Những điểm cần lưu ý trong LLĐ đối với sinh viên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khi đi xin việc, nhiều sinh viên vì mong muốn mau chóng có việc làm nên đã vô thức đồng ý với nhiều yêu cầu của nhà tuyển dụng: từ nộp bằng gốc hồ sơ đến chấp nhận thời gian thử việc trên 2 tháng. Thực tế là doanh nghiệp đang vi phạm luật còn sinh viên thì không hiểu luật để bảo vệ bản thân mình.

Ví dụ:
Sinh viên A đã tốt nghiệp cử nhân Đại học Ngân hàng. A nộp đơn ứng tuyển vào vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng của ngân hàng B.
Thời gian thử việc 2 tháng với mức lương 3.000.000 đồng/tháng (đã bao gồm phí đi lại, tiền ăn trưa...). Sau thử việc, A sẽ được ký hợp đồng lao đồng trong vòng 3 tháng và lương tăng lên 4.000.000 đồng/tháng. Hết 3 tháng ngân hàng sẽ cân nhắc ký tiếp. Tuy nhiên để vào vị trí này, nhà tuyển dụng yêu cầu A nộp bằng tốt nghiệp gốc và họ cũng chỉ nhận bằng gốc.

Ví dụ tương tự đã được đưa ra xem xét tại hội thảo "Hợp đồng lao động: Xin việc hay bán sức" do dự án truyền thông giáo dục phi lợi nhuận 4L (Let's Labor Learn Law) tổ chức sáng 26/11 tại Hà Nội. Đây cũng là trường hợp mà nhiều sinh viên gặp phải trong quá trình xin việc hiện nay.

1. Thời gian thử việc

Tại Việt Nam, pháp luật quy định thời gian thử việc tối đa là 60 ngày, phụ thuộc vào tính chất công việc chứ không phải bằng cấp của người xin việc. Cụ thể:

- 60 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên
- 30 ngày đối với công việc cần trình độ trung cấp
- 6 ngày đối với các công việc khác

Khi đi xin việc, điều cần quan tâm hàng đầu là vấn đề về thời gian thử việc. Theo quy định trên, công việc của A có thời gian thử việc kéo dài không quá 60 ngày (2 tháng).

2. Mức lương thử việc

Sau khi xem xét thời gian thử việc, một vấn đề khác sinh viên cần quan tâm là mức lương thử việc. Mức lương thử việc ít nhất phải bằng 85% lương chính thức, trong đó lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiếu vùng.

Ví dụ A ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng I. Từ năm 2018, lương tối thiểu tại vùng 1 là 3.980.000/tháng, nên khi thử việc mức lương của A ít nhất là 2.985.000 đồng. Nếu trả lương cho A thấp hơn mức này, phía ngân hàng có thể bị phạt từ 20-75 triệu đồng.

3. Có cần nộp bằng tốt nghiệp gốc hay không

Một điểm khác cần chú ý trong câu chuyện của A là ngân hàng yêu cầu nộp bằng tốt nghiệp gốc, nếu không nộp sẽ không được nhận vào làm. Tuy nhiên, bằng gốc chỉ cấp 1 lần; đề nghị cấp lại cũng chỉ là bản sao. Ngoài ra, phía tuyển dụng không có quyền yêu cầu người lao động phải nộp văn bản gốc, gồm giấy tờ tùy thân, bằng cấp, chứng chỉ...
Một khi đưa giấy tờ gốc thì việc lấy lại là vô cùng khó khăn. Đồng thời có thể xảy ra trường hợp người lao động muốn chấm dứt hợp đồng sớm, lấy bằng để đi làm chỗ khác nhưng doanh nghiệp yêu cầu phải nộp tiền mới được lấy lại bằng. Nếu cấp thiết, bạn vẫn muốn làm việc và chấp nhận nộp bằng, nên lưu lại chứng cứ (là văn bản, hình ảnh, âm thanh) tại thời điểm đó rằng mình đã đưa bằng cho doanh nghiệp.

4 . Thời hạn hợp đồng lao động sau khi thử việc

Vấn đề cuối cùng là sau quá trình thử việc, A sẽ được ký hợp đồng 3 tháng. Theo luật, có 3 loại hợp đồng mà doanh nghiệp có thể ký với người lao động gồm: Hợp đồng không xác định thời hạn (hợp đồng dài hạn); Hợp đồng xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng); Hợp đồng theo mùa vụ hoặc giao kết thực hiện một công việc nhất định (dưới 12 tháng).

Pháp luật cũng nghiêm cấm sử dụng hợp đồng thời vụ với loại công việc có tính chất thường xuyên, kéo dài trên 12 tháng. Trường hợp A được nhận vào ngân hàng vị trí chăm sóc khách hàng; đây là công việc liên tục trên 12 tháng. Nếu ngân hàng chỉ ký hợp đồng 3 tháng thay vì tối thiểu 12 tháng là đã vi phạm pháp luật.
Khi nắm rõ tính chất công việc, bạn có quyền trao đổi với người sử dụng, đề nghị ký kết hợp đồng ít nhất 12 tháng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net