục tiểu học và

phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo

đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.

2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục

phổ cập. 

3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ

tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. 

-Tư liệu của Phòng Hành chính, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phục vụ công tác phổ biến VBQPPL

-Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung đã được sửa đổi, chữ màu đỏ là nội dung được bổ sung

3/37L U ẬT   G I Á O   D ỤC   (HỢP   N H ẤT )   N ĂM   2 0 0 9 .   ® 

Điều  1 2 .   Xã  hội hóa sự nghiệp giáo dục

Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của

toàn dân.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện  đa

dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo

điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối

hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành

mạnh và an toàn.

Điều   1 3 .  Đầu tư cho giáo dục

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.  Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt

động đầu tư đặc thù thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư. 

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích

hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Namđịnh cư ở  nước ngoài, tổ

chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. 

Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo

dục. 

Điều   1 4 .  Quản lý nhà nước về giáo dục

Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về  mục tiêu, chương

trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn

bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp

quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.

Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo 

Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.

Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.

Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử  dụng, đãi ngộ,

bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và

trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh

nghề dạy học.

Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục 

Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý,  điều

hành các hoạt động giáo dục.

Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất

đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.

Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo  đảm

phát triển sự nghiệp giáo dục.

Điều   1 7 .  Kiểm định chất lượng giáo dục

Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ  yếu nhằm xác định mức độ thực

hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục  đối với nhà trường và cơ  sở giáo dục

khác. 

-Tư liệu của Phòng Hành chính, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phục vụ công tác phổ biến VBQPPL

-Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung đã được sửa đổi, chữ màu đỏ là nội dung được bổ sung

4/37L U ẬT   G I Á O   D ỤC   (HỢP   N H ẤT )   N ĂM   2 0 0 9 .   ® 

Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước

và đối với từng cơ  sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố

công khai để xã hội biết và giám sát. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm định chất

lượng giáo dục. 

Điều  1 8 .   Nghiên  cứu khoa học

1. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ  sở giáo dục khác tổ chức nghiên

cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học

và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm

văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước.

2. Nhà trường và cơ  sở giáo dục khác phối hợp với tổ chức nghiên cứu khoa học,

cơ  sở  sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển

giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến

khoa học giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ

sở kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn ViệtNam.

Điều 19. Không truyền bá tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác

Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sở

giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân. 

Điều   2 0 .  Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục 

Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp

luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, chia rẽ

khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá

hoại thuần phong mỹ  tục, truyền bá mê tín, hủ  tục, lôi kéo người học vào các tệ  nạn xã

hội.

Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.        

C hư ơn g   I I 

HỆ  T HỐN G   G I Á O   DỤC   Q UỐC   D Â N 

Mục   1 . 

G I Á O   DỤC   MẦM   N O N 

Điều 21. Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba

tháng tuổi đến sáu tuổi.

Điều   2 2 .  Mục tiêu của giáo dục mầm non

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí

tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào

học lớp một.

Điều  2 3 .   Yêu  cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non

1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý

của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể

cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ,

thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn

nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

-Tư liệu của Phòng Hành chính, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phục vụ công tác phổ biến VBQPPL

-Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung đã được sửa đổi, chữ màu đỏ là nội dung được bổ sung

5/37L U ẬT   G I Á O   D ỤC   (HỢP   N H ẤT )   N ĂM   2 0 0 9 .   ® 

2. Phương pháp giáo dục mầm non chủ  yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt

động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên,

khích lệ.

Điều   2 4 .  Chương trình giáo dục mầm non

1. Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non; cụ thể hóa

các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở  từng độ tuổi; quy định việc tổ

chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,

thẩm mỹ; hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non.

2.  Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non

trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non.

Điều   2 5 .  Cơ sở giáo dục mầm non   

Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: 

1. Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi;

2. Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi;

3. Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ

ba tháng tuổi đến sáu tuổi.

Mục   2 . 

G I Á O   DỤC   P HỔ  T H Ô N G 

Điều 26. Giáo dục phổ thông

1. Giáo dục phổ thông bao gồm:

a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ  lớp một đến lớp năm.

Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;

b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp

chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười

một tuổi;

c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến

lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ  sở, có

tuổi là mười lăm tuổi.     

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trước

tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với

học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc

thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể  lực và trí tuệ, học

sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của

Nhà nước, học sinh ở  nước ngoài về  nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp,

học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp

một.

Điều   2 7 .  Mục tiêu của giáo dục phổ thông

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,

trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng

động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người ViệtNamxã hội chủ nghĩa, xây dựng

tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc

sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

-Tư liệu của Phòng Hành chính, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phục vụ công tác phổ biến VBQPPL

-Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung đã được sửa đổi, chữ màu đỏ là nội dung được bổ sung

6/37L U ẬT   G I Á O   D ỤC   (HỢP   N H ẤT )   N ĂM   2 0 0 9 .   ® 

2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ  sở ban đầu cho sự

phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ  năng cơ

bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

3. Giáo dục trung học cơ  sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết

quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban

đầu về  kỹ thuật và hướng nghiệp  để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net