2. Bao dung với bản thân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Konosuke Matsushita, nhà sáng lập công ty Matsushita Electric Industrial (nay là Panasonic), người được mệnh danh là ông tổ của ngành kinh doanh Nhật Bản, đã nói như sau: "Tôi cho rằng ta không thể chỉ vui với sở trường, buồn vì sở đoản của bản thân mà điều quan trọng là phải để tâm trạng thoải mái, cố gắng phát huy hết con người mình."

Có thể nhìn nhận cả sở trường và sở đoản, không phủ nhận những khuyết điểm của bản thân, tìm cách phát huy hết phẩm chất con người mình là điều thật đáng quý.

Ví dụ như "quý ông khổng lồ" Shigeo Nagashima, ông là một trong những cầu thủ bóng chày nổi tiếng trong lịch sử. Ông nổi tiếng cả về những kỉ lục lẫn trí nhớ của bản thân. Người ta biết đến ông với lối chơi đẹp đồng thời ông cũng nổi tiếng với những câu chuyện dở khóc dở cười như "để quên con trai Kazushige ở sân bóng", "khi đi thì đi bằng xe ô tô, khi về quên mất xe và về bằng tàu điện ngầm" hay "chỉ đạo đội bóng chày toàn bằng từ tượng thanh khó hiểu"...Bình thường những điều này đều bị cho là khuyết điểm, nhưng Shigeo Nagashima vẫn luôn chấp nhận những bản tính trời sinh ấy của mình và ông luôn được các fan yêu thích bởi đó mới chính là Mr.Nagashima. Có lẽ quá hoàn hảo đôi khi cũng không tạo nên sự hấp dẫn.

Ngoài ra, các cầu thủ như Ichiro hay Hidetoshi Nakata cũng nổi tiếng về cách trả lời bộc trực trong các buổi phỏng vấn. Điều này tùy theo mỗi người mà ta có thể coi đó là cá tính hay khuyết điểm.

Ngay cả với những điều nhìn qua là khuyết điểm thì lại có thể trở thành cá tính đặc trưng của một con người. Đừng cố lấp liếm khuyết điểm, chúng đôi khi lại giúp chúng ta thực sự dễ dàng được mọi người chấp thuận. Người quá hoàn hảo, không khuyết điểm có thể là khiến mọi người khó chấp nhận.

Nhà tâm lý học Linville đã từng xây dựng một lý thuyết gọi là "Lý thuyết về sự tự phức tạp" Nói một cách đơn giản, lý thuyết này chỉ ra rằng những người bắt ép bản thân, cứng nhắc thường rất yếu đuối trước những thất bại, ngược lại những người có thể nhìn nhận bản thân trên nhiều phương diện lại rất mạnh mẽ trong những trường hợp tương tự.

Ví dụ, những người luôn ép buộc bản thân một cách cứng nhắc như là: "mình là người mạnh mẽ nên không được khóc". "mình không bao giờ được từ bỏ nỗ lực"...sẽ là những người luôn phủ định bản thân. Lý do chính là luôn có những lúc chúng ta muốn khóc, chúng ta muốn lười biếng.

Trong khi đó, có những người lại nhìn nhận bản thân trên nhiều khía cạnh như mình cũng có lúc lười biếng nhưng cũng có lúc rất chăm chỉ, mình là người hướng nội, nhưng cũng có khi rất hướng ngoại...Họ đã biết bao dung, tha thứ cho bản thân mình.

Việc bao dung cho những mặt khác nhau trong con người mình, việc chấp nhận toàn bộ con người mình đôi khi cũng gặp phải những ý kiến phản luận như sau:

- Chính vì không hài lòng với con người hiện tại của mình nên mới sinh ra động lực muốn thay đổi bản thân.

- Coi những khuyết điểm là đặc trưng cho con người mình liệu có khiến bản thân trở nên kiêu căng hay không?

Những ý kiến này đều sai lầm. Việc bao dung với những mặt khác nhau trong con người mình, chấp nhận toàn bộ con người mình không là mất đi những động lực, khát khao hoàn thiện bản thân. Nếu bạn chấp nhận toàn bộ con người mình, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bỏ qua cả những khuyết điểm và cũng không tự đánh giá bản thân quá thấp. Những người tự mãn mới dễ cáu bẳn và hay chỉ trích đối phương khi bị chỉ ra khuyết điểm.

Nói tóm lại, khi bạn bắt đầu tiếp nhận toàn bộ con người mình chính là lúc bạn đang đứng trước vạch xuất phát cho những thay đổi để tốt hơn.

Ngoài ra, việc yêu tất cả các mặt của bản thân cũng là điều quan trọng, khiến cho cuộc sống phong phú hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net