Tài liệu về nấm mối

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. TỔNG QUAN VỀ NẤM MỐI

1.1 Tên khoa học

Nấm mối (: Termitomyces albuminosus) là loài thuộc họ . Loài này từng được đặt tên làCollybia albuminosa.

Tên gọi nấm mối vì nấm chỉ xuất hiện ở nơi có nhiều mối sinh sống. mối ở đây là loại mối đất chứ không phải mối sống trên cây. Mối đất làm ổ to như trái dừa khô, hình dáng từng hốc đất, ổ mối đất màu trắng hoặc hơi ngả vàng. nấm mối xuất hiện vào đàu mùa mưa, khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Thường nấm mối xuất hiện ở nơi đất cao vì mối không thể làm ổ ở nơi đất quá ẩm ướt. Nấm mối màu trắng, gốc hơi ngả vàng. Muốn biết chắc chắn đó có phải nấm mối hay không thì chỉ cần đào khoảng đất nhỏ xung quanh, nếu thấy có mối đất sinh sống thì chắc chắn đó là nấm mối.

1.2 Sự hình thành nấm mối

Nấm mối được hình thành từ meo đặc biệt của một loại mối chuyên sinh ra nấm. Mối này hình thù giống như bọn mối ăn gỗ thông thường nhưng lại làm tổ dưới mặt đất, nơi gò cao. Tổ nấm mối là những mô xốp cỡ chiếc tô. Trong đó có vô số mối gồm: mối "chiến binh" với đôi càng ở miệng sắc to, cắn rất đau; mối thợ chuyên sản sinh meo nấm cùng nhiều mối con... Một gò nấm có vài chục tổ như vậy. Các tổ liên kết nhau bởi những con đường hầm nhỏ. Mối chúa ở tổ trung tâm nơi sâu nhất, chuyên việc sinh sản. Nó to cỡ đầu đũa dài hơn 3cm, thân mềm, màu trắng đục, các chân thoái hóa, di chuyển chậm chạp.

Vào mùa nấm mọc, bọn mối thợ lăng xăng tạo meo quanh tổ, chờ ngày nấm rẽ đất mọc lên. Khởi đầu meo phát triển trong tổ thành nhiều mầm nấm trông như những mũi tên trắng xóa, rất đẹp. Những mầm nấm này hút chất dinh dưỡng trong tổ nấm để lớn dần và rẽ đất mọc lên. Các cụ già gọi giai đoạn này là "nấm thâm kim", "nấm nứt đất" chưa thu hái được vì cái nấm còn rất bé. Vài ngày sau, nấm phát triển thành "nấm búp" có hình như cây dù chưa mở lên trông rất hấp dẫn. Sau đó, tán nấm xòe ngang ra nở trọn vẹn gọi là "nấm mở" hoặc "nấm tán dù". Ngày sau, nấm héo úa, hư hoại dần, gọi là "nấm tàn". Nấm tàn người ta không ăn được, nhưng là món ăn khoái khẩu của chính bọn mối tạo ra nó và các loài côn trùng.

Các gò nấm mọc với chu kỳ một năm khá chính xác. Ví dụ có gò nấm tìm được, nhổ vào ngày rằm năm nay thì đúng ngày ấy năm sau ra đó tìm ắt thấy có nấm.

1.3 Kỹ thuật thu hoạch

Mỗi năm, thời điểm từ khoảng mùng 5 tháng 5 âm lịch, vùng sông nước miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu vào mùa nấm mối. Thứ nấm trời cho này nếu ai đã từng thưởng thức, chắc khó mà quên được hương vị độc đáo của nó. Mùa săn nấm mối Khi xuất hiện những đám mưa nặng hạt kéo dài vài ngày thì trời chớm nắng – cũng là lúc nấm mối bắt đầu mọc. Mùa nấm mối kéo dài từ khoảng đầu tháng 5 đến nửa tháng 6 âm lịch hàng năm, rộ nhất vào đầu tháng 6. Đây là loại nấm tự nhiên, con người không thể trồng được và thường xuất hiện gần những tổ mối đất trong vườn. Loại mối này làm tổ nơi đất cao ráo, có nhiều cây mục. Khi trời mưa dầm kéo dài nhiều ngày, loại mối này tiết ra một chất men xung quanh tổ, đến khi trời nắng thì nấm từ những nơi này sẽ mọc lên thành từng đám, có khi kéo dài vài mét. Biết được đặc điểm này, người dân đi săn nấm mối phải dậy từ lúc trời còn khuya, xách đèn đi dò tìm khắp nơi trong vườn. Có điều, nấm mối thường mọc lại hay mọc xung quanh nơi mà năm trước đã có nên dễ tìm. Nấm mối ngày đầu mọc chỉ nhỏ bằng hạt tiêu, đầu nhọn vừa nhú trên mặt đất, người dân gọi đó là "núm nứt đất". Nấm cỡ này chưa thể nhổ, nên người nào phát hiện sẽ "xí phần" – lấy 1, 2 tàu lá dừa phủ lên hay cắm một đoạn cây vào đó làm dấu hiệu để mọi người biết đây là nơi đã có chủ. Chứ không như phải mắc võng canh cây sưa. Không tới hai ngày nấm đã nhô khỏi mặt đất, cao khoảng 3 – 4 cm nhưng nấm chưa nở. Đến hết ngày thứ hai nấm mới bắt đầu nở, đây là lúc thu hoạch tốt nhất và dùng làm thức ăn ngon nhất. Đặc biệt, nhổ nấm không được dùng dao hay bất cứ thứ gì bằng kim loại, vì người dân cho rằng, nấm nghe hơi dao sắt mùa sau sẽ lặn mất, không mọc nữa, nên những chỗ đất cứng dùng que tre, que gỗ để bới gốc nhổ nấm. Đi săn nấm, hái nấm có nhiều chuyện ly kỳ, có người kể rằng: Ai "nặng vía" không thể nào tìm được nấm mối, nếu có đi ngang chỉ có giẫm lên mà thôi, còn người "nhẹ vía" có thể tìm được rất nhiều. Hoặc những người nào mà không ăn được nấm mối có thể đánh hơi được mùi nơi có nấm mọc.

1.4 Kỹ thuật bảo quản

Đối với nấm tươi thì có hai cách bảo quản khá phổ biến anh có thể áp dụng được như sau:

a. Cách đơn giản:

Khi thu hoạch hạn chế làm nấm bị xây xát hay giập vì những chỗ bị giập hay xây sát rất dễ bị vi khuẩn tấn công làm nấm nhanh bị hư hỏng.

Sau khi thu hoạch xong đem vào nơi thoáng mát để phân loại và xử lý sơ bộ.

Với nấm rơm, chọn lọc sơ bộ, loại bỏ những nụ nấm bị ố vàng, úng, các phần gốc dính vào còn sót lại trong lần thu hoạch trước. Cắt bỏ phần cuống nấm có dính rơm, đất.

Trong công đoạn này sở dĩ phải loại bỏ những phần hư hỏng và bẩn (cuống nấm) là vì những phần này chứa rất nhiều vi sinh vật có hại, là nguyên nhân trực tiếp gây thối hỏng nấm, do nấm chứa một lượng dinh dưỡng khá cao nên nếu không loại bỏ những phần bị hư vi sinh vật sẽ nhanh chóng sinh sôi và lây lan gây hư hỏng dây chuyền.

Cần giữ cho khối nấm ở nhiệt độ 10-15oC để kìm hãm quá trình hô hấp của nấm và của cả vi sinh vật. Sau khi hái nấm từ mô hay bịch phôi thì quả thể nấm vẫn còn trong trạng thái "sống" nghĩa là tai nấm vẫn còn hô hấp vẫn còn trao đổi chất.

Tuy nhiên quá trình hô hấp ở đây lại làm mất đi các chất dinh dưỡng trong tai nấm, làm mất độ ẩm đồng thời tạo ra nhiệt tạo cơ hội cho các vi sinh vật có hại phát triển. Vì vậy cần hạ thấp nhiệt độ môi trường nhằm hạn chế quá trình hô hấp của nấm và sự phát triển của vi sinh vật để giữ nấm tươi lâu hơn, việc làm lạnh có thể sử dụng phòng có máy điều hòa( lượng lớn) hoặc dùng thùng xốp cho đá xuống dưới đáy và cho nấm phía trên.

b. Cách này thì tuy kỳ công hơn nhưng hiệu quả xứng đáng.

Sau khi sơ chế nấm bà con sử dụng bao PE loại 2 hay 3kg để đóng gói, tuy nhiên bà con phải đục thủng bao rồi mới cho nấm vào, mỗi bao đục 10 lỗ, đường kính lỗ 0.3-0.5cm, các lỗ phân tán đều trên bao. Đối với nấm sò anh xếp mặt trên của tai nấm hướng ra ngoài vì mục đính thẩm mỹ đồng thời cũng làm cho nấm ít bị rách hơn.. Giữ lạnh tương tự như cách trên.

Tuy nhiên cần lưu ý trong suốt quá trình sơ chế tới khi đóng gói và bảo quản, luôn đặc nấm trong trạng thái thoáng mát không bị ướt nước.

Ngoài ra còn có một cách tốt hơn dùng để bảo quản nấm rơm bằng cách sử dụng chitosan, cách này có thể giữ cho nấm tươi nguyên trong 1 tuần nhưng giá thành cũng hơi cao nên không phù hợp với thị trường Việt Nam.

1.5 Giá trị dinh dưỡng

Nấm mối giàu can xi, phốt pho, sắt, protein và các chất dinh dưỡng rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe, đặc biệt người mắc bệnh tiểu đường. Do có hàm lượng phốt pho cao nên có lợi cho người bệnh tật và người cao tuổi Ăn nấm mối thường xuyên có thể cải thiện khả năng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư, chống lão hóa, giảm lượng đường trong máu (Theo y học cổ truyền Trung Quốc). Ăn nấm mối thường xuyên có lợi cho kinh nguyệt và làn da phụ nữ (Theo y học cổ truyền Trung Quốc).





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net