1.1: những ngọn đèn đường vàng rọi, tôi chẳng thấy gì ngoài một màu tối đen

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đã từ lâu mọi thứ tối đen.

Rồi cơn đau, rồi nền nhiệt, rồi cơn đau lặp lại, rồi áp lực, rồi cơn đau, rồi bóng tối, và tất cả chúng cộng lại - khiến anh không thở nổi, vết thương sâu quá. Anh không thở nổi. Phổi anh như muốn nổ tung. Môi anh nứt ra và anh nếm được vị máu trong miệng mình.

Có thứ gì đó đánh gục anh, rồi có ai đó ôm anh, và rồi cảm tưởng như tiếng leng keng trong tai giảm dần đi đủ để anh có thể nghe thấy tiếng hét, tiếng nức nở và tiếng khóc xung quanh mình, tiếng leng keng nhẹ nhàng của máy làm mát, rồi ở đâu đó rất gần (quá gần) vang lên tiếng rít và tiếng lửa cháy tanh tách qua giấy, qua vải hay bất cứ thứ nguyên liệu gì bốc cháy quá mạnh và quá nhanh. Vị máu loang đầy khoang miệng, nồng mùi kim loại và muối, và tất cả mọi thứ tối đen.

Tất cả mọi thứ đều tối đen, anh không nhìn thấy gì, không di chuyển được và kể cả khi anh cố gắng - chết tiệt - kể cả khi anh cố gắng đến bao nhiêu thì xương khớp vẫn rã rời, cơ gân căng ra như thể những sợi chun cũ bị kéo giãn hết cỡ.

Xung quanh tối đen như mực và ồn ào, anh tức nghẹn hơi thở, nhưng đâu đó trong bóng tối có ai đó gọi tên anh khiến anh gần như nhận ra và suýt chút nữa đã thốt lên đáp trả trước khi vỡ tan vào hư vô.

Đã từ lâu mọi thứ tối đen - điều mà, trớ trêu thay, tốt hơn nhiều so với bất cứ thứ gì có thể thay thế.

.

Đã từ lâu mọi thứ tối đen.

Tất cả đều tối đen trong một khoảng thời gian dài tới nỗi anh không tài nào nhận ra cho tới khi dần dần trở nên nghi ngờ về nó - màn đêm thăm thẳm, đầu bị băng trong lớp vải bông quá dày, tiếng rít khẽ và thì thầm của khoảng không xung quanh nghe như thể những tiếng lầm bầm có giai điệu của chính trái tim anh - và tới tận khi tiếng cửa mở vang lên anh mới nhận ra mình đã thức giấc.

Anh đã thức giấc, nhưng Chúa ơi, lạy đức thánh thần, anh quá mệt mỏi. Xương anh nặng như đeo chì, cơ bắp như nặng lên hàng tấn, máu chảy một cách chậm chạp qua mạch như nhựa đường vậy. Đâu đó trong đầu anh vang lên tiếng người mẹ quở trách vì đã không ngẩng đầu lên, nói xin chào và giới thiệu bản thân với người lạ vừa bước qua cánh cửa, nhưng tất cả những gì anh có thể làm là quay đầu lại về hướng có âm thanh. Anh không ngồi dậy được. Anh không nói được. Anh còn chẳng thể mở mắt được.

"Anh thức rồi," vang lên một giọng nói; một giọng nói rất dè chừng, chỉ to hơn cái trầm thấp của tiếng lầm bầm kia, nhẹ nhàng, tĩnh lặng và chừng mực. Anh không nhận ra cho tới khi giọng nói ấy vang lên trong lúc tai còn hơi ù, nghe giống với một bài hát ru, những âm thanh trắng trên bờ vực của sự thật - nhưng giọng nói ấy xuyên qua chúng dễ dàng như cá vượt nước. "Anh cảm thấy thế nào?"

"Mệt mỏi," anh nói, và lạy Chúa - cổ họng anh đau. Anh cảm thấy nghẹn họng, kiệt sức và vô dụng, và thế là quá nhiều. Thế là quá nhiều.

Tiếng cót két của ghế. Âm thanh của bánh xe nhựa cọ vào lớp vải thô phủ sàn. Rồi một bàn tay - lạnh, khô ráp và cẩn thận, lần rờ trên cổ tay anh để thăm dò mạch đập. "Tôi tin điều đó," giọng nói ấy vang lên, âm vực cao hơn nhưng vẫn lặng lẽ, vẫn dè chừng và vẫn rất dịu dàng. "Anh đã trải qua một tuần dài, thưa Trung úy Kim."

Bầu không khí thoảng mùi bụi, mùi xà phòng kháng khuẩn và nước rửa tay khô, nhưng chủ nhân của giọng nói đã mang vào một thứ gì rất khác, một thứ âm ấm và mềm mại như thể hồng trà cho một ngày nắng nóng, và anh cảm thấy thật mệt mỏi, xương khớp rã rời và cơ bắp kéo trì cả cơ thể... và bàn tay trên cổ tay anh giống như một sợi dây cứu sinh. Mùi hồng trà thoảng qua như một sợi dây cứu sinh. Anh có thể thấy mình ngả ra đằng sau, ngã vào vòng tay của hư vô cùng tận, và khi anh thấy bàn tay kia nhẹ nhàng lướt qua trên làn da để rời đi-

"Đừng," anh thở dốc, níu kéo yếu ớt. Vụng về đan tay họ vào nhau nhưng chỉ thành công chút ít. "Đừng - xin đừng đi. Ở đây tối lắm. Làm ơn."

"Trung úy Kim-"

"Làm ơn," anh nói lại lần nữa, cảm thấy cái thăm thẳm bất tận lách qua khe cửa của sự chơi vơi. Đâu đó trong căn phòng (hay đâu đó trong đầu anh), tiếng rầm rì và thì thầm ngày một lớn dần lên, ù đi trong tai. "Làm ơn - chỉ cần gọi tôi là Namjoon thôi. Mọi thứ ở đây tối đen."

Tiếng bánh xe trên nền đất phủ vải thô. Bàn tay lạnh ngắt, khô ráp nắm chặt lấy tay anh. "Namjoon," giọng nói ấy vang lên. "Đi ngủ đi, Namjoon à."

"Tối lắm," Namjoon thở dốc, trượt xuống dưới lớp chăn - và thứ cuối cùng anh nhớ được là giọng nói ấy.

"Tôi biết," âm vực cao ấy lại vang lên, dội lại như thể được phát ra từ một khoảng cách rất xa. "Tôi xin lỗi."

Đã từ lâu mọi thứ tối đen.

.

Khi cánh cửa tự động của ICU mở ra, viên y tá chỉ hơi ngước lên một chút rồi quay trở lại việc mình đang làm. "Cậu đến muộn," cô nói, cắn môi khi lật giở những tập giấy manila được dán nhiều thứ nhãn.

*Giấy manila: một loại bột giấy ở Philippines.

"Tắc đường," em nói. "Không phải lúc nào cũng bật còi báo động được. Trung úy sao rồi?"

Cô đảo mắt lên rồi day day bên trong má. "Còn tỉnh táo," cô thốt lên. "Dù sao thì họ cũng đã giảm lượng morphine* xuống để anh ấy biết điều gì đang diễn ra quanh mình."

*Morphine: là một loại thuốc giảm đau thuộc họ thuốc phiện được tìm thấy tự nhiên trong một số thực vật và động vật, bao gồm cả con người. Morphine tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương để giảm cảm giác đau.

Cô không hỏi rằng em đang nói về ai, có nghĩa là đang có gì đó. Có lẽ cô biết vì ai mà em tới muộn. Có lẽ tất cả mọi thứ đều mang một ý nghĩa gì đó, nhưng em chẳng quan tâm, có lẽ vì từ khi từ tỉnh táo bật ra khỏi môi người kia em đã chẳng để tâm đến thứ gì nữa. "Họ có nói với anh ấy không?" em thở dốc, bám vào bàn để đứng vững. "Họ có nói với anh ấy không?"

Cô ý tá toan mở miệng - nhưng bỗng trở nên dè chừng khi nghe thấy tiếng va đập rất to ở hành lang. Mặt cô tái đi và cả hai cùng quay người hướng về âm thanh ấy, giờ đã biến thành những tiếng la hét vô nghĩa. "Có," cô nói. "Có, họ đang nói với anh ấy."

Em tiến tới một bước, cổ họng nghẹn ứ - nhưng rồi bỗng có thứ gì đó bám lấy ống tay áo em, và khi nhìn xuống thì đó là bàn tay cô y tá.

"Không phải hôm nay đâu, Jimin," cô nhẹ nhàng nói. "Cậu không biết hậu quả là gì đâu. Tôi thì có. Hôm nay đừng đi gặp anh ấy."

"Anh ấy cần-"

"Tin tôi đi," cô nói, và Jimin có thể cảm nhận được sự chân thành, tha thiết và lo âu truyền từ lòng bàn tay, tới ống tay và bao bọc lấy trái tim em. "Tin tôi đi, Jimin. Hãy quay lại vào ngày mai."

"Tôi không thể để anh ấy một mình," Jimin nghẹn thở, tròng mắt dại đi nhìn thẳng vào cô y tá. "Tôi không thể anh ấy tự mình trải qua mà không có-"

"Anh ấy không biết cậu là ai." Nhưng cái nhìn của cô nói rằng cô biết em đã bỏ cuộc, và bàn tay nắm lấy tay áo buông lơi. "Cậu đã đến thăm anh ấy tận ba tuần, nhưng trong suốt khoảng thời gian đó anh ấy vẫn dùng morphine. Cậu chỉ là một người lạ. Anh ấy không biết cậu là ai đâu."

"Phải," cuối cùng Jimin chịu thua, nhìn xuống hành lang từ ngưỡng cửa quen thuộc. "Chà. Anh ấy chưa từng biết."

.

Có những lúc Kim Namjoon ước gì mình cứ rơi mãi vào hư vô, nhưng họ không tăng thêm lượng morphine sau khi chầm chậm cắt giảm đi một lượng lớn - nên thay vào đó anh cứ trôi nổi trong cái bóng đêm hư ảo, nghĩ đi nghĩ lại về những điều mà anh không thể làm lại được nữa, không bao giờ được khám phá được nữa, không bao giờ nhìn lại được nữa. Chẳng thể thấy lại một ngọn lửa. Chẳng thể thấy lại ánh hoàng hôn. Chẳng thể thấy lại gương mặt người mẹ hiền, cái cách đuôi mắt bà nheo lại khi cười, những sợi tóc bạc cứ mỗi năm lại càng dày lên của bà.

Khi bác sĩ bước vào, họ kéo ghế ngồi cạnh giường anh và anh đã hỏi rằng khi nào thì được tháo băng, rằng anh sắp chết vì chán đây và anh thèm đọc sách chết đi được-

Và thay vì nói với anh rằng khi nào thì được tháo băng, họ chỉ nói rằng chẳng có gì sẽ thay đổi sau khi gỡ lớp băng ấy ra cả. Họ nói với anh rằng anh sẽ chẳng bao giờ nhìn được nữa. Họ nói rằng mảnh đạn đã cắt qua dây thần kinh thị giác và họ đã làm tất cả những gì có thể, nhưng lúc ấy quá là khó khăn đi. Anh sắp chết đi và họ cần phải đặt tính mạng anh lên trên đôi mắt, và nếu viên bác sĩ quân y không phải là một người giỏi giang, có lẽ anh đã rơi tõm vào vô thức và rồi là rời khỏi trần thế, trong khi vẫn bị mắc kẹt dưới đống đổ nát gây ra bởi quả bom đã phát nổ.

"Viên bác sĩ ấy đã cứu cuộc đời anh, thưa Trung úy," bác sĩ nói, giọng trầm thấp và nghe giống tiếng con lắc của một chiếc đồng hồ. (Namjoon tưởng tượng ông là một cái đồng hồ rất cổ, cao và làm bằng gỗ.) "Nếu không vì anh ấy đã làm những việc rất tuyệt vời-"

"Anh ấy nên để tôi chết đi," Namjoon cắt ngang. "Anh ấy nên để tôi chết đi. Anh ấy nên-"

"Thưa Trung úy-"

Và rồi... và rồi anh cảm thấy thật xấu hổ với bản thân.

Nếu tuyến nước mắt của anh vẫn còn hoạt động, có lẽ anh đã khóc. Nếu vết khâu trong cổ họng biến mất (chắc là từ khi mảnh đạn cào xước mặt anh khi anh cố hét lên cho mọi người xung quanh chạy đi, chạy thật nhanh khỏi vụ nổ) thì có lẽ anh đã hét lên thật to, nhưng anh chỉ có thể gào lên và vùng vẫy khỏi mớ dây truyền tĩnh mạch (trớ trêu thay, vì anh không thể nhìn thấy được, không và sẽ không bao giờ thấy được) và làm cái gì đó rơi xuống sàn (một cái khay? một cái kẹp giấy? nó rơi xuống sàn và kêu loảng xoảng trong tai anh) và cố gắng lao ra khỏi giường nhưng có ai đó, hai người, rồi ba người giữ rịt lấy vai anh và ấn anh nằm xuống khi anh gào lên to nhất có thể.

Ai đó đâm một mũi tiêm xuống dưới làn da anh và khi thuốc an thần ngấm vào mạch não, anh cố hết sức có thể để ngồi dậy nhưng vẫn cảm nhận được bản thân đang trượt dài.

"Rồi sẽ ổn thôi," viên bác sĩ nói (tích tắc, tích tắc) với một chất giọng nghe như một cái đồng hồ bằng gỗ, cao và cổ, "rồi mọi thứ sẽ tốt hơn. Ta có thể nói chuyện khi anh tỉnh dậy."

Điều cuối cùng mà Namjoon nhớ là môi anh hé mở, phổi hít vào một hơi và giọng nói của chính mình. "Bác sĩ nên để tôi chết đi."

.

Bốn ngày đã trôi qua, và Kim Namjoon miễn cưỡng thừa nhận rằng mọi thứ đã tốt hơn. Cơn đau của sự mất mát không còn rờn rợn. Cái chua chát của nó không còn dữ dội, không còn như chất kịch độc màu đen lan ra bên dưới làn da, xuống dưới mạch máu và xâm lấn vào tim - không còn bóp nghẹn và kéo anh xuống hố đen của sự tuyệt vọng với nhận thức về những gì mình đã mất.

Họ đã cắt giảm lượng morphine, tất nhiên rồi, nhưng anh vẫn còn hơi dựa vào nó. Một lượng nhỏ thôi, chẳng khác gì tấm chăn làm bằng thuốc mê mà họ đã đắp cho anh trước đây trước khi anh vượt qua được cái ngưỡng khủng hoảng tinh thần, nhưng vẫn đủ để khiến các giác quan của anh lâng lâng, đầu anh nhẹ đi và tràn ngập không khí. Nhưng anh vẫn buồn chán. Anh buồn chán. Anh đâu có đọc sách được.

Anh có xem TV nhưng năm phút sau thì bực mình bởi cái im lặng, theo sau là tiếng thở hồng hộc của một sự rùng rợn không-biết-ở-đâu-ra và tiếng ai đó lấy tay che mặt. (Chuyện gì đã xảy ra? Ai mà biết được. Chắc chắn không phải anh.)

Vào ngày thứ hai anh đã tự tạo một trò chơi cho chính mình khi vẫn nằm trên giường bệnh. Anh có thể đoán ra người y tá nào đeo đôi giày nào, âm thanh khác biệt cọ xuống sàn khi họ bước đi, và âm thanh nào thuộc về người tháo dây truyền tĩnh mạch nhẹ nhàng nhất. Người làm ấm ống nghe trước khi ấn nó vào da anh. Người lơ anh đi hay người nói chuyện với anh, người biết tên anh hay người hiếm khi nhìn vào biểu đồ bệnh.

Sau khi ghi nhớ hết tất cả những bước chân (chỉ mất một vài ngày) anh lại trở nên chán chường và cố gắng ghi nhớ nhịp thở, nhịp điệu khác nhau khi họ thở dài, sự khác biệt giữa những người hút thuốc và những người không. Tới ngày thứ ba anh đã phân biệt được tất cả những y tá thông qua những bước chân của họ. Thông qua hơi thở của họ. (Có những người đi nhẹ như không. Có người dộng chân thình thình như cọp. Có người thở như chiếc đàn xếp bị hỏng. Nhịp thở yêu thích của anh nghe giống chiếc máy trợ thở mà họ vừa mang ra khỏi phòng tuần trước - chậm rãi, nặng nề và nghe như thể bà luôn nghĩ rất nhiều về thứ gì đó.)

Đến ngày thứ tư, âm thanh của một đôi giày mà anh không nhận ra được xuất hiện ở sảnh.

Sự kiện ấy không hề khác thường. Những vị khách, bệnh nhân, cư dân thăm bệnh, họ đến và đi. Có một lần, một cô y tá làm gãy gót đôi guốc trong ca làm của mình rồi chuyển sang đi một đôi giày bệt, làm anh bối rối mất cả ngày. Nhưng đôi giày này, bước đi này, âm thanh này - tiếng cọ nhẹ nhàng vào sàn, bước chân sít sát nhau nhưng không vội vã, có lẽ là một đôi chân không cao lắm kết hợp với sự căng thẳng - đôi giày ấy dừng ngay trước ngưỡng cửa phòng anh.

Một trong những điều mà anh luôn thắc mắc rằng liệu những giác quan còn lại có nhạy cảm hơn nếu anh mất đi một trong số chúng không. (Như thế nếu anh mất đi thính giác, có phải khứu giác của anh sẽ nhạy cảm hơn không? Nếu mất đi vị giác, liệu anh có thể dùng mắt phân biệt được một trái ớt ngọt và một trái cay?) Anh không chắc lắm về điều đó, nhưng khi đôi giày kia dừng lại trước ngưỡng cửa phòng anh, anh nín thở và chờ đợi.

Đó cũng không phải là bố mẹ anh, anh chỉ biết có vậy. Cũng không trong phi đội anh làm việc cùng, những người đó đã đến vào tuần trước. Cũng không phải một y tá, hay ít nhất là những người đã từng chăm sóc anh. Và kể cả người đó có là ai - người ấy hẳn cũng đang lo lắng. Mất phương hướng. Tấm gỗ lát phòng Namjoon cũng có thể nghe thấy người ấy hít vào một hơi sâu như thể người ấy đã chạy cả một quãng đường dài, có thể nghe đôi giày của người ấy cọ ken két vào sàn khi phải đổi chân liên tục.

Một bàn tay trên nắm đấm cửa. Một tiếng "cạch" mở chốt. Tiếng bản lề kêu ken két trong im lặng.

"Xin chào," Namjoon nói, nghiêng đầu về phía trước và mỉm cười như mẹ đã dạy. "Cậu khỏe không? Và tên cậu là gì?"

Người ấy lấy hơi nhanh, run rẩy và yếu ớt. Đôi chân khẽ lùi lại một bước như thể người đứng ở cửa phải tự mình đứng thẳng lại.

"Tôi ổn," giọng nói ấy cất lên (một giọng nói mà anh tưởng chừng như mình biết, như thể anh đã nghe nó trong giấc mơ - nhẹ nhàng, dè chừng và nghe như thể hồng trà cho một ngày nóng bức.) "Tôi ổn. Tôi rất ổn. Còn anh... anh thế nào rồi?"

Namjoon nhún vai. "Giờ thì tốt hơn," anh thừa nhận, cố gắng để giọng mình nghe có vẻ mỉa mai. "Tôi ghét phải hỏi lại, nhưng tên cậu là gì? Tôi vẫn..." Anh chỉ vào dải băng cuốn quanh đầu mà không nói nên lời. "Tôi - tôi vẫn đang học cách nhận ra mọi người qua giọng nói."

"Anh không biết tôi đâu," giọng nói ấy lại cất lên. Tiếng đóng cửa. Đôi giày tiến lại gần hơn, và ghế được kéo lại gần giường của anh. Bánh xe nhựa cọ vào lớp vải thô phủ sàn. "Trước đây tôi có ghé, nhưng lúc đó anh còn đang... ngủ."

"Não tôi lúc ấy không hoạt động thì đúng hơn." Giọng nói hít vào một hơi ngạc nhiên. "Không sao. Trước đó tôi dùng khá nhiều morphine. Giờ thì cậu có thể nói. Tôi tỉnh táo rồi. Tên cậu là gì?"

"Park Jimin," giọng nói ấy cất lên-

-và một chuỗi hình ảnh lóe lên trong đầu Namjoon như tia chớp.

Gò má bầu bĩnh. Tóc đen. Hay cười, ồn ào và tươi sáng. Họ ít khi tương tác - Trung úy và Kỹ thuật viên y tế khẩn cấp không có nhiều thứ để làm với nhau, thường là vậy - nhưng Namjoon vẫn nhớ Park Jimin. Một đứa trẻ dễ thương. Thấp, dịu dàng, đùa những trò ngớ ngẩn mà theo sau là hành động đỏ mặt và che miệng lại bằng một bàn tay khi mắt đảo láo liên để xem có sĩ quan cấp cao nào đang nghe không.

Một đứa trẻ dễ thương. Rất dễ thương. Nhưng sao em ấy lại ở đây? Có lẽ là một chương trình thăm bệnh. Thăm hỏi những cựu chiến binh bị thương hay đại loại thế.

"Rất vui được gặp em, Park Jimin," Namjoon nói, giơ tay về hướng mà giọng Jimin phát ra. "Tôi là Trung úy Kim Namjoon."

"Vâng," Jimin nói, rồi sau đó là cảm giác một bàn tay khô ráp, mát lạnh nắm lấy bàn tay anh. Những ngón tay siết chặt lấy tay anh. "Em biết."

.

Đau đớn làm sao.

Đau đớn làm sao khi phải thấy Trung úy Kim trong tình trạng thế này. Anh và Park Jimin chưa bao giờ thân nhau - họ chỉ trao đổi nhiều nhất là tầm hai tá từ khi làm việc trên cùng một chiến trường - nhưng Jimin vẫn luôn... em vẫn luôn tôn trọng người trung úy, theo một cách nào đó. Anh ấy rất sáng dạ, cẩn thận nhưng vẫn còn có lúc luống cuống và dè chừng. Anh có máu chỉ huy trong người nhưng cũng là loại người không sợ lắng nghe, anh nói nhiều lúc hơi nhanh nhưng luôn luôn xin lỗi khi gây ra vấn đề, và...

... đau đớn làm sao, khi cứ phải nhìn anh như thế.

Anh vẫn phải mặc bộ quần áo bệnh nhân, màu xanh nhạt kẻ sọc trắng và có buộc lại ở sau cổ. Tay anh cắm ven và có ống truyền ô-xi ở trên đầu ngón tay trên bàn tay phải của anh, và mái tóc cắt ngắn kiểu quân đội đã dài hơn một chút so với tuần trước nên chúng lòa xòa trước dải băng che đôi mắt anh lại.

Jimin đã cố gắng không nhìn chằm chằm vào dải băng ấy, từ một vài tuần trước khi không thể ngăn mình cứ ghé thăm Trung úy Kim ở ICU, nhưng rồi em nhận ra rằng có nhìn chằm chằm hay không thì trung úy cũng chẳng quan tâm, kể cả khi anh hoàn toàn minh mẫn (và khi anh không) thì anh cũng không phiền hà gì việc Jimin săm soi các nét trên gương mặt anh, vết thương to đùng trên mặt anh, dải băng bao quanh đôi mắt anh.

Anh vẫn rất ưa nhìn. Môi anh vẫn đầy đặn như vậy. Cổ anh vẫn thẳng, bờ vai vẫn rắn chắc, xương quai xanh vẫn sắc bên dưới tấm áo bệnh nhân trễ xuống. Nhưng đôi mắt anh...

Jimin vẫn luôn thích đôi mắt của trung úy, và giờ em biết đôi mắt ấy sẽ không bao giờ nhìn lại được nữa.

Các bác sĩ đã làm rất tốt. Vết sẹo cắt ngang qua mặt Kim Namjoon vẫn còn hồng lên nhưng chúng mờ đi nhanh chóng và rồi Jimin sẽ chỉ nhận ra chúng nếu thực sự nhìn kỹ, và nếu ánh sáng chiếu ở một góc thích hợp. Giọng anh vẫn trầm thấp như vậy, nhưng một mảnh đạn khi quả bom phát nổ (miếng kính vỡ, những mảnh đinh và những vật tưởng chừng như vô hại lại thật khủng khiếp khi bay với tốc độ 300km/h) đã cứa vào cổ họng anh và giờ đây khi anh nói, Jimin có thể nghe thấy giọng anh trở nên khô ráp, âm vực tinh tế của một cái cổ họng từng bị xé vụn và rách nát.

Vết sẹo kinh khủng nhất nằm ngay ở rìa dải băng, bên dưới lớp vải như mạng nhện. Jimin tò mò không biết trông nó sẽ ra sao, nhưng đã rất nhiều tuần kể từ khi vụ nổ xảy ra, em vẫn mơ thấy những cơn ác mộng và không bao giờ đủ tò mò để hỏi khi nào thì anh ấy được tháo băng.

"Anh thế nào rồi, Trung úy Kim?" Jimin hỏi, sau một vài khoảng không im lặng. "Họ đối xử với anh có tốt không?"

"Tôi chán lắm," viên trung úy nói, thở dài và ngả người xuống giường bệnh. "Xem TV mà không nhìn thấy chẳng thú vị chút nào. Tôi ghét sách nói đó giờ và rõ ràng - rõ ràng là tôi không đọc được-" Anh chỉ một cách vô vọng vào mặt mình, rồi cắn môi một chút trước khi bật cười những tiếng khô khốc. "Em có biết tôi - tôi đã tự chơi một trò chơi không?"

Jimin ngước lên để thấy nụ cười nhếch lên nơi khóe môi của Namjoon. Không đủ để má lúm hiện ra, nhưng đó là một nụ cười. "Một trò chơi ư?"

"Tôi đã cố gắng để nhớ tiếng bước chân của các cô y tá," trung úy nói, giọng thì thầm đầy chủ ý. "Âm thanh họ phát ra. Cách họ bước đi nữa."

"Thế giờ... anh chơi trò đó vui chứ?"

Viên trung úy nhún vai. "Trò đấy nhanh chán tợn," anh nói, và Jimin bắt đầu nghe thấy chút gì đó mơ hồ trong giọng anh, từ những liều morphine mà họ vẫn dùng. "Mất có một vài ngày để nhớ hết. Rồi tôi chuyển sang ghi nhớ nhịp thở, nhưng cái đó nhớ còn nhanh hơn. Tôi không chắc mình nên học gì tiếp."

"Nhịp tim chẳng hạn," Jimin nói, rồi tự cắn vào lưỡi mình.

Viên trung úy - chà, không thể nhìn lên vì dải băng che quanh mắt, nhưng anh nghiêng cằm sang một bên tò mò. "Nhịp tim ư?"

"Nhịp tim," Jimin lặp lại một cách ngu ngốc. "Tôi - tôi không biết có được không, nhưng... nhưng à, hồi còn bé tôi hay đọc truyện tranh-" Thôi được rồi, mới đọc tuần trước, nhưng cậu vẫn còn trẻ mà. "-và có một nhân vật trong Marvel, ừm, anh ấy không thể nhìn thấy, và ảnh-"

"Daredevil," viên trung úy cắt ngang, giọng nghe xa xăm.

"Phải.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net