Không Tên Phần 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

truyền đạt cho người hàng xóm. Anh hàng


xóm đáp rằng anh ta quả có giấu số tiền


đó trong sân sau nhà mình, dưới gốc cây


anh đào.


Ông giáo sư quay sang người đàn ông


và nói, "Anh ta không chịu nói. Anh ta


bảo thà chết còn hơn."



Không có gì đáng ngạc nhiên khi


Machiavelli là người ủng hộ án tử hình,


vì lợi ích nhất đối với nhà cai trị là được


coi là hà khắc chứ không phải khoan


dung. Nói cách khác, Machiavelli đồng 


ý


với một người đã châm biếm nói, "Án tử





hình có nghĩa là không bao giờ phải nói,


'Lại là anh đấy à?'"


Dù bề ngoài chúng ta tỏ ra chính trực


bao nhiêu - hoặc thậm chí cả trong tư


tưởng - thì Machiavelli vẫn tin rằng


chúng ta thảy đều là những kẻ theo xu


hướng Machiavelli từ tâm can phế phổi.



Bà Parker được gọi ra làm hội thẩm


trong 


một phiên tòa nhưng bà yêu cầu


được miễn vì về nguyên tắc bà phản đối


án tử hình. Luật sư bào chữa nói, "Nhưng


thưa bà, đây không phải là một vụ án giết


người. Đây là một vụ kiện dân sự. Một





người phụ nữ kiện chồng cũ của bà ta vì


ông này đánh bạc hết 25.000$ mà ông ấy


đã hứa dùng để sửa sang lại nhà tắm


nhân dịp sinh nhật của bà ta."


"Ồ, thế thì tôi sẽ nhận lời," bà Parker


nói. "Còn về án tử hình, tôi nghĩ có lẽ tôi


đã sai rồi."


oOo



Nhưng xin đừng vội. Có thể là chính


chúng ta đang bị cười nhạo chăng? Một


số sử gia hiện đại tin rằng Machiavelli


đã phỉnh gạt chúng ta bằng thứ chủ nghĩa


Machiavelli lộn ngược – tỏ ra tàn ác





nhưng thực chất lại là cổ xúy cho những


phẩm hạnh xưa cũ. Rốt cuộc, liệu có phải


thực ra Machiavelli châm biếm chế độ


chuyên chế không? Trong tiểu luận


"Quân vương: Khoa học Chính trị hay


Trào phúng Chính trị?"


 sử gia được


trao giải Pulitzer Garrett, Mattingly


khẳng định Machiavelli đã bị hiểu sai:


"Quan điểm đánh giá cuốn sách nhỏ này


(


Quân



vương


) là một khảo luận khoa học


nghiêm túc về thuật cai trị mâu thuẫn với


tất cả những gì chúng ta biết về cuộc đời


Machiavelli, về những trước tác của ông,


và về lịch sử thời đại ông."





Nói cách khác, Mattingly cho rằng


Machiavelli là một con cừu trong lốt sói.



CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN



Đây là câu đố làm đau đầu người ta


suốt mấy thập kỷ:



Một người chứng kiến con trai mình


bị tai nạn xe đạp khủng khiếp. Anh ta bế


đứa bé lên, đặt vào ghế sau xe ô tô và


lao nhanh đến phòng cấp cứu. Khi thằng


bé được đẩy vào phòng mổ, bác sĩ giải


phẫu kêu lên, "Ôi Chúa ơi! Nó là con





tôi!"



Chuyện này có thể giải thích ra sao?


Rất đơn giản! Bác sĩ giải phẫu là mẹ


đứa bé.


Thời nay, ngay cả Rush Limbaugh


(


Người dẫn chương trình truyền thanh và phê


bình chính trị bảo thù nối tiếng ở Mỹ.


) cũng


không phải rối trí chút nào trước câu đố


này; số lượng nữ bác sĩ ở nước này đã


gần cân bằng với số lượng bác sĩ nam.


Và đó là kết quả của sức mạnh triết lý nữ


quyền cuối thế kỷ hai mươi.



oOo






Khi đài BBC tổ chức cuộc thăm dò ý


kiến thính giả về bình chọn triết gia vĩ


đại nhất thế giới, không có nhà triết học


nữ nào lọt vào top hai mươi (đứng đầu là


Karl Marx). Các học giả nữ trên toàn thế


giới nổi giận. Hypatia, triết gia Hy Lạp


theo chủ nghĩa Plato mới đâu rồi? Hoặc


nhà tiểu luận thời Trung cổ Hildegard


von Bingen nữa? Tại sao Heloise thế kỷ


mười hai bị gạt ra, trong khi Abelard -


học được từ bà cũng tương đương bà học


được từ ông ấy - thì được bầu (mặc dầu


cũng không lọt vào top hai mươi)? Còn





Mary Astell thế kỷ mười bảy, nhà nữ


quyền buổi đầu thì sao? Và đâu rồi


những triết gia thời hiện đại: Hannah


Arendt, Iris Murdoch, và Ayn Rand?


Phải chăng chủ nghĩa sô vanh vô


phương cứu chữa trong giới học thuật đã


khiến cho công chúng học thức không


biết đến các triết gia lớn này? Hay là


phải trách những đám học giả nặng tư


tưởng sô vanh đương thời đã không nhìn


nhận những người phụ nữ này đủ nghiêm


túc ở thời của họ?



Buổi rạng đông thực sự của triết học





nữ quyền bắt đầu từ thế kỷ mười tám với


tác phẩm phôi thai (hay ta nên gọi là tác


phẩm trứng nước?) của Mary


Wollstonecraft 


Chứng minh các quyền


của phụ nữ. 


Trong khảo luận này, bà


thách thức không ai khác ngoài chính


Jean-Jacques Rousseau, người đề xuất


một hệ thống giáo dục cấp thấp cho phụ


nữ.


Chủ nghĩa nữ quyền trong thế kỷ hai


mươi được giải thích lại theo quan điểm


hiện sinh với việc xuất bản cuốn 


Giới


tính thứ hai


 của nhà triết học (và là


người tình của Jean-Paul Sartre) Simone





de Beauvoir. Bà tuyên bố không tồn tại


thứ nữ tính bản chất nào hết, đó chỉ là


tấm áo bó buộc do nam giới khoác cho


nữ giới mà thôi. Về thực chất, phụ nữ tự


do tạo ra phiên bản đàn bà theo quan


niệm của họ.


Nhưng quan niệm về nữ tính mềm dẻo


đến mức độ nào? Phải chăng những cơ


quan sinh sản có từ khi chúng ta chào đời


không liên quan gì đến nhận dạng giới


tính của chúng ta? Một số nhà nữ quyền


hậu de Beauvoir cho là vậy. Họ tuyên bố


rằng con người bẩm sinh là một tấm bảng


trắng về giới tính, nhận dạng giới tính là





thứ chúng ta sở hữu về sau từ cha mẹ và


xã hội. Và ngày nay, việc lĩnh hội vai trò


giới tính đã trở nên phức tạp hơn bao giờ


hết.



Hai anh chàng đồng tính đang đứng ở


góc phố thì có một cô gái tóc vàng thon


thả, đẹp lộng lẫy trong bộ váy mỏng bó


sát, ngực áo khoét sâu, đi qua.


Một chàng thốt lên với chàng kia,


"Những lúc như thế này, tôi ước gì mình


là 


les


!"



Phải chăng những vai trò giới tính





truyền thống chỉ là định ước xã hội do


đàn ông tạo ra để giữ đàn bà trong vòng


lệ thuộc? Hay là những vai trò đó được


quy định về phương diện sinh học? Thế


lưỡng nan này tiếp tục chia rẽ cả các nhà


triết học lẫn tâm lý học. Một số nhà tư


tưởng sâu sắc ủng hộ mạnh mẽ quan điểm


cho rằng những khác biệt giới tính được


quy định bỏi yếu tố sinh học. Chẳng hạn,


khi Freud tuyên bố rằng "giải phẫu học


là số phận", ông đã sử dụng mục đích


luận để chứng minh rằng cấu tạo cơ thể


của phụ nữ quyết định vai trò của phụ nữ


trong xã hội. Có điều vẫn chưa rõ ông





nói đến thuộc tính giải phẫu học nào khi


kết luận là ủi quần áo là công việc của


phụ nữ?


Một câu hỏi khác - vậy liệu quy định


sinh học có chi phối đàn ông hay không?


Chẳng hạn, phải chăng do kết quả giải


phẫu học của họ, đàn ông dễ có xu hướng


dùng những tiêu chuẩn nguyên thủy nhất


trong việc lựa chọn bạn đời?



Một anh chàng hò hẹn với ba cô gái


và đang cố gắng quyết định sẽ cưới ai.


Anh ta đưa cho mỗi người 5.000 đô la


để xem họ làm gì với số tiền đó.





Người thứ nhất đi mông má lại toàn


thân. Cô ta vào một salon thượng hạng,


làm tóc, làm móng, sửa mặt, và mua


nhiều quần áo trang sức. Cô nói với anh


rằng cô làm thế để trở nên hấp dẫn hơn


với anh, bởi vì cô rất yêu anh.


Cô thứ hai mua cho anh một vài món


quà. Cô mua một bộ gậy chơi golf, một


số phụ kiện máy tính và quần áo đắt tiền.


Cô nói rằng cô đã tiêu tất cả số tiền đó


cho anh bởi vì cô rất yêu anh.


Cô thứ ba đầu tư số tiền đó vào chứng


khoán. Cô kiếm được gấp đôi gấp ba


5.000$. Cô trả lại anh 5.000$ và tiếp tục





đầu tư số còn lại vào chứng khoán. Cô


nói với anh rằng cô muốn đầu tư cho


tương lai của hai người bởi vì cô rất yêu


anh.


Vậy anh ấy chọn ai?


Trả lời: Cô có bộ ngực to nhất.


CÂU HỎI KIỂM TRA


Truyện cười trên chống nữ quyền hay


là chống những con lợn đực sô vanh?


Hãy thảo luận.


Male chauvinist pig


: Thuật ngữ của những


nhà hoạt động nữ quyền những năm 1960 dùng


để chỉ những người đàn ông thường có quyền


lực (ví dụ ông chủ hoặc giáo sư), công khai





bằng lời nói và việc làm cho rằng đàn ông hơn


hẳn đàn bà.



Còn đây là một câu chuyện khác luận


về sự khác biệt bản chất giữa đàn ông và


đàn bà. Nó là bản chất, vì Người Đàn


Ông Đầu Tiên chưa vướng vào các định


ước xã hội, và tính bốc đồng của anh ta


vì thế là thiên bẩm.



Chúa xuất hiện trước mặt Adam và


Eve trong vườn Địa đàng, tuyên bố rằng


ngài có hai món quà, cho mỗi người một


món, và ngài muốn để hai người tự chọn





lấy. Ngài nói, "Món quà thứ nhất là khả


năng đứng đái."


Adam hấp tấp kêu to, "Đứng đái à?


Tuyệt diệu! Nghe quá đã! Con muốn món


này."


"Ô kê," Chúa nói. "Món này là của


con, Adam. Còn Eve, con được món kia


- cực khoái nhiều lần."



Thành quả xã hội và chính trị của


phong trào nữ quyền nhiều vô kể: quyền


bầu cử, luật bảo vệ nạn nhân bị cưỡng


hiếp, được đối xử và đối đãi tốt hơn ở


nơi làm việc. Gần đây, một hệ quả xã hội





khác của phong trào nữ quyền là sự phản


đòn của đàn ông. Từ đó dẫn đến một hiện


tượng mói - sự ra đời của những truyện


cười lệch lạc chính trị.


Coi một truyện cười công kích phong


trào nữ quyền bất kỳ nào là lệch lạc


chính trị tức là gia tăng chiều kích cho


câu chuyện đó. "Tôi biết câu chuyện này


chống lại triết lý tự do đã được thừa


nhận của thời đại, nhưng bây giờ chẳng


lẽ đến đùa cũng không được nữa sao?"


Tạo ra những truyện cười theo khuynh


hướng này, người kể đòi hỏi có quyền


bất kính, một phẩm chất có thể làm cho





một truyện cười thêm phần hài hước, và


gây ra những rắc rối về mặt xã hội cho


người kể, như ta thấy trong câu chuyện


quá đỉnh sau đây:



Trong chuyến bay vượt đại dương,


một chiếc máy bay bay qua vùng bão


lớn, rung giật dữ dội. Tình hình càng tồi


tệ hơn khi một bên cánh máy bay bị sét


đánh.


Một người phụ nữ đặc biệt kinh


hoảng. Cô đứng trên lối đi, gào lên, "Tôi


còn quá trẻ mà phải chết rồi sao?" Rồi


cô la, "ôi, tôi sắp chết rồi. Tôi muốn





những giây phút cuối của tôi trên đời


đáng ghi nhớ! Chưa từng có ai làm cho


tôi cảm thấy tôi thật sự là đàn bà! Đuợc


rồi, tôi đã quyết! Có ai trên máy bay này


có thể làm cho tôi cảm thấy tôi thật sự là


đàn bà không?"


Một hồi lâu im lặng. Mọi người quên


đi mối hiểm nguy của chính mình, cùng


nhìn như đóng đinh vào người phụ nữ


tuyệt vọng ở phía trước. Rồi ở phía cuối


máy bay có một người đàn ông đứng lên.


Anh ta cao to lực lưỡng, da rám nắng,


tóc đen nhánh, và anh ta bắt đầu vừa


bước chậm rãi trên lối đi, vừa mở cúc





áo sơ mi của mình. "Tôi có thể làm cô


cảm thấy cô thật sự là đàn bà," anh ta


nói.


Không ai nhúc nhích. Khi người đàn


ông tới gần, cô gái bắt đầu bị kích động.


Anh ta cởi sơ mi ra. Các bắp thịt cuồn


cuộn trên ngực anh khi anh với đến cô,


giơ cánh tay cầm chiếc sơ mi cho người


phụ nữ đang run rẩy, và nói, "Là cái áo


này đi."



Cơn bão công kích của những truyện


cười lệch lạc chính trị này cũng khiến


sinh ra vô số truyện cười phản kích, mở





đầu như những truyện kỳ thị cực đoan


điển hình truyền thống, nhưng kết cục lại


bất ngờ giành phần thắng cho phụ nữ.



Hai tay chia bài trong sòng bạc đang


buồn chán ngồi chờ ở bàn xúc xắc thì


một phụ nữ tóc vàng rất hấp dẫn bước


đến và đặt cược 20.000 đô la cho một


lần gieo xúc xắc duy nhất. Cô ta nói,


"Tôi hy vọng các anh không thấy phiền,


nhưng tôi cảm thấy sẽ may mắn hơn khi


tôi hoàn toàn trần truồng." Nói rồi, cô


cởi bỏ quần áo, gieo xúc xắc, và kêu lên,


"Cố lên, con ơi, Má cần quần áo mới!"





Khi xúc xắc ngừng lại, cô nhảy tưng tưng


và ré lên, "Ha! Ha! Ta thắng! Ta thắng


rồi!" Cô ôm từng người chia bài, nhặt lấy


số tiền thắng cuộc và quần áo của mình


rồi nhanh chóng biến mất. Hai người


chia bài đứng chết lặng nhìn nhau. Cuối


cùng, một người nói, "Cô ấy gieo cái


gì?" Người kia nói, "Tôi không biết. Tôi


tưởng anh nhìn."



Bài học: không phải tất cả các phụ nữ


tóc vàng đều ngốc, nhưng tất cả đàn ông


đều là đàn ông.


Đây lại một thí dụ nữa về thể loại





truyện nữ quyền mới:



Một cô gái tóc vàng ngồi cạnh một


luật sư trên máy bay. Anh này cứ lải nhải


rủ cô chơi trò chơi, xem ai am hiểu rộng


hơn. Cuối cùng, anh ta nói anh xin đánh


cá mười ăn một. Cứ mỗi lần không trả


lời được một câu hỏi của anh ta, cô sẽ


phải trả năm đô la. Mỗi lần không trả lời


được một câu hỏi của cô, anh ta phải mất


năm mươi đô.


Cô đồng ý chơi, và anh ta hỏi,


"Khoảng cách từ Trái Đất đến ngôi sao


gần nhất là bao nhiêu?"





Cô không nói gì, chỉ đưa cho anh ta tờ


năm đô la.


Cô hỏi, "Con gì đi lên núi bằng ba


chân nhưng đi xuống bằng bốn chân?"


Anh ta suy nghĩ hồi lâu nhưng cuối


cùng phải thú nhận rằng anh chẳng biết tí


gì. Anh ta đưa cô năm mươi đô la.


Cô gái đút tiền vào ví không bình luận


gì.


Chàng luật sư nói, "Khoan đã. Câu trả


lời cho câu hỏi của cô là gì?"


Không nói một lời, cô đưa cho anh ta


năm đô la.






CÁC TRIẾT THUYỂT KINH TẾ


HỌC



Trong câu đầu tiên của cuốn sách kinh


điển của Robert Heilbroner về các nhà


lý thuyết kinh tế học, 


Các triết gia thế


gian,


 tác giả thú nhận rằng đây là cuốn


sách về "một số người có tham vọng kỳ


lạ về danh tiếng". Đúng thế, ngay cả kinh


tế

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net