[Quora] Tại sao việc phục hồi kinh thành Huế (Đại Nội) lại mất nhiều thời gian?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Q: Tại sao việc phục hồi Kinh Thành Huế (Đại Nội) lại mất nhiều thời gian như vậy?

Người dịch: Thòi Lòi

Link: https://qr.ae/TWnhCY

Trả lời bởi Tim Trần, quan tâm đến lịch sử văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc

Đó là bởi Việt Nam vẫn còn khá nghèo, và tất cả các nguồn lực đều được sử dụng để phục hồi nền kinh tế, trong khi phục hồi bản sắc văn hóa lại không nằm trong danh sách ưu tiên của chính phủ. 

Thật vậy, vì vấn đề về nguồn lực và sự lười biếng nói chung, họ tu bổ rất tệ hại, đến nỗi có thể gọi là họ đã phá hủy các cổ vật.

Tượng con cá đầy màu sắc giờ bị sơn lại một màu trắng toát.

Ờm...

Công trình nhiều màu sắc giờ lại trở thành màu vàng...

Cửa sổ đẹp đẽ với thiết kế phức tạp xung quanh, cuối cùng bị sơn lại thành màu vàng (có phải là do sự lười biếng??), khác xa so với bản gốc phức tạp của nó...

Lúc này, Huế trông rất khác so với dáng vẻ vốn có.

> Bartholomew Tran

Điều này làm tui buồn ghê...

> Chen Zhigong

Omg, đây là cả một sự phá hoại.

Trả lời bởi Thư Nguyễn, sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Giống như những gì mà Tim Tran đã nói, đó bởi vì chúng tôi không đủ kinh phí. Tái thiết một công trình cần khá nhiều thời gian và nhân lực. Nhắc nhở thân thiện: đất nước này chỉ vừa mới thoát khỏi lệnh cấm vận trong 20 năm trở lại đây.

2. Hệ thống giáo dục STEM * được áp dụng nơi đây. Bên cạnh đó việc không sinh viên (đủ tiêu chuẩn) nào thực sự quan tâm đến dự án phục hồi di tích => Tiến độ chậm rì và kém chất lượng.

(*STEM education: "STEM is a curriculum based on the idea of educating students in four specific disciplines — science, technology, engineering and mathematics — in an interdisciplinary and applied approach. Rather than teach the four disciplines as separate and discrete subjects, STEM integrates them into a cohesive learning paradigm based on real-world applications." - https://bitly.vn/79ga . Theo mình hiểu là hệ thống giáo dục STEM thay vì tách khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán ra dạy một cách riêng biệt thì STEM sẽ gộp lại thành "mô hình học tập gắn kết" (?) vì sự liên quan chặt chẽ giữa bốn môn này (?). Ở bản gốc thì câu này là "STEM rules here". Theo mình hiểu thì có lẽ là vì người dân nơi đây khá xem trọng các môn tự nhiên mà lơ là các môn xã hội như lịch sử chăng? Hoặc cũng có thể là vì đa số những người học chuyên sâu vào mô hình khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán đều có xu hướng làm kỹ sư các thứ mà ít quan tâm đến những vấn đề mang tính xã hội và lịch sử thế này) 

3. Lương thấp. Quỹ nhà nước được đầu tư vào tất cả các công trình phục hồi di tích. Kéo theo đó, là tất cả những người đóng góp đều được trả theo mức lương chính phủ, bèo bọt có tiếng.

4. Dân tình ít quan tâm đến việc tái thiết những công trình thế này. Hầu hết mọi người nhìn các di tích như là tàn dư của một thời đại xưa cũ, và tin rằng không cần thiết phải chi quá nhiều cho những công trình cổ chỉ vì chi phí phục hồi nguyên trạng sẽ không bù nổi với thu nhập từ dịch vụ du lịch. Mức lương bình quân không đáp ứng đủ nhu cầu cá nhân của họ, và họ quá bận bịu với chuyện cơm áo gạo tiền. Dự án tái thiết di tích mang lại giá trị phi vật chất về lòng tự hào và sự tưởng nhớ, không phải tiền. Trong tương lai, khi nền kinh tế phát triển, và lòng tự hào về di sản quốc gia trở lại trong họ, có lẽ họ sẽ thay đổi suy nghĩ. Giờ thì, tôi có bức ảnh về hệ thống nhu cầu của Maslow có thể phần nào giải thích được hiện trạng này:

> Trần Minh Ngọc

Tôi sẽ kiên nhẫn chờ đến khi nào chính phủ và mọi người nghiêm túc quan tâm đến văn hóa và lịch sử nước nhà lol. Những người bạn người Nhật và người Hàn của tôi cũng nói rằng họ tập trung phát triển nền kinh tế trước, còn văn hóa thì phải để sau.

(Còn cmt của Hải Nguyễn cũng hay nhưng mang tính chất "dễ gây war", thực ra chỉ nhắc sợt qua thôi chứ không đi sâu, nhưng vì là một đứa ngại va chạm xung đột nên thôi mình không dịch :v đại loại là đừng so sánh Việt Nam với Hàn, Đài, Malay, Sing trong giai đoạn 1950-1970 vì hồi đó rất khác với bây giờ)

Ps: Các bạn có cmt thì làm ơn đừng tổ lái chính trị nhé. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net