michautt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cảm nghĩ về tình yêu của Mị Châu-Trọng Thủy 2009-11-14, 10:05

Người ta phê phán Mị Châu vì nàng đã quá tin chồng đến mức tiết lộ cả bí mật quốc gia cho chồng, đẩy đất nước bao công gìn giữ của An Dương Vương đến bờ diệt vong ! Có thể biện minh cho nàng như thế nào? Nếu như trách Mị Châu vì quá tin Trọng Thuỷ thì trước tiêng, phải vô- cùng - trách vua An Dương Vương đã quá tin "người", gả con trai kẻ thù cho con gái mình với ý định hoà hảo bang giao, chấm dứt can qua giữa hai nước! Ai đặt ra cái quy định "tại gia tòng phụ" ? Cha đã tin người và gả người cho mình, người đã là chòng mình, thì tại sao mình phải cảnh giác? Ai đặt ra cái quy định "xuất giá tòng phu"? Đã là vợ thì phải nghe lời chồng, cái hành động cho chồng xem nỏ thì có gì sai trái, huống chi, chồng là con rể của vua, sau này có trách nhiệm phải cùng giúp vua trị nước (chí ít là góp vài lời khuyên hoặc can gián nhà vua ) thì hành động cho Trọng Thuỷ xem nỏ kia thật tình chẳng có tội chi ! Gia đình hạnh phúc thì đất nước mới vững bền, nàng Mị Châu ngây thơ trong trắng chẳng lẽ lại đi cự cãi với chồng, làm mất hoà khí gia đình vì chuyện không tin chồng đến nỗi không cho chồng xem nỏ? Thử hỏi có người vợ nào đi lấy chồng mà lại cảnh giác với chồng không?

Nếu như nói Mị Châu quá khờ khạo đến mức trong lời dặn dò cuối của Trọng Thuỷ không phát hiện ra âm mưu cướp nước, rồi lại tự "vẽ đường cho hươu chạy" bằng lời hứa rắc lông ngỗng dọc đường thì xin thưa, dù là con gái của vua, thì Mị Châu vẫn là một người con gái. Nàng không phải là một đấng mày râu tài thao sách lược tinh thông lòng người.... để nhận ra ẩn ý trong câu nói mập mờ của Trọng Thuỷ. Con gái, là ngây thơ và cả tin. Đến Thuý Kiều còn tin HỒ Tôn Hiến mà dụ hàng Từ Hải ( Hồ Tôn Hiến không phải chồng Thuý Kiều đấy nhé) thì Mỵ Châu tin và yêu Trọng Thuỷ thì đâu thấm gì. Chẳng lẽ nàng phải cảnh giác với chồng đến mức độ xét nét từng câu từng chữ từng lời nói của chồng à? Là con gái, là sợ hạnh phúc gia đình tan vỡ. Trước cái viễn cảnh binh đao loạn lạc kia nàng có sai không khi không muốn phải chia lìa chồng, có sai không khi có hành động rắc lông ngỗng để chồng tìm giữa mênh mông sa địa? Có quá nặng nề không khi kết tội Mị Châu tiếp tay với giặc khi nàng chỉ làm tròn bổn phận của một người vợ và một người con, nghe lời chồng, nghe lời cha mình?

Còn Trọng Thuỷ, liệu chàng có phải chỉ là một tên gián điệp chuyên kế lọc lừa không hơn không kém? Liệu chàng có phải chỉ là một người chồng dối gian lợi dụng tình yêu của vợ mình để phục vụ cho âm mưu cướp nước xấu xa? VTB không phủ nhận Trọng Thuỷ có mang trong mình mộng bá quyền, nhưng VTB cũng cần khẳng định Trọng Thuỷ là một người con, con của Triệu Đà. Và cũng như Mị Châu, Trọng Thuỷ - với thân phận làm con - là phải nghe lời cha. Có lẽ trước khi gặp Mị Châu, Trọng Thuỷ cũng mang mộng đồ vương cướp nước, nhưng đến khi gặp nàng công chúa đẹp cả người lẫn nết này, cái mộng đồ vương ấy cũng mất đi không nhiều thì ít. Mị Châu, một phần nào đó, có thể gọi là đã cảm hoá Trọng Thuỷ. Trong con người chàng đã xảy ra sự đấu tranh giữa tình yêu và trách nhiệm đối với nước nhà. Cái trách nhiệm làm con, làm tôi của một đất nước làm sao thua cái trách nhiệm của một nguời chồng? Ai có thể khẳng định Trọng Thuỷ chưa hề can gián vua cha? Nghìn trùng cách trở, nếu chàng có thể gửi thư đi thì cái quan trọng là chàng có thể thuyết phục được một người cha khao khát quyền lực đến nỗi biến con mình thành công cụ để thực hiện mục đích hay không? Triệu Đà là kẻ mưu thâm, giỏi bề xảo trá, Trọng Thuỷ có đủ sức mà phân tích cái sai cái phải cho cha mình được không? Không thể ! Chàng phải tiếp tục cái thân phận gián điệp với nỗi đau tình yêu của mình. Và ai nói chàng không làm tròn nghĩa vụ của một người chồng? Chẳng phải chàng đã bảo vợ làm dấu vết để chàng tìm tình yêu của mình trên chiến địa hay sao? Đó bị xem là một biểu hiện để triệt đường An Dương Vương. Nhưng với VTB, đó là hành động để tìm tình yêu, tìm Mỵ Châu của Trọng Thuỷ

Và cái hành động tự tử khi thấy xác Mị Châu của Trọng Thuỷ được gọi là gì? Người ta gọi đó là sự hối hận. VTB gọi đó là sự chiến thắng của tình yêu với cái dã tâm xấu xa độc ác. VTB gọi đó là sự phản kháng của Trọng Thuỷ đối với Triệu Đà. Và còn rất nhiều tên gọi nữa. Nhưng tất cả các tên gọi ấy, cái chết ấy đều thể hiện tình yêu thuỷ chung của Trọng Thuỷ và nỗi đau khổ khi bị điều khiển, bị làm công cụ của vua cha để rồi khi mộng của vua cha thành hiện thực thì cũng là lúc mộng tình của Trọng Thuỷ tan thành mây khói. Tình yêu không thể dung hoà giữa hai lý tưởng khác nhau. Và để giải quyết mối xung khắc đó, chỉ có thể là cái chết. Dù cái chết ấy có bi kịch đi chăng nữa

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net