Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
trò


vui. Khúc hát nổi tiếng nhất của vở diễn,


"Thế giới tốt nhất trong tất cả các thế


giới có thể" - lời của Richard Wilbur,


được Pangloss và ca đoàn hát lên ngợi


ca chiến tranh như một phúc lành trong


tai họa, bởi vì nó đoàn kết tất cả chúng ta





lại, như những nạn nhân.



Terry Southern và Mason Hoffenberg


cũng nhập cuộc vui này bằng việc sáng


tác một


phiên


bản thô tục,


Candy,


nói


về


một


cô gái


trẻ chất phác, mặc dù bị tất cả


những gã đàn ông mà cô ta gặp lợi dụng,


nhưng vẫn ngây thơ và lạc quan. Năm


1964, tác phẩm này được chuyển thể


thành phim với dàn diễn viên ngôi sao,


trong đó có triết gia Ringo Starr.



Tất cả đều rất vui nhộn, nhưng đáng


tiếc rẳng những tác phẩm hài hước nói





trên đều hiểu sai luận đề của Leibniz.


Leibniz là một


nhà duy lý,


một thuật ngữ


triết học để chỉ những người theo quan


điểm coi lý trí là ưu việt so với các cách


thức thu nhận tri thức khác (đối lập,


chẳng hạn, với các


nhà kinh nghiệm chủ


nghĩa


kiên trì quan điểm cho rằng cảm


giác là con đường chủ yếu để đạt đến tri


thức). Leibniz đi đến kết luận rằng thế


giới này là tốt nhất trong các thế giới có


thể nhờ lập luận thuần túy lý trí như sau:


1. Nếu Thượng đế không chọn


sáng tạo ra thế giới, thì có thể


chẳng hề có một thế giới nào hết.





2."Quy luật lý do đầy đủ" nói


rẳng khi có nhiều hon một lựa


chọn, ắt phải có giải thích tại sao


lại chọn cái này mà không chọn


cái khác.


3. Trong trường hợp Thượng đế


đã lựa chọn một thế


giới


nhất


định để sáng tạo, thì nguyên do


nhất thiết phải được tìm kiếm


trong các thuộc tính của chính


Thượng đế, vì tại thời điểm đó


ngoài ngài ra chưa có gì


khác.


4. Bởi vì Thượng đế là toàn năng


và toàn thiện, ngài ắt phải sáng





tạo ra thế giới


tốt nhất


có thể.


Nếu suy nghĩ một chút, thì trong


hoàn cảnh này, đây là thế giới


duy nhất


có thể. Là toàn năng và


toàn thiện, Thượng đế không thể


sáng tạo ra một thế giới không tốt


nhất.


Voltaire, Berstein và cộng sự, Terry


Southern và Mason Hoffenberg, thảy đều


châm biếm tư tưởng của Leibniz đã bị


hiểu theo cách của họ: "Mọi thứ thật


tuyệt cú mèo". Nhưng Leibniz không cho


rằng thế giới chẳng có gì xấu. Ông chỉ


cho rằng, nếu Thượng đế sáng tạo thế





giới khác đi, có thể cái xấu còn nhiều


hơn.


May thay, chúng ta cũng sẵn có hai


truyện cười thực sự rọi sáng triết học


Leibniz.


Một người lạc quan nghĩ rằng đây là


thế giới tốt nhất trong tất cả các thế giới


có thể. Một người bi quan lại sợ rằng nó


đúng là như vậy.


Mẩu chuyện cười này ngụ ý rằng


người lạc quan tán đồng quan điểm coi


thế giới này tốt nhất trong tất cả các thế


giới có thể, trong khi người bi quan thì





không. Từ cái nhìn duy lý của Leibniz,


thế giới chỉ đơn giản là cái mà nó là;


mẩu chuyện chứng tỏ sự thật hiển nhiên


rằng lạc quan và bi quan là những thái độ


cá nhân không liên quan đến mô tả trung


tính, duy lý của Leibniz về thế giới.


Người lạc quan nói: "Cốc này đầy


một nửa." Người bi quan nói: "Cốc này


vơi một nửa. "Người duy lý nói: "Cái


cốc to gấp đôi so với cần thiết."


Điều này thật sáng rõ như thủy tinh


vậy.



VÔ TẬN VÀ VĨNH HẰNG






Hóa ra, dù thế giới này tuyệt vời hay


không, thì chúng ta cũng chỉ ghé qua


trong một cuộc viếng thăm ngắn ngủi.


Nhưng ngắn ngủi so với cái gì nhỉ? Với


năm tháng vô tận ư?










Leibniz bước tới đối diện với Thượng


đế hiện ra ở góc trái (đừng nhầm với


Thượng đế trên kia). Là một nhà duy lý,


Leibniz không hài lòng với việc nói rằng


một cái gì đó chỉ đơn giản "xảy ra", như


thể một cái gì khác có thể dễ dàng xảy ra


thay thế. Ông cảm thấy phải có một




do


khiến mọi hoàn cảnh là


cần



thiết.


Tại


sao



Seattle mưa nhiều hơn ở


Albuquerque? Bởi vì các điều kiện A, B


và C khiến nó


không thế


xảy ra khác đi


được. Với các điều kiện A, B và C,


không thể có hoàn cảnh nào khác. Cho


đến nay, đa phần chúng ta đều đồng ý với


ông, đặc biệt là các cư dân Seattle.


Nhưng Leibniz lập luận tiếp, rằng


ngay


cả các điều kiện cho trước này (A, B và





C)


cũng không thể khác. Và các điều kiện


trước chúng, và trước chúng nữa, cứ thế


và cứ thế liên tu bất tận. Đây là cái mà


ông gọi là "Luật lý do đầy đủ", nghĩa là


lý do để bất kỳ trạng thái thực của sự


việc nào



thực, không thể diễn ra theo


cách nào khác. Một vũ trụ không có


lượng mưa chênh lệch ở Seattle và


tập


hợp các điều kiện dẫn đến tình trạng


mưa đó


đơn giản không còn là một vũ


trụ. Một vũ trụ mà không có cái "đơn


nhất" thì chỉ là hỗn độn.


(


Tác giả chơi chữ:


vũ trụ (universe), và cái đơn nhất (uni)


Ý niệm về vô tận, trạng thái vĩnh hằng


chẳng hạn vẫn làm cho các nhà siêu hình


học bối rối. Tuy nhiên các nhà phi-siêu





hình học thì không quan tâm lắm.



Hai con bò đang đứng trên bãi cỏ.


Một con quay sang con kia nói, "Mặc dù


pi


thường được rút ngắn còn năm con số,


thật ra nó kéo dài đến vô tận."


Con bò thứ hai quay sang con thứ nhất


và đáp, "Bòòòò."



Truyện cười tiếp theo sau đây gắn tư


tưởng về vĩnh hằng với một khái niệm


triết học nổi tiếng khác là tính tương đối:



Một bà được bác sĩ cho biết bà ta chỉ





còn sống thêm sáu tháng. "Liệu tôi có thể


làm gì được nữa không?" bà ta hỏi.


"Có chứ," bác sĩ đáp. "Bà có thể kết


hôn với một viên kế toán thuế."


"Việc ấy sẽ giúp tôi chữa bệnh thế


nào?"


"Ồ, chữa bệnh thì không," bác sĩ nói,


"nhưng nó sẽ làm cho sáu tháng đó như


thể vĩnh hằng!"



Câu chuyện nêu lên câu hỏi triết học


"Làm thế nào mà một thứ hữu hạn, như


sáu tháng, lại có thể tương tự một thứ vô





tận, như vĩnh hằng?" Những ai đặt câu


hỏi này hẳn chưa bao giờ phải sống với


một viên kế toán thuế.



QUYẾT ĐỊNH LUẬN ĐỌ VỚI Ý


CHÍ TỰ DO



Trong khi chúng ta đang ở đây lúc


này, liệu chúng ta có thể kiểm soát chút


nào vận mệnh của mình không?


Suốt nhiều thế kỷ qua, các triết gia đã


tốn không biểt bao nhiêu giấy mực để tìm


kiểm lời đáp cho câu hỏi: liệu con người


có tự do quyết định và hành động, hay





những quyết định và hành động của


chúng ta bị định đoạt bởi các lực lượng


bên ngoài: di truyền, môi trường, lịch sử,


số mệnh, Microsoft.


Các bi kịch gia Hy Lạp nhấn mạnh


rằng tính cách và các khiếm khuyết không


tránh khỏi của nó có ảnh hưởng quyết


định đến quá trình của các sự kiện.


Khi được hỏi ông có tin vào ý chí tự


do không, tiểu thuyết gia thế kỷ hai mưoi


Isaac Bashevis Singer hóm hỉnh đáp,


"Tôi làm gì có lựa chọn nào khác." (Thật


ra đây là quan điểm mà một số triết gia


hoàn toàn nghiêm túc tán thành: rằng





chúng ta buộc phải tin vào ý chí tự do


của bản thân, bởi nếu không thì sẽ không


có cơ sở cho niềm tin của chúng ta vào


trách nhiệm đạo đức. Những lựa chọn


đạo đức của chúng ta sẽ tuột khỏi tay


chúng ta).


Gần đây, thứ tư tưởng cho rằng những


tác động tâm lý ngoài tầm kiểm soát của


chúng ta quyết định hành vi của chúng ta,


đã ăn mòn quan niệm về trách nhiệm đạo


đức, đến mức ngày nay chúng ta có "lối


biện hộ chày cối", kiểu như một bị cáo


kêu rằng lượng đường trong chút rượu


hắn uống đã đẩy hẳn đến chỗ phạm tội





giết người. Đó vẫn là lối nói "ma dẫn lối


quỷ đưa đường" cũ kỹ ngụy trang dưới


lớp áo tâm lý học hiện đại.


Mặt khác, có những người theo quyết


định luận nói rằng, "Chúa khiến tôi làm


thế. Thật ra, Chúa đã định đoạt mọi thứ


trong vũ trụ cho đến từng chi tiết cuối


cùng." Baruch Spinoza, nhà triết học


người Hà Lan gốc Do Thái thế kỷ mười


bảy, và Jonathan Edwards, nhà thần học


Mỹ thế kỷ mười tám là những người đề


xuất quyết định luận thần học này. Con


đại bàng, con ếch và người lái xe tải


trong câu chuyện dưới đây hẳn đã nghĩ





rằng họ lựa chọn và thực hiện các hành


động của mình một cách tự do.



Moses, Jesus, và một ông lão để râu


đang chơi golf. Moses đánh một cú văng


xa, bóng đáp xuống đường lăn nhưng rồi


lại lăn thẳng về phía đầm nước. Moses


giơ gậy golf của ông lên, rẽ nước, và quả


bóng nhẹ nhàng lăn sang bờ bên kia.


Jesus cũng đánh một phát bóng xa về


phía cái đầm ấy, nhưng đúng lúc sắp rơi


xuống giữa đầm thì bóng bay lơ lửng lên


trên mặt nước. Jesus thong thả bước đi


trên mặt đầm nước và hất bóng lên cỏ.





Ông lão để râu đánh một phát, bóng


đập vào hàng rào và bật nảy ra phố, ở đó


nó đập trúng một chiếc xe tải vừa chạy


tới rồi văng trở lại phía đường lăn bóng,


thẳng hướng đầm nước, nhưng lại rơi


xuống một lá hoa súng. Một con ếch ngồi


trên chiếc lá trông thấy quả bóng, há


miệng đớp ngay lấy. Một con đại bàng sà


xuống, quắp con ếch và bay đi mất. Khi


con đại bàng và con ếch bay qua bãi cỏ


xanh, con ếch đánh rơi quả bóng, và nó


rơi trúng ngay vào lỗ.


Moses quay sang Jesus và nói, "Tôi


ghét chơi với bố của cậu."






TRIẾT HỌC DIỄN TIẾN



Đến một lúc nào đó, nhất định phải có


một triết gia chống lại quan niệm về vị


Chúa áp đặt, nhúng tay vào mọi sự. Triết


gia thế kỷ hai mươi Alfred North


Whitehead lập luận rằng không những


Chúa không có khả năng quyết định


tương lai, mà chính tương lai sẽ quyết


định ngài. Theo triết thuyết diễn tiến của


Whitehead thì Chúa không toàn năng


cũng chẳng toàn thiện, mà bị thay đổi


theo diễn biến của các sự kiện. Hay như





các vị thời Kỷ Nguyên Mới từng nói,


"Chúa ư, có vẻ ông ấy cũng tiến hóa


nhiều đấy."



Alvin đang làm việc trong cửa tiệm


của mình thì nghe thấy một giọng ồm ồm


từ trên cao phán xuống, "Alvin, hãy bán


cửa hiệu của ngươi đi!" Anh ta mặc kệ.


Nhưng giọng nói đó cứ tiếp tục ra lệnh


hết ngày nọ sang ngày kia, "Alvin, hãy


bán cửa hiệu của ngươi lấy ba triệu đô


la!" Sau nhiều tuần lễ, anh ta mềm lòng


và bán cửa hiệu.


Giọng nói phán, "Alvin, hãy đến Las





Vegas!"


Alvin hỏi tại sao.


"Alvin, cứ đem ba triệu đô và đến


Las Vegas đi."


Alvin vâng lời, đến Las Vegas và ghé


vào một sòng bạc.


Giọng đó nói, "Alvin, hãy đến bàn


chơi bài xì dách và đặt hết tiền đi!"


Alvin lưỡng lự nhưng cũng đặt cược.


Anh ta được chia hai quân, tổng điểm là


mười tám. Nhà cái lật ra một con sáu.


"Alvin, cầm một quân bài lên!"


"Cái gì cơ? Nhà cái có mỗi..."





"Cầm một quân bài lên!"


Alvin bảo nhà cái chia bài cho anh ta,


và nhận được một quân Át. Mười chín.


Anh ta thở dễ hơn.


"Alvin, lấy một quân bài nữa."


"Cái gì cơ?"


"LẤY MỘT QUÂN BÀI NỮA!"


Alvin xin một quân bài nữa. Lại là


một con Át. Anh ta có hai mươi.


"Alvin, lấy một quân bài nữa!" giọng


nói ra lệnh. "Tôi có hai mươi rồi!" Alvin


gắt lên.


"LẤY MỘT QUÀN BÀI NỮA!"





giọng nói vang lên.


"Lấy bài!" Alvin nói. Anh ta lại được


một con Át nữa. Hai mươi mốt!


Giọng nói ồm ồm từ trên cao thốt lên,


"Ôi ngũ linh, con bà nó không thể tin


được!


(Theo luật chơi bài xì dách Blackjack, khi có


năm quân bài trên tay mà tổng điểm từ 21 trở


xuống thì người chơi thắng tuyệt đối.)


Ô, có gì đó thật là thú vị khi Chúa có


thể ngạc nhiên về chính mình.



NGUYÊN TẮC TIẾT KIỆM






Trong triết học vẫn luôn tồn tại


khuynh hướng phản siêu hình học, phát


triển tới đỉnh điểm đồng thời với cuộc


khải hoàn của thế giới quan khoa học


trong hai thế kỷ qua. Rudolf Carnap và


Nhóm Vienna (


The Vienna Circle, hiệp hội


các nhà triết học tập hợp xung quanh đại học


Vienna năm 1922, còn có tên là Hội Ernst


Mach (the Ernst Mach Society


).(không phải


nhóm nhạc disco của thập niên bảy mươi


như nhiều người hay nhầm lẫn) còn đi xa


đến mức tuyên bố đặt dấu chấm hết cho


siêu hình học như một tập hợp các tư


tưởng phi lý đã bị khoa học bác bỏ.


Rudy và Nhóm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net