NGHỆ THUẬT QUYẾN RŨ 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
người lớn tuổi thì rất khó thực hiện điều này. Cora Pearl dường như không quá quyến rũ nếu cô ta mặc chiếc váy ren màu hồng khi cô ấy 50 tuổi. Ngày công tước của Beckingham, người mà đã quyến rũ tất cả mọi người trong triều đình Anh vào những năm 1920 (bao gồm cả vị vua đồng tính luyến ái King James I) thì cực kỳ giống trẻ con về quan điểm và cách cư xử. Nhưng điều này trở nên ghê tởm và khó chịu hơn khi anh ta lớn hơn. Khi bạn lớn, những đức tính bẩm sinh của bạn sẽ thể hiện thái độ cởi mở của một đứa trẻ hơn, ít ngây thơ hơn và sẽ không còn thuyết phục được ai nữa.

NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐỎM DÁNG

Khả năng biết cách trì hoãn sự thỏa mãn là tận cùng của nghệ thuật quyến rũ – trong khi chờ đợi, nạn nhân sẽ bị bắt làm nô lệ. Những Người Đàn Bà Đỏm Dáng là những chủ nhân cừ khôi nhất trong trò chơi này, luôn biết hòa âm tới-lui giữa hy vọng và thất vọng. Họ thả mồi là nhưng lời hứa – hy vọng được thỏa mãn dục vọng, hạnh phúc, danh tiếng, quyền lực – tất cả đều mong manh khó nắm giữ, nhưng rồi lại làm mục tiêu của họ càng thêm quyết tâm theo đuổi chúng. Những Người Đàn Bà Đỏm Dáng bản thân họ hoàn toàn đầy đủ: họ không cần đến bạn, họ dường như chỉ nói thế, và việc họ luôn chăm chút sắc đẹp thì thật lôi cuốn đến quái đản. Bạn cứ muốn chinh phục họ nhưng thật ra chính họ mới là người nắm giữ quân bài. Chiến thuật của Người Đàn Bà Đỏm Dáng là không bao giờ cho bạn được thỏa mãn hoàn toàn. Hãy bắt chước cách thay đổi nóng-lạnh của Người Đàn Bà Đỏm Dáng và bạn sẽ giữ được nạn nhân bị quyến rũ dưới gót giày mình.

TÍNH KHÍ THẤT THƯỜNG

Mùa thu năm 1795, thành phố Paris bị gắn liền với một sự phù phiếm lạ lùng. Cuộc Cách Mạng Pháp chấm dứt để bước sang một giai đoạn Ngự trị của sự Kinh hoàng. m thanh tiếng máy chém đã hết. Paris thở phào nhẹ nhõm và bắt đầu những bữa tiệc điên cuồng cùng những lễ hội bất tận.

Chàng thanh niên Napoleon Bonarparte, 26 tuổi, chẳng mấy hứng thú với những cuộc chơi bời đó. Napoleon đã khẳng định được tên tuổi của mình là một vị tướng sáng chói và táo bạo. Ông đã giúp dập tắt những cuộc nổi loạn ở các tỉnh thành. Thế nhưng, tham vọng của ông không chỉ dừng lại ở đó mà ông còn cháy bỏng ước muốn chiếm lĩnh các lãnh thổ mới. Vào tháng 10/1975, ông cảm thấy lúng túng khi Josephine de Beauharnais, một góa phụ 36 tuổi, ghé thăm phòng làm việc của ông. Josephine có phong cách rất Tây, rất gợi cảm và lã lướt (bà vịn vào thế ngoại lai, đến từ một hòn đảo thuộc nước Martinique). Mặt khác, Josephine có tiếng là một người đàn bà sống buông tuồng và Napoleon tin chắc là bà đã có chồng. Đã vậy lúc Josephine mời ông đến dự một trong những buổi tiệc dạ hội hàng tuần thì ông gật đầu liền.

Tại buổi tiệc, Napoleon cảm thấy hoàn toàn mất lý trí vốn có của mình. Tất cả các nhà văn lớn và những danh hài nổi tiếng đều tề tựu đông đủ, đồng thời có vài quý tộc còn sống sót – bản thân Josephine cũng là một nạn nhân thoát khỏi chém đầu trong gang tấc. Đám phụ nữ thật nổi bật, có người còn đẹp hơn cả chủ nhân nữa. Thế nhưng cánh đàn ông lại tụ quanh Josephine, bị hút hồn bởi vẻ duyên dáng và phong cách đế vương của bà. Đôi khi Josephine bỏ mặc cánh đàn ông để đến bên Napoleon, chính việc gây chú ý đó đã nâng lên cái tôi của Napoleon.

Napoleon bắt đầu đến thăm Josephine nhiều hơn. Có khi bà phớt lờ ông để ông phải ra về trong giận hờn. Vậy mà qua ngày hôm sau, một lá thư nồng nàn do Josephine viết cho ông lại khiến ông ù chạy tới gặp bà. Sau đó ông đã dành hết thời gian ở cạnh Josephine. Chính nét mặt đôi lần sầu muộn, những dòng nước mắt hay những cơn giận của Josephine càng làm cho ông thêm quyến luyến, không muốn xa rời. Tháng 3/1976, Napoleon kết hôn với Josephine.

Hai ngày sau lễ cưới, Napoleon ra đi để dẫn đầu một chiến dịch của miền Bắc nước Ý chống lại Áo. Từ nơi xa ông viết thư về cho vợ : “Em luôn ở trong suy nghĩ của ta. Trí tưởng tượng của ta mệt nhoài khi phải đoán xem giờ này em đang làm gì. Các lính dưới trướng ông đều nhận thấy sự phân tâm này: Ngài rời khỏi cuộc họp sớm hơn, dành nhiều thì giờ viết thư hơn, hay ngồi nhìn chằm chằm vào tấm hình thu nhỏ của Josephine mà ông đeo trước cổ. Napoleon ở trong tình trạng này là do khoảng cách không thể chịu đựng nổi giữa ông và vợ, do một chút lạnh lùng mà lúc đó ông đã khám phá ra được ở Josephine: bà ít viết thư hơn, những lá thư không còn mùi mẫn như xưa và cũng không thèm đến Ý với ông. Napoleon nhanh chóng kết thúc cuộc chiến để có thể trở về bên bà.

Giao chiến với quân thù với một nhiệt huyết không như xưa, ông bắt đầu có sai sót. Ông viết: “Ta sống vì em, Josephine à! Ta chiến đấu để đến gần em, ta tự giết bản thân để chạm được tới em.” Những lá thư của ông ngày càng mùi mẫn và dâm tà hơn. Một trong những người bạn của Josephine đã trông thấy thư của hai người: “chữ viết khó mà giải mã được, lối chính tả không vững, văn phong kỳ dị và bị rối bời… Vị trí nào dành cho một người phụ nữ - đang ở thế chiếm lĩnh đằng sau sự hân hoan chiến thắng của toàn quân đội.

Thời gian trôi qua, Napolen nài nỉ Josephine đến Ý nhưng bà viện ra vô vàn lý do. Tuy vậy, cuối cùng bà cũng đồng ý đến, rời Paris đến Brescia, nơi ông đang đóng quân. Tuy nhiên dọc đường đi do gặp phải quân thù nên bà đã đổi hướng đến Milan. Napoleon đi khỏi Brescia, đang ở chiến trường. Lúc quay trở về bà vẫn không ở đó, ông đã trách móc kẻ thù Wumser và thề trả thù. Một vài tháng tới, có vẻ ông đang đeo đuổi hai mục tiêu với chung ý chí: Wumser và Josephine. Vợ của ông không bao giờ ở chỗ bà phải ở: “Ta đến Milan, chạy vội tới nhà em, gạt bỏ hết mọi thứ qua một bên để được ôm em trong vòng tay. Em lại không ở đó!” Napoleon giận dữ và ghen tuông. Nhưng ông cũng đuổi kịp Josephine, cùng đi chung với bà trong cỗ xe đen kịt trong lúc tướng lĩnh nổi khùng: cuộc họp bị bỏ dở, mệnh lệnh và chiến lược có sao làm vậy. Sau này ông viết cho bà: “ Không có người đàn bà nào lại chiếm lĩnh hoàn toàn trái tim của một người khác như vậy.” Thời gian hai người bên nhau quá ngắn ngủn. Trong suốt chiến dịch kéo dài tròn một năm, Napoleon chỉ dành 15 đêm bên cô dâu mới.

Sau này Napoleon nghe đồn rằng Josephine có người tình lúc ông đang ở Ý. Tình cảm dành cho bà nguội nhạt và ông đã có rất nhiều tình nhân. Vậy mà Josephine chẳng thèm lo lắng về mối đe dọa đó - mối đe dọa sẽ mất sức hút trong mắt ông; chỉ vài giọt nước mắt, một chút diễn xuất nhỏ, bản thân tỏ ra lạnh lùng thì ông lại là nô lệ cho bà. Năm 1804, ông tấn phong bà làm Hoàng Hậu, và chỉ cần bà hạ sinh một hoàng tử là làm hoàng hậu đến suốt đời. lúc Napoleon nằm hấp hối trên giường, từ cuối cùng ông thốt ra là “Josephine”.

Trong suốt cuộc Cách Mạng Pháp, Josephine suýt phải mất đầu trên máy chém. Chính kinh nghiệm xương máu đó đã khiến bà có hai mục đích trong đầu: sống một cuộc đời thoải mái và tìm một người đàn ông có thể cung phụng tốt nhất. Ngay từ đầu bà đã để mắt đến Napoleon: một người trẻ tuổi với tương lai sáng lạng. Khuất sau vẻ ngoài bình tĩnh của ông, Josephine đã nhận thấy ông sống thiên về tình cảm và nhiệt huyết năng nổ, nhưng điều này không dọa nạt được bà mà chỉ lộ ra sự yếu đuối và bất an của ông mà thôi. Napoleon dễ thành nô lệ. Lúc đầu Josephine điều chỉnh theo tâm trạng của ông, mê hoặc ông bằng nét nữ tính của bà, bằng ánh nhìn và phong thái để tạo sự ấm áp cho ông. Napoleon muốn chiếm lấy Josephine. Và một khi đã khơi lên được ước muốn đó, quyền năng của bà nằm ở việc trì hoãn lại sự thỏa mãn đó, rút lui khỏi ông, khiến ông tức giận. Thật ra việc hành hạ mèo vờn chuột này tạo cho Napoleon một khoái cảm. Ông khát khao được chinh phục tinh thần tự do của bà như thể bà là một kẻ thù trên chiến trường.

Con người vốn dĩ rất kiên trì. Một cuộc chinh phục quá dễ thì không giá trị bằng một cuộc chinh phục khó khăn. Chúng ta chỉ thật sự hứng thú bởi cái bị từ chối, bởi cái không sở hữu đầy đủ. Sức mạnh quyến rũ lớn nhất của bạn chính là khả năng khi bạn quay đi để những người khác phải đuổi theo, trì hoãn sự thỏa mãn của họ. Hầu hết con người ta đều tính toán sai lầm và đầu hàng quá sớm, họ lo ngại người kia sẽ mất đi hứng khởi, hay rằng cho họ cái họ muốn tức là ban cho họ quyền lực. Sự thực thì ngược lại: khi bạn làm thỏa mãn cho một ai đó thì bạn đã qua được giai đoạn đầu và bạn tự khai mở cho mình một khả năng là anh ta hay cô ta sẽ mất đi sự thích thú. Hãy nhớ là: lòng tự tôn rất quan trọng trong tình yêu. Hãy làm cho các mục tiêu của bạn lo sợ rằng bạn có thể rút lui, rằng bạn có thể không mấy thích thú và bạn khơi lên sự bất an sẵn có của họ, nỗi sợ hãi của họ là khi bạn biết họ rõ thì bạn sẽ nhàm chán. Sau đó, khi đã làm họ không mấy chắc chắn về bạn và về bản thân họ, đốt cháy hy vọng của họ, khiến họ lại cảm giác khát khao nữa. Cháy bỏng và lạnh lùng – hai tính cách làm hài lòng qua lại, làm gia tăng hứng thú và giữ lại sự khởi đầu về phía bạn. Chớ bao giờ để cho mục tiêu bạn chọn tức giận; nó chắc chắn là một dấu hiệu của việc trở thành nô lệ.

Con gái muốn duy trì lâu dài quyền lực thì phải khiến người mình yêu phát ốm.

OVID

NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐỎM DÁNG NHƯNG LẠNH NHẠT

Năm 1952, nhà văn Truman Capote, gần đây thành công trong giới văn học và xã hội, hầu như ngày nào cũng nhận được rất nhiều lá thư của người hâm mộ từ tay một người đàn ông trẻ tên là Andy Warhol. Anh ta là một người in hình cho những người thiết kế giầy dép, những tạp chí thời trang và đã làm ra những bản phác thảo xinh xắn và có phong cách. Ông đã gửi một vài bản cho Capote với hy vọng là vị tác giả này sẽ gộp chúng vào một trong những cuốn sách của ông. Capote không hề đáp lại. Một ngày kia, Capote đi về nhà và thấy Warhol đang nói chuyện với mẹ mình (ông sống chung với mẹ). Và hằng ngày Warhol đều gọi điện thoại tới. Cuối cùng Capote kết thúc mọi chuyện: “Anh ta có vẻ như một trong những con người tuyệt vọng mà bạn biết không có thứ gì tình cờ xảy đến. Chỉ là một sự tuyệt vọng, một kẻ thua cuộc bẩm sinh.”

Mười năm sau, Andy Warhol, một họa sỹ có nhiều hoài bảo, đã có một sô triển lãm tại phòng tranh Stable ở Manhatan. Trên bốn bức tường là một dãy những những bức tranh in lụa được vẽ theo hình súp đóng hộp của hãng Campell và chai Coca-Cola. Tại buổi khai trương và bữa tiệc sau đó, Warhol đứng qua một bên, nói ít, nhìn chăm chú một cách thẳng thừng. Điều trái ngược giữa Warhol và những họa sĩ đàn anh, những họa sĩ theo trường phái trừu tượng - hầu hết là những tay hám gái, ham uống rượu, đầy hung hăng và ồn ào, những kẻ ăn to nói lớn đã thống trị giới nghệ thuật trong 15 năm qua. Một sự thay đổi từ Warhol – một người hay làm phiền Capote - và cả những người kinh doanh tác phẩm nghệ thuật và những khách quen. Những người phê bình đều bó tay và bị tác phẩm của Warhol hớp hồn; Họ cũng không thể đoán ra làm cách nào mà các họa sĩ cảm nhận được các chủ đề của Warhol. Vị trí của Warhol là gì? Warhol đang cố diễn đạt điều gì? Khi hỏi thì ông nói: “Tôi thích gì thì vẽ đó” hay “Tôi thích súp”. Các nhà phê bình phát điên lên với những lý giải của họ: “Làm nghệ thuật như kiểu Warhol chỉ cần thiết khi sống bám vào bí ẩn của thời gian”. Buổi triển lãm thành công to lớn, tạo lập ra hình ảnh của Warhol đi tiên phong trong một phong trào mới: Phong trào nghệ thuật tranh pop.

Năm 1963, Warhol mướn một gác xép lớn ở Manhattan, ông gọi đó là Phân Xưởng và sớm trở thành nơi dành cho đám tùy tùng: một lũ ăn theo, các nam diễn viên và các nghệ sĩ có tham vọng. Đặc biệt vào ban đêm, ở nơi này, Warhol có thể đi tản bộ hay đứng trong góc. Người ta sẽ tụ tập chung quanh Warhol, tranh giành cho được sự chú ý của Warhol, tung ra những câu hỏi và ông ta sẽ trả lời theo cách vô thưởng vô phạt. Nhưng không ai có thể đến gần Warhol, bằng thể xác hay tinh thần, vì Warhol không cho phép. Đồng thời, nếu Warhol đến bên bạn mà không nói với vẻ bình thường “A, xin chào!” thì bạn thật thảm thương. Nếu Warhol không thèm đếm xỉa tới bạn có nghĩa là bạn đã bị cho ra rìa.

Đam mê trong công việc điện ảnh, Warhol chọn những người bạn của ông cho những bộ phim. Để hiệu quả, Warhol đưa họ một mẫu người nổi tiếng theo kiểu mì ăn liền (nổi tiếng trong 15 phút của họ - câu nói của Warhol). Chẳng mấy chốc mà người ta tranh nhau để được phân vai. Ông cho những người phụ nữ ăn mặc đẹp vào những vai ngôi sao nổi tiếng Edie Sedgewick, Viva, Nico. Chỉ cần bám theo Warhol và chịu hợp tác là sẽ trở thành người nổi tiếng. Phân xưởng đã trở thành nơi để gặp mặt và các ngôi sao như Judy Garland và Tenessee Williams sẽ đến dự tiệc ở đó, kề vai sát cánh với Sedgewick, Viva, và người Bô-hê-miêng có địa vị thấp kém hơn mà ông mới kết bạn. Người ta bắt đầu đánh xe Limo chở Warhol đến dự tiệc của họ; chỉ một sự hiện diện của ông cũng đủ biến xã hội thành một phông nền - dù ông ta sẽ đi qua trong im lặng và về sớm.

Năm 1967, Warhol được mời đến thuyết trình ở các trường đại học khác nhau. Ông ta ghét phải nói, đặc biệt là nói về nghệ thuật của chính ông. Ông thấy: “Càng ít nói bao nhiêu thì càng hay bấy nhiêu.” Nhưng vì người ta trả tiền hậu hĩnh nên ông không thể nói không. Giải pháp của ông khá đơn giản: nhờ nam diễn viên Midgette hóa thân thành ông. Midgette tóc đen, da rám nắng, có một phần máu là người da đỏ. Midgette không hề giống tí tẹo nào Warhol. Nhưng Warhol cùng những người bạn lấy phấn trang điểm khuôn mặt Midgette, xịt ít màu bạc lên mái tóc nâu, cho đeo kính đen và mặc quần áo Warhol. Vì Migette không hề biết tí gì về nghệ thuật nên trả lời câu hỏi của đám sinh viên cũng ngắn gọn và kỳ dị như Warhol vậy. Việc đổi vai đã thành công. Warhol vẫn là một hình tượng. Khán giả nghe thuyết trình ngồi xa để có thể bị lừa là sự có mặt của Warhol và không ai đến gần để lật tẩy sự giả dối này. Ông vốn rất khó truy bắt. Lúc đầu trong cuộc sống, Warhol bị đau khổ vì những cảm xúc phúc tạp: ông mong muốn danh vọng nhưng bản chất ông lại thụ động và hay xấu hổ. Sau này ông nói: “tôi luôn có một mâu thuẫn bởi vì tôi xấu hổ và tôi hay trầm tư. Mẹ tôi luôn bảo rằng: “Con không được tự cao nhưng hãy để mọi người chung quanh biết tới.” Lúc đầu Warhol cố gắng làm cho bản thân hung hăng hơn, ráng sức để thỏa mãn và có tình cảm. Nhưng không mang lại hiệu quả. Sau mười năm vô dụng, Warhol thôi nỗ lực và đầu hàng chính tính thụ động của mình- chỉ để khám phá quyền lực và mệnh lệnh.

Warhol bắt đầu đi theo tiến trình này trong tác phẩm nghệ thuật của ông, các tác phẩm đã thay đổi chóng mặt đầu những năm 60. Những bức vẽ mới về các hộp súp, những con tem màu xanh lá cây, những hình ảnh được nhiều người biết đến không gây tổn hại gì trong ý nghĩa; thật ra ý nghĩa của các bức tranh tuy khó hiểu nhưng lại làm gia tăng sự thích thú. Sự lạnh lùng lôi kéo bạn. Chính sự biến đổi trong nghệ thuật đã làm cho Warhol cũng tự biến đổi bên trong chính mình: giống như những bức tranh ông vẽ, ông trở nên một bề mặt tinh khiết. Ông tự huấn luyện bản thân biết lùi lại, biết uốn lưỡi ba tấc trước khi nói.

Thế giới có đầy những con người biết nỗ lực, những con người luôn tạo cho mình một sức ép trước bất kỳ công việc gì. Có thể họ đạt được chiến thắng trước mắt, nhưng khi họ ở đỉnh vinh quang thì ngày càng có nhiều người muốn đánh bại họ. Họ không chừa lại chút khoảng không nào nên chẳng thể có sức hút nổi. Người đàn bà đỏm dáng tỏ vẻ lạnh lùng tạo nên khoảng hở khó truy bắt rồi làm người khác phải theo đuổi. Sự lạnh nhạt của họ thật ra chẳng phải là sự lạnh nhạt theo đúng nghĩa của nó mà điều đó truyền đi một thông điệp ngầm là họ thật sự thoải mái và rất thích gần gũi với mọi người, sự im lặng của họ tạo cho bạn nhu cầu muốn họ nói chuyện. Sự dè dặt, vẻ ngoài bất cần đến người khác của họ chỉ khiến chúng ta muốn làm cái gì đó cho họ, khát khao có được một dấu hiệu dù là nhỏ nhất để người đó nhận biết được và có sự quý mến. Những Người đàn bà đỏm dáng nhưng lạnh lùng có lẽ đang phát điên lên để ứng đối – không bao giờ cam kết điều gì nhưng cũng không nói tiếng không lần nào, không cho phép đến gần – nhưng chúng ta thấy bản thân cứ đi về phía họ, bị ghiền bởi vẻ lạnh lùng của họ. Hãy nhớ là: quyến rũ là một quy trình thu hút con người, khiến cho họ phải đeo đuổi để sở hữu bạn. Tỏ vẻ xa xôi để người ta phải phát khùng lên để giành được sự quý mến nơi bạn. Con người, cũng giống như tự nhiên, ghét sự tách biệt, mà khoảng cách về mặt tình cảm và sự im lặng khiến họ ra sức lấp đầy khoảng trống trải đó bằng những lời nói và sự nóng bỏng của chính họ. Giống trường hợp của Warhol, đứng lùi lại và nhìn họ đấu đá nhau.

Những phụ nữ tự kiêu có được sự mê hoặc lớn đối với cánh đàn ông. Sức quyến rũ của một đứa bé nằm trong giới hạn về tính tự kiêu của nó, tính tự lập cùng với việc không tiếp cận được nó, ngay như sức hút của một loài động vật nào đó không liên quan đến chúng ta, chẳng hạn như loài mèo… Cứ như thể chúng ta ghen tị với sự vui sướng – một vị trí sinh lực không thể chiếm được mà bản thân chúng ta đã từ bỏ.

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

Theo quan niệm phổ biến, Những Người Đàn bà đỏm dáng là những người hay đùa cợt, là những chuyên gia trong việc gợi lên ước muốn bằng một vẻ ngoài khêu gợi hay một thái độ lả lướt. Nhưng sự cần thiết thực sự của những Người Đàn bà đỏm dáng thật ra chính là khả năng đánh bẫy tình cảm và giữ nạn nhân của họ lại sau bước khởi đầu đã kích lên điều ham muốn. Đây là kỹ năng đã xếp họ trong hàng ngũ những người đi quyến rũ có hiệu quả nhất. Sự thành công của họ có vẻ hơi kỳ dị, vì họ là những sinh vật sống xa cách và lạnh lùng; bạn nên biết rõ một người thì bạn sẽ cảm nhận được cái lõi bên trong của sự lãnh đạm và sự tự yêu bản thân của Người Đàn bà đỏm dáng. Điều này có vẻ hợp lý khi bạn trở nên ý thức được phẩm chất bạn sẽ thấy qua việc làm thao túng của các Người Đàn bà đỏm dáng này và mất đi hứng thú nhưng thông thường thì ta thấy điều ngược lại. Sau nhiều năm, Napoleon cũng đã ý thức rất rõ cách Josephine thao túng ông. Thế mà ông, người đi chinh phục các quốc gia, một người đa nghi này lại chẳng thể rời bỏ được bà ta.

Để hiểu được quyền lực kỳ lạ của Người Đàn bà đỏm dáng, trước hết bạn phải hiểu được tài sản quan trọng trong tình yêu và ước muốn: bạn càng đeo đuổi một người thì bạn càng khiến họ phải chạy xa bạn. Gây chú ý quá nhiều chỉ thú vị được trong chốc lát, nhưng làm nhiều quá sẽ dẫn đến bội thực và cuối cùng trở nên đáng sợ. Nó báo hiệu sự yếu đuối và cái túng thiếu, một mối liên kết chán phèo. Chúng ta thường mắc sai lầm thế nào, nghĩ đến sự hiện diện cố chấp sẽ tái bảo đảm. Nhưng Người Đàn bà đỏm dáng có một sự hiểu biết thấu đáo về tính năng động đặc biệt này. Những bậc thầy biết rút lui có lựa chọn, họ ám chỉ đến sự lạnh lùng, đôi khi vắng mặt để khiến nạn nhân họ mất thăng bằng, để ngạc nhiên và hứng thú. Sự rút lui của họ khiến họ thần bí và ta lại thêu dệt trí tưởng tượng về họ. (Mặt khác, quá thân mật có thể hủy hoại hình ảnh chúng ta xây dựng nên). Một lần xa cách là để dàn xếp cho những cảm xúc tiến triển xa hơn; thay vì làm cho chúng ta tức giận thì xa cách làm ta thấy bất ổn. Có lẽ họ thật sự không thích điều đó, có thể chúng ta mất đi hứng thú. Khi tính tự kiêu của chúng ta đang lâm nguy thì chúng ta

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC