Không Tên Phần 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
với


nhà vị lợi, việc sử dụng chứng cớ gián


tiếp có thể gây hậu quả không mong


muốn là bỏ tù người vô tội.


Lại một lần nữa, những người thực tế


hơn trong chúng ta có thể hỏi, "Ai cần


quan tâm đến 


lý do 


khiến chúng ta bàn về


chứng cớ gián tiếp một cách thận trọng


như vậy?" Một cách thiết thực, chúng ta





chỉ cần vạch ra tính chất không đáng tin


cậy của nó, như người phụ nữ trong câu


chuyện sau đây đã làm. [Lưu ý cách vận


dụng phép phản chứng (


reductio ad


absurdum)


 rất khôn ngoan của cô ấy].



Một đôi vợ chồng đi nghỉ ở một khu


nghỉ dưỡng câu cá. Trong khi chàng chợp


mắt, nàng quyết định lấy thuyền của


chàng bơi ra hồ và đọc sách. Trong khi


nàng đang tắm nắng thì có một cảnh sát


bơi thuyền đến và bảo,



"Ở đây không


được câu cá, thưa bà. Tôi phải bắt giữ


bà."





Nàng nói, "Nhưng thưa ông, tôi có câu


cá đâu?"


Cảnh sát trưởng nói, "Thưa bà, bà có


tất cả dụng cụ cần thiết. Tôi buộc phải


bắt giam bà."


Nàng nói, "Nếu ông làm thế, thưa ông,


tôi sẽ phải tố cáo ông tội cưỡng hiếp."


"Nhưng tôi chưa hề chạm đến người


bà," viên cảnh sát nói.


"Tôi biết," nàng nói, "nhưng ông có


đủ dụng cụ cần thiết."



Tuy nhiên vẫn tồn tại những nguyên





tắc pháp lý trở nên rất khác biệt tùy


thuộc vào việc chúng ta áp dụng lý thuyết


nào trong số ba lý thuyết nêu trên, như


trong câu chuyện sau đây:



Một quan tòa gọi hai luật sư của hai


bên đến văn phòng của ông và nói, "Lý


do tôi gọi các anh hôm nay là hai anh


đều đã hối lộ tôi." Hai luật sư cùng ngọ


nguậy trên ghế. "Anh, Alain, đã đưa tôi


15.000$. Phil, anh đã đưa 10.000$."


Quan tòa trao cho Alain một tấm séc


trị giá 5.000$ và nói, "Bây giờ các anh


ngang nhau, và tôi sẽ hoàn toàn dựa vào





công lý để phán quyết vụ này."



Nếu mục đích của việc cấm hối lộ chỉ


là để loại trừ tình trạng vi phạm nghĩa vụ


xét xử công bằng đối với tất cả các bên,


thì chúng ta có thể đồng ý với ông quan


tòa rằng việc nhận mức hối lộ ngang


nhau có cùng kết quả như không nhận hối


lộ. Cũng như vậy, nếu mục đích của việc


cấm hối lộ là để đảm bảo đem lại những


kết quả tốt đẹp một cách công bằng cho


mọi người. Nhưng sẽ khó khăn hơn nhiều


nếu lập luận rằng nhận hối lộ ngang nhau


sẽ khuyến khích đức hạnh ở cả quan tòa





lẫn các luật sư. Lạ thật, sao chúng ta có


thể dông dài mãi mà không kể một câu


chuyện cười về các luật sư nhỉ? Ồ,


nhưng cần gì băn khoăn, chúng ta chỉ là


những con người thôi mà.



Một luật sư gửi thư cho thân chủ của


mình: "Frank thân mến: Tôi nghĩ hôm


qua tôi trông thấy anh ngoài phố. Tôi đã


băng qua đường để chào anh, nhưng hóa


ra không phải. 1/10 giờ: 50$."


oOo



DIMITRI: Cậu khiến tôi hào hứng rồi





đấy, Tasso ạ. Tôi đã quyết định ứng cử


vào Lực lượng cảnh sát đạo đức. Cậu có


ủng hộ tôi một phiếu không?


TASSO: Tất nhiên, bạn ạ. Nếu cuộc


bầu cử tiến hành bằng bỏ phiếu kín.



IX



TÍNH TƯƠNG ĐỐI



Chúng ta có thể nói gì nhỉ? Thuật ngữ


này có những nghĩa khác nhau đối với


những người khác nhau.






DIMITRI: Vấn đề rắc rối ở cậu,


Tasso ạ, là cậu nghĩ nhiều quá.


TASSO: So với ai?


DIMITRI: Ờ, so với lực sĩ Achilles.


TASSO: Thế so với Socrates thì sao?


DIMITRI: Ô kê, cậu lại thắng rồi. So


với Socrates, thì cậu quá ngu.



oOo



CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐI



Chân lý tương đối hay tuyệt đối?





Trang Tử, hiền triết Đạo gia cổ đại,


tỉnh dậy từ một giấc mơ trong đó ông là


một con bướm, hay là, ông tự hỏi, thật ra


ông là một con bướm lúc này đang mơ


mình là Trang Tử?


Trong thế giới phương Tây hiện đại,


các triết gia bị ám ảnh bởi tính tương đối


của cái biết đối với người biết. Như


chúng ta đã biết, George Berkeley còn đi


xa đến mức phát biểu rằng "vật thể" chỉ


tồn tại tương đối với trí óc.


Thế kỷ hai mươi, một giáo sư đại học


Harvard làm thí nghiệm với ma túy tạo


ảo giác và sửng sốt phát hiện các nhận





thức của mình mang tính tương đối.


Không, chúng tôi không nói đến Timothy


Leary (


Timothy Francis Leary (1920-1996),


nhà tâm lý học có ảnh hưởng người Mỹ, ủng hộ


lợi ích của chất gây ảo giác trong trị liệu.


).


Trước đó khá lâu, đó là William James


(


William James (1842-1910), nhà tâm lý học


và triết học tiên phong người Mỹ với những


cuốn sách vể tâm lý học, chủ nghĩa thần bí, chủ


nghĩa thực dụng.


). Khi hít khí tê, James


cảm thấy mình đạt đến trạng thái hòa


đồng cùng vũ trụ, nhưng khi chất kích


thích hết tác dụng, ông không thể nhớ


được gì về những nhận thức vũ trụ của


mình. Vì vậy, đến lần hít khí tê sau, ông


buộc một cây bút vào tay và đặt một


cuốn sổ mở trước mặt. Như mong đợi,





một ý tưởng chói sáng đến với ông, và


lần nầy ông đã ghi lại được trên giấy.


Vài giờ sau, thoát khỏi trạng thái đó, ông


đọc ý tưởng triết học đột phá đã tự tay


ghi lại: "Mọi thứ bốc mùi dầu hỏa!"


Ban đầu giáo sư James thất vọng,


nhưng sau đó ông bắt đầu tư duy bằng


cảm thức triết học. Ông nhận ra rằng vấn


đề thực chất có thế là: a/ Những ý tưởng


dường như là thiên tài dưới tác dụng của


khí tê thật ra rất tầm thường vớ vẩn?


hoặc b/ "Mọi thứ bốc mùi dầu hỏa" thực


sự là ý tưởng thiên tài, nhưng nếu không


có tác dụng của khí tê, người ta không


nhận thức được?





Phân tích của James phảng phất giống


một truyện cười.



TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA THỜI


GIAN



Có nhiều truyện cười minh họa tính


tương đối của ý niệm thời gian. Chẳng


hạn:



Một con ốc sên bị hai con rùa chẹn cổ


ăn cướp. Khi cảnh sát hỏi nó đã xảy ra


chuyện gì, nó nói, "Tôi không biết.


Chúng nó nhanh quá."






Và đây, lại chính con ốc sên đó:



Có tiếng gõ, nhưng khi người phụ nữ


ra mở cửa, thì chỉ thấy một con ốc sên.


Bà ta nhặt nó lên ném qua sân. Hai tuần


sau, lại có tiếng gõ của.


Người đàn bà ra mở, và lại thấy con


ốc sên đó. Con ốc sên hỏi, "Có chuyện gì


xảy ra vậy?"



Tính tương đối giữa thời gian hữu hạn


và vĩnh hằng vẫn luôn là một chủ đề


chính của tư duy triết học, và vì vậy,





đương nhiên cũng là chủ đề chính của


các tác giả hài hước:



Một người cầu nguyện chúa, "Lạy


chúa, con xin hỏi người một câu hỏi."


Chúa đáp, "Được. Con nói đi."


"Thưa Chúa, có phải một triệu năm


đối với Người chỉ là một giây thôi


không?"


"Ừ, đúng đấy."


"Vâng, vậy thì một triệu đô la đối với


Người?"


"Một triệu đô la đối với ta chỉ là một





xu."


"A, vậy thì con xin Chúa," người ấy


nói, "xin Người cho con một xu?"


"Được," Chúa nói. "Chờ một giây


nhé."






Chúng tôi sẽ không xuất bản sách của ông,


Một tự truyện: Cuộc đời con phù du, vì


sách chỉ có một trang."



TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC THẾ


GIỚI QUAN



Có vô khối truyện cười minh họa tính


tương đối của các quan điểm khác nhau:



Một người Pháp bước vào quán rượu.


Một con vẹt mặc bộ tuxedo đậu trên vai


ông ta. Người pha rượu nói, "ô, trông


ngộ quá ha, ông kiếm được nó ở đâu





đấy?"


Con vẹt nói, "Ở Pháp. Ở bên đó có


hàng triệu gã như gã này."



Nhà triết học Mỹ thế kỷ



hai mươi


W.V.O.



Quine viết rằng tiếng mẹ đẻ xác


định thế giới quan của chúng ta, chính nó


tạo nên khuôn khổ mà chúng ta không thể


vượt ra ngoài để nhìn thế giới dưới ánh


sáng khác. Chúng ta không thể dịch chính


xác sang ngôn ngữ của mình một thuật


ngữ từ thứ tiếng xa lạ. Chúng ta 




thể


thấy một người nói ngôn ngữ khác thốt


lên "gavagai" khi chỉ vào vật thể mà





chúng ta vẫn gọi là "con thỏ", nhưng


chúng ta không chắc ý



anh ta muốn nói


đến "món thịt thỏ hầm" hay là "chuỗi tiến


hóa thỏ" hoặc cái gì khác liên quan đến


thỏ.



Hai người Do Thái vào ăn tối trong


một tiệm cơm Tàu bán đồ chay. Anh hầu


bàn người Hoa nói dăm câu với họ bằng


tiếng Yiddish (


Tiếng Đức cổ của người Do


Thái ở Trung và Đông Âu.


) trong khi họ xem


thực đơn rồi sau đó nhận đặt món bằng


tiếng Yiddish luôn. Khi ra về, hai người


khách nói với người chủ tiệm Do Thái


rằng thật là ngạc nhiên thú vị vì họ có thể


nói chuyện với người hầu bàn bằng tiếng





Yiddish.


"Suỵt, khẽ thôi," người chủ tiệm nói.


"Hắn vẫn nghĩ là mình đang học tiếng


Anh đấy."



Câu chuyện này minh họa chính xác


quan niệm của Quine về các vấn đề căn


bản của dịch. Anh hầu bàn người Hoa có


thể ghép các từ Yiddish thành câu theo


cùng một cách như những thực khách Do


Thái. Tuy nhiên 


toàn bộ


 hiểu biết tiếng


Yiddish của anh ta mắc một khuyết điểm


trầm trọng: Anh ta nghĩ đó là tiếng Anh!


Thậm chí bản thân quan niệm về cái





gì được coi là ngoại ngữ cũng mang tính


chất tương đối với người nói. Hãy xem


câu chuyện sau đây của giới thương mại


quốc tế:



Một công ty đa quốc gia đăng quảng


cáo tuyển thư ký. Một con chó giống


Golden Retriever nộp đơn xin việc, đã


qua được phần thử đánh máy, và được


đưa vào phỏng vấn. Trưởng phòng nhân


sự hỏi, "Mày có nói được ngoại ngữ nào


không?"


Chó Golden Retriever trả lời, "Meo!"






Ở thời đại chúng ta, Michel Foucault


tập trung vào một loại tính tương đối


khác - tính tương đối của các giá trị văn


hóa đối với quyền lực xã hội. Xã hội xác


định các giá trị văn hóa của chúng ta,


đặc biệt những gì chúng ta coi là tiêu


chuẩn, và kiểm soát việc thực hiện


chúng. Ai bị coi là mắc bệnh tâm thần?


Ai xác định điều đó? Điều đó có ý nghĩa


gì đối với những người bị xác định mắc


bệnh tâm thần? Và có ý nghĩa đối với


những người kiểm soát họ? Ai là người


phải kiểm soát họ? Câu trả lời cho các


câu hỏi này thay đổi tùy thời gian, khi





thiết chế quyền lực trong xã hội thay đổi.


Có thời, việc kiểm soát nằm trong tay


giới tăng lữ, ở thời khác, trong tay các


bác sĩ. Điều này thể hiện ngụ ý của xã


hội về cách chữa trị cái gọi là bệnh tâm


thần. Điểm cốt yếu là những giá trị chúng


ta vẫn coi như vĩnh cửu và tuyệt đối thực


ra chỉ mang tính tương đối trong dòng


chảy liên tục của lịch sử, phụ thuộc vào


việc quyền lực ở trong tay ai và được họ


sử dụng như thế nào.



Pat: Milke này, tớ đang chạy xe trên


đường cao tốc và gọi cho cậu bằng điện





thoại di động mới đấy.


Mike: cẩn thận nhé, Pat. Radio vừa


thông báo có một thằng khùng đang chạy


ngược chiều trên đường cao tốc.


Pat: Một thằng khùng á? Mẹ kiếp, ở


đây đang có hàng trăm thằng kia kìa!



Xét một cách thuần túy lí trí, thì Pat


chính là thằng cha mà radio nhắc đến.


Nhưng theo tương quan từ góc nhìn của


anh ta, thì hàng trăm người khác mới


chạy sai đường. Vậy tại sao câu chuyện


trở thành hài hước, mà không chỉ là một


minh họa thuần túy về sự va chạm của





các quan điểm khác nhau? Bởi vì theo


Foucault, nhà nước đã có luật quy định


đi theo hướng nào là đúng.


Thêm một mối băn khoăn khác của


các triết gia từ thời Plato là tính tương


đối giữa các giá trị tạm thời và các giá


trị vĩnh hẳng. Và lần nữa, vấn đề được


đặt vào tầm ngắm của truyện cười:



Ngày xưa có một ông nhà giàu sắp


chết, ông ta hết sức đau lòng vì phải chia


lìa với đống tài sản đã khó nhọc cả đời


mới kiếm được, nên chỉ ao ước có thể


mang chúng theo lên Thiên đường. Bởi





vậy, ông ta liền cầu nguyện để xin được


phép mang theo một ít của cải.


Nghe thấy lời cầu xin đó, một thiên


thần hiện ra trước ông ta. "Ta rất tiếc,


nhưng ngươi không thể mang của cải


theo." ông nhà giàu khẩn nài thiên thần


hãy nói với Chúa để xem Ngài có thể


uốn cong luật lệ một chút không.


Thiên thần lại hiện ra và thông báo


rằng Chúa đã quyết định ban ngoại lệ và


cho phép ông ta mang theo một chiếc


vali. Quá vui mừng, ông ta lấy ra chiếc


vali to nhất, nhét đầy những thỏi vàng


ròng, và đặt nó bên cạnh giường.





Ít lâu sau, ông nhà giàu chết và xuất


hiện trước cổng thiên đường. Thánh


Peter nhìn chiếc vali và nói, "Dừng lại,


ngươi không được mang cái đó vào


đây!"


Ông nhà giàu bèn giải thích với Thánh


Peter rằng ông ta đã được phép và xin


Thánh hỏi lại Chúa. Lát sau, Thánh Peter


quay trở lại và nói, "Ngươi nói đúng,


ngươi được phép mang theo một túi


xách, nhưng ta phải kiểm tra bên trong


trước khi cho nó qua."


Thánh Peter mở vali để kiểm tra


những của cải trần thế mà người kia thấy





quá quý báu không nỡ bỏ lại, và thốt lên,


"Nguơi mang theo đá lát đường à?"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net