nam hoa kinh2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
định thức. Lời dùng để bàn về lẽ Đạo cũng không thể hạn định theo một định thức nào, là vì như thế dễ bị hạn chế trong một cái thị hay phi mà thành mất Đạo.

[liii] Vi thị: cũng như nói thị phi sinh ra.

Chân: chia thành từng khu vực.

[liv] Lục hạp chi ngoại; nói về bên ngoài Tính và Phận của vạn vật.

Lục hạp chi nội: nói về bên trong Tính và Phận của vạn vật.

[lv] Biện: phân biệt thị phi mà để bình phẩm theo một chiều nào.

[lvi] Phân dã giả, hữu bất phân dĩ: phân, là phân biệt thị phi; bất phân, là không thiên hẳn bên nào, mà chỉ gìn giữ thế quân bình của thị hay phi.

Biện dã giả, hữu bất biện dã: biện, đây là biện bác (tranh luận). Tranh luận, là có phân thị phi; nhưng tranh luận mà không tranh luận, là tranh luận để làm sáng tỏ lập trường của mình chứ không phải để tranh luận phần phải cho mình. Người đạt Đạo không bao giờ tranh lụân để thuyết phục ai, hay dẫn dụ ai theo mình cả, vì theo Trang- tử người hiểu Đạo không bắt chước ai cả mà trở về sống cái sống của mình, sống yên với cái mà tạo hóa đã an bài, không đèo bòng ham muốn cái ngoài tánh phận của mình.

[lvii] Biện dã giả, hữu bất kiến dã: biện là phân biệt thị phi để mà biện luận biện bác, vì vậy không thể nhận thấy được Đạo tuyệt đối là cái lẽ gồm nắm bao trùm và vượt lên trên thị phi, thiện ác. Nên mới nói: 'hay biện phân, thì có chỗ không thấy rõ được", vì chỉ thấy có một bề: bề mặt hay bề trái của sự thật mà thôi.

[lviii] Đạo chiêu nhi bất Đạo: Đạo mà chói sáng, nghĩa là rõ ràng, thì là Đạo theo hẳn một bên nào rồi, thị hay phi. Cho nên Đạo mà như thế, không phải Đạo. Đạo, dường như mịt mờ, nửa tối nửa sáng, lẫn lộn Âm Dương, thị phi. Trang- tử đã dùng trước đây danh từ như "hoạt nghi chi diệu" và tiếp sau đây danh từ "bảo quang" để ám chỉ Đạo. So sánh câu này của Lão tử: "tục nhân chiêu chiêu; ngã độc hôn hôn" (chương 20 Đạo Đức Kinh).

[lix] Ngôn biện nhi bất cập: cùng một ý với câu trên "Đạo chiêu nhi bất Đạo". Biện đây là phân biệt thị phi. Bất cập là không đầy đủ, còn thiếu thốn, vì thế hễ nói thị thì lại còn thiếu phi, chỉ nói có cái bề mặt mà không nói đến bề trái của một sự vật nào, cho nên mới nói "lời mà rõ ràng thì không tới chốn".

[lx] Tri chỉ kỳ sở bất tri: tức là biết dừng lại chỗ mà lý trí và lời nói không làm sao hiểu và nói được, đó mới thật khôn ngoan, thượng trí. Dừng lại, là không đi đâu nữa, ở lại đó. So snáh với câu: "tri bất tri, thượng" của Lão tử (chương 71).

"Chí hĩ" là đã đến nơi đến chốn, tức là đã đến chỗ cùng cực của sự hiểu biết vậy.

[lxi] Bảo quang: che đậy ánh sáng. Lại cũng có người cho rằng "bảo quang" có nghĩa là 'như có như không". Thì cũng cùng một nghĩa như "che đậy ánh sáng".

So sánh câu "bất ngôn chi biện" với câu "bất ngôn chi giáo" và 'thiện giả bất biện; biện giả bất thiện" (chương 51 của Lão tử).

[lxii] Vương Nghê: một bậc hiền thời Vua Nghiêu. ở thiên Thiên địa thì cho rằng ông là thầy của Khiết Khuyết.

[lxiii] đọc là "nhữ".

[lxiv] Thiên tử: chết một bên thân mình (tê liệt).

[lxv] Thu: âm là thu, tức là "nê thu", một thứ cá có thể sống trong bùn, lúc nước cạn. Ta gọi là cá chạch. Bản Nhượng Tông dịch là loài nhái, không đúng.

[lxvi] Tuân, âm là huyện, cùng với huyền (thông dụng).

[lxvii] Sô hoạn

Sô: loài thú ăn cỏ. Hoạn: loài gia súc, ăn cùng với người ta. Nói chung là ăn thịt, cỗ bàn.

[lxviii] Tiến: cỏ non.

[lxix] Lương thư là con rết.

[lxx] Chữ "thị"

[lxxi] Thư: con cái, giống cái (đối với chữ hùng).

[lxxii] Quyết sậu: cúi đầu mà chạy, không ngó lại sau.

[lxxiii] Cù- Thước tử: tên của một môn đệ của Khổng tử. Giả thác, không có thật.

[lxxiv] Chư: đồng nghĩa với chữ ư

[lxxv] Duyên: cột lại với nhau, ở đây có nghĩa là quyến luyến, ràng buộc, quấn quít. Câu "bất duyên đạo", ý muốn nói: bậc thánh nhơn cũng còn phải đeo đuổi, quấn quýt theo Đạo nữa, nghĩa là không còn chạy theo Đạo, còn mến Đạo, còn cầu Đạo nữa... vì như thế là còn chưa được Đạo, vì người và Đạo còn là hai mà chưa là một (thành thuần). Hợp nhất với Đạo, thì không còn thấy có Đạo để mà theo đuổi, quấn quít nữa.

[lxxvi] Vô vị hữu vị: không nói mà đã nói. Cùng nghĩa với "vô vi nhi vô bất vi": không làm mà không có gì là không làm. Tức là nói về công dụng của chứ Hư Vô trong lời nói: tuy không dùng đến lời nói, nhưng ý nghĩa lại nhiều hơn là đã nói nhiều; tức là "bất ngôn chi giáo" của Lão tử.

[lxxvii] Hữu vị vô vị: nói, mà như không có nói gì cả. đồng nghĩa với câu "hữu ngôn vô ngôn". Cái điều mà thánh nhân đắc Đạo nói, thường chỉ là dùng đến lời nói của giới nhị nguyên, nên chỉ có giá trị "nửa chừng" mà thôi; trong khi Chân lý gồm cả hai mặt (trái và mặt, âm và dương). Cho nên dù là có nói mà dường như chưa hề có nói, vì không thể nói ra được cái Chân lý Toàn diện với những danh từ hạn định của Nhị Nguyên.

[lxxviii] Trần cấu chi ngoại: trần, là bụi; cấu, là bụi nhỏ. ám chỉ sự vô thường của sự vật trên đời: rốt cuộc thảy đều trở thành tro bụi. "trần cấu chi ngoại" là ngoài sự tiêu vong và bất thường của sự vật, tức ám chỉ cái lẽ thường tồn nơi ta là Đạo.

[lxxix] Phu tử: ám chỉ Khổng tử.

[lxxx] Mạnh lãng: âm là mạn lãng, nghĩa là vu vơ không đúng với thực tế.

[lxxxi] Hành: đọc là hạnh, tức là tư cách.

[lxxxii] Khưu: tên của Khổng tử.

Võng: nghĩa là bậy bạ, bướng.

[lxxxiii] Thời dạ: ám chỉ con gà (thường gọi là tư dạ).

[lxxxiv] Hề: làm thế nào, làm sao.

[lxxxv] Bàng: dựa vào.

[lxxxvi] Thần hợp: không phân biệt nhau.

[lxxxvii] trí: phó mặc cho

Hoạt: lộn xộn, hỗn loạn.

Hôn: không phân biệt, tối tăm, ngu độn, sâu kín.

[lxxxviii] Di lệ tương tôn: lệ, là chỉ về sự thấp hèn; tôn, là cao quý. í muốn nói: quý tiện cùng xem như nhau.

[lxxxix] dịch dịch: bôn ba, chạy theo hấp tấp. Câu "chúng nhân dịch dịch" là muốn nói người đến đua theo thị phi, ồ ạt chạy theo thị phi.

[xc] Ngu xuân: không nghiên cứu, không chia phân sự vật làm hai. Không nhận thấy sự khác nhau giữa các mâu thuẫn.

[xci] Tham vạn tuế nhi nhất thành thuần: chen vào cuộc thiên biến vạn hóa của Trời Đất, mà luôn luôn ôm giữ được cái Đạo một bất biến và thuần nhất.

[xcii] Uẩn: tích tụ lại, liên hợp lại. chỉ sự không thể chia lìa giữa vạn vật.

[xciii] Sô hoạn: sô là thịt các con vật ăn cỏ; hoạn là htịt các con vật nhà: món ăn cao lương, cỗ bàn...

[xciv] Mộng ẩm tửu giả, đán nhi khốc khấp: chiêm bao vui vẻ (dự tiệc rượu) nên không muốn dứt; tỉnh dậy thì tiếc cảnh vui nên rầu buồn khóc lóc. Cũng như, chiêm bao buồn khổ khóc lóc, tỉnh dậy là thoát được cảnh đau khổ nên vui mừng như được đi săn bắn. Tóm lại, mộng mà vui thì tỉnh buồn, mộng mà buồn thì tỉnh vui. được cái này thì mất cái kia.

[xcv] Thiên nghê: tức là tự nhiên, Thiên quân.

[xcvi] Vong niên, vong nghĩa

Vong niên, là muốn nói về sự đồng nhau của Sống, Chết. (Chữ niên là chỉ về thời gian). Còn chữ nghĩa là chỉ về vấn đề giá trị, ám chỉ vấn đề thị phi, thiện ác, nên vong nghĩa, là nói về sự đồng nhau của thị phi.

[xcvii] Mạn diễn: cái biến của Vô cực (tức là của Đạo)

Chấn: là thông sướng.

[xcviii] Vô cảnh: ám chỉ cảnh của Hư Vô, hay là Đạo. Có nhà chú giả cho Vô cảnh, tức là vô cực, như thế cũng đồng một nghĩa như trên.

[xcix] Khứ, tựu: tức là có sự bỏ lấy, nghĩa là chọn lựa.

[c] Hữu sở hiếu ố, hữu sở khử tựu, tắc bất năng tuyệt đối tự do hĩ.

[ci] "Nhất thiết bình đẳng" cả thảy vạn vật bằng nhau cả.

[cii] Chí nhơn vô kỷ, thần nhơn vô công, thánh nhơn vô danh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net