Chap 4: Tai nạn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Thằng Vui lên 5 lên 6, thấy thằng cháu cũng đã cứng cáp, bà Nga cũng yên tâm để cháu ở nhà chơi một mình để bà còn đi làm thuê chứ không cứ làm loanh quanh ở nhà thì hai bà cháu cũng chết đói mất mà còn chưa tính đau ốm. Thằng cháu bà lại đang đến tuổi ăn tuổi lớn mà nó cũng phải đi học, bao nhiêu thứ tốn kém. Thế là từ bận đó mỗi ngày bà đi làm thuê tất bật từ sáng sớm đến tầm chiều tối, bà làm đủ việc, người ta thuê gì bà làm cái đó. Từ phụ hồ, chở đất, chở cát đá thuê đến gặt lúa, làm lúa hay làm vườn...Sức khỏe của cô dân công ngày nào hình như không hề sa sút có khi hơn cả sức lức một người đàn ông khỏe mạnh, bà cứ làm quần quật đến chiều tối về với cháu.

Nhưng cái mệt mỏi, cái đói khát của ngày làm việc cùng những trò bày bừa, nghịch ngợm của thằng cháu khiến hết giờ đi làm thuê, bà lại phải lo thêm một đống việc linh tinh ở nhà khiến cho bà không giây phút nghỉ ngơi. Lâu dần khiến bà Nga trở nên dễ cáu gắt, khó ở và khó kìm chế bực bội với đứa cháu trai mình. Vui là một đứa trẻ ngoan nên từ khi thấy bà hay cáu giận nên cũng biết ý gọn gàng ngăn nắp mọi thứ hơn. Nhưng khổ thân Vui, cậu vẫn phải ăn mắng "ngon lành" mỗi ngày.

Tuy mỗi ngày đi làm về, Vui đều bị bà cho ăn mắng sấp mặt, vô hình trở thành nơi trút bực bội mệt mỏi của bà Nga nhưng cậu cũng không bận tâm nhiều lắm, cậu yêu bà mình lắm kể cả có chịu đựng chút cũng không là gì so với áp lực và vất vả của bà cậu. Mà thực ra bà cậu cũng vẫn thương cậu nhiều lắm, bà lúc nào quan tâm, chăm sóc cậu tận tình thỉnh thoảng đi làm về bà còn mua cho cậu cây mía, gói bánh hay mấy cái kẹo lạc. Tính ra từ ngày bé đến giờ sống chung với bà, Vui chưa bao giờ bị đói trong khi đói là thực trạng chung của trẻ con thời bấy giờ.

Với đồng lương làm thuê mỗi ngày của bà Nga thì hai bà cháu cũng tạm đủ sống và cũng tiết kiệm được chút đỉnh. Thế nhưng ông Trời thật bất công chẳng thương hai bà cháu. Một hôm bà Nga đi cuốc vườn cho nhà người ta bất cẩn thế nào mà cuốc nhầm phập luôn vào bàn chân trái, máu me chảy như tuôn ướt kín cả cái áo người ta băng tạm cho bà vì vết thương khá sâu. Người ta đưa bà vào trạm xá khâu lại vết thương và tiêm phòng uốn ván luôn nhưng vết thương sâu với người già khó mà liền lại được như cũ nên từ dạo đó bà di chuyển rất khó khăn, phải chống thêm gậy.

     Chân què nên người ta cũng ngại thuê bà, chẳng đi làm thuê nữa nghĩa là chẳng có tiền nữa bà với cháu bà biết cậy vào đâu mà sống? Đúng là chó cắn áo rách. Sau nhờ người chủ cũ cũng tử tế, người ta cho bà ít tiền gọi là đền bù cộng thêm với tiền trước bà tiết kiệm được đủ cho bà mở một quán nước trước cửa nhà để kiếm sống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net