NGHỆ THUẬT QUYẾN RŨ 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

11

ĐỂ TM ĐẾN TIỂU TIẾT

Lời nói cao quí và cử chỉ thanh cao có thể gây nghi ngờ: vì sao bạn cố sức làm hài lòng người khác? Những chi tiết cám dỗ – cử chỉ tế nhị, những việc làm tự nhiên – thường lôi cuốn và thể hiện được nhiều hơn. Bạn phải học cách đánh lạc hướng nạn nhân bằng hàng vạn những tiểu tiết dễ chịu – những món quà đầy ý nghĩa dành riêng cho họ, quần áo, đồ trang sức thiết kế riêng cho họ, những cử chỉ chứng tỏ thời gian, tâm sức bạn dành cho họ. Mọi giác quan của họ sẽ bị lôi cuốn bởi những tiểu tiết bạn đang thể hiện. Tạo ngoạn mục để làm lóa mắt họ; khi bị thôi miên bởi những cái đập vào mắt, họ sẽ không chú ý đến những việc thật sự bạn đang làm. Hãy học cách khơi gợi cảm xúc và tâm trạng phù hợp bằng tiểu tiết.

HIỆU ỨNG MÊ HOẶC

Vào tháng 12 năm 1898, các vị phu nhân của 7 ngài đại sứ miền Tây tại Trung Hoa nhận được lời mời lạ lùng: Hoàng Thái hậu Từ Hy chủ tọa một buổi tiệc danh dự tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Với nhiều lý do, chính các ngài đại sứ không an lòng chút nào về bà Hoàng Thái hậu này. Bà ta là người Mãn Châu, một nòi giống phương Bắc đã xâm chiếm Trung Hoa vào đầu thế kỷ mười bảy, thành lập nên triều đại nhà Thanh (Ching) và cai trị đất nước gần khoảng 300 trăm năm. Vào thập niên 1890, các thế lực phương Tây bắt đầu mò chạm đến một phần lãnh thổ Trung Hoa, một quốc gia mà họ xem là lạc hậu. Họ muốn canh tân người Trung Hoa, nhưng các vị hoàng đế Mãn châu thì bảo thủ, và từ chối mọi hình thức cải cách. Đầu năm 1898, Hoàng đế Trung Hoa Khang Hy (Kuang Hsu), người cháu 27 tuổi của bà Hoàng thái hậu, đã thực sự bắt đầu công cuộc cải cách với sự trợ giúp của Phương Tây. Rồi 100 ngày trong thời kỳ cải cách sau đó, các lời đồn đãi đến tai các ngài đại sứ phương Tây ở Tử Cấm Thành là vị hoàng đế đã hoàn toàn ngã bệnh, và chính bà Hoàng Thái hậu sẽ nắm lấy quyền lực. Họ nghi ngờ đó là vở kịch gian lận; bà Hoàng Thái hậu muốn đóng kịch để chấm dứt việc cải cách. Hoàng đế bị đối xử tàn tệ, hoặc là bị thuốc độc–có lẻ đã chết rồi. Khi 7 vị phu nhân lo chuẩn bị cho chuyến viếng thăm bất thường, các ông chồng đã cảnh báo họ: Đừng tin tưởng gì về bà Hoàng Thái hậu này. Với cái tính ác độc của người phụ nữ, bà ta đã nổi danh từ vùng đen tối để trở thành thứ phi của vị hoàng đế tiên triều và trong nhiều năm vốn đã âm mưu tích lũy quyền lực quan trọng. Vượt qua cả vị hoàng đế, bà ta trở thành kẻ đáng sợ nhất ở Trung Hoa.

Vào cái ngày đã định, những vị phu nhân được đưa đến Tử Cấm Thành theo một đoàn diễn hành ghế kiệu do các thái giám triều đình mặc trang phục lòe loẹt khuân vác. Các vị phu nhân không nổi bật hơn được, mặc quần áo mới nhất phương Tây–Cái áo nịt ngực bó chật, bộ đồ dài nhung tơ với ống chân dài, áo lót nổi cuộn, chiếc nón cao màu hạnh đào. Các cư dân của Tử Cấm Thành nhìn chầm chậm vào quần áo của họ pha nét ngạc nhiên, và đặc biệt là các cách mà trang phục của họ làm tôn lên nét xúc động. Các vị phu nhân cảm thấy an tâm là họ đã tạo ra ấn tượng lên vị chủ nhân. Tại tòa đại sảnh, họ được các vị hoàng tử, công chúa đón chào như hoàng gia cấp nhỏ hơn. Các vị phu nhân người Trung Hoa cũng mặc trang phục Mãn Châu lộng lẫy với cái áo trùm đầu màu đen mạ trang sức, cao và truyền thống, họ được sắp xếp theo trật tự phân cấp phản ảnh đúng về trang phục, tạo thành cái cầu vòng sắc màu rực rỡ đến kinh ngạc.

Người ta phục vụ cho các vị phu nhân thức uống trà trong những cái tách bằng sứ mượt mà nhất, rồi hộ tống họ diện kiến Hoàng Thái hậu. Quang cảnh làm họ nín thở. Bà Hoàng Thái hậu ngồi ngự trên bệ rồng, được đính toàn hạt châu báu. Bà mặc một cái áo thụng kim tuyến nặng nề, đội cái mũ lộng lẫy với kim cương, ngọc trai, ngọc bích, và một vòng đeo cổ khổng lồ hoàn toàn bằng ngọc trai. Bà ta có vóc người nhỏ bé, nhưng ngồi trên bệ rồng, với trang phục như thế, trông bà vĩ đại to lớn. Bà mĩm cười với các phu nhân với tính cách thân mật và chân thành. Để cho đỡ căng thẳng, ngồi phía sau bà là người cháu của bà, vị hoàng đế. Ông ta trông xanh xao, nhưng ông ta chào đón họ thật nhiệt tình và dường như có vẻ phấn chấn. Có lẻ ông ta chỉ bị ốm nhẹ.

Bà Hoàng Thái Hậu bắt tay từng vị phu nhân. Mỗi lần làm vậy, một vị hoạn quan theo hầu đưa cho bà một bộ nhẫn đeo tay bằng vàng to lớn đầy ngọc trai, mà bà để nó tuồn tuột vào tay từng vị phu nhân. Sau nghi thức giới thiệu, các vị phu nhân được hướng dẫn đến một căn phòng khác, tại nơi đây, họ lại được mời dùng trà lần nữa, rồi được dẫn đến phòng đại sảnh yến tiệc. Ở đó, bà Hoàng Thái hậu đang ngồi trên một cái ghế phủ vải satin màu vàng–cái màu vàng tượng trưng cho hoàng gia. Bà ta nói chuyện với họ một chốc; bà có giọng nói dễ chịu (Có thể nói là giọng nói bà Hoàng Thái Hậu thật đúng là làm ấm áp con chim rời xa cây cối). Lúc kết thúc buổi đàm thoại, bà ta đưa tay về phía các vị phu nhân một lần nữa, với giọng đầy xúc động, bà nói: “Đại gia đình–Tất cả là Đại gia đình”. Rồi các vị phu nhân được xem một màn hát diễn hoàng gia. Cuối cùng, vị hoàng thái hậu trao cho họ lời nói cuối cùng. Bà ta xin lỗi về vở diễn vừa xem, có lẻ là hạ cấp với những gì mà các vị phu nhân quen thấy ở phương Tây. Rồi thêm một tuần trà nữa, và chính lúc này, các vị phu nhân của đại sứ Mỹ quốc tường thuật lại, bà Hoàng Thái Hậu tiến bước dần về phía trước, nhón lấy từng tách trà đổ vào miệng và nuốt nhẹ, rồi nghiêng cốc trà sang một bên, kê lên môi, và nói nữa: “Đại gia đình–tất cả là đại gia đình”. Các vị phu nhân được tặng nhiều quà, rồi họ được đưa trở lại ghế kiệu và rời xa Tử Cấm Thành.

Các vị phu nhân tường thuật lại cho chồng với niềm tin tha thiết là họ đã đánh giá sai lầm về bà Hoàng Thái hậu. Các vị phu nhân đại sứ Mỹ quốc nói: “Bà ta thông minh và vui vẻ, khuôn mặt bà đầy thiện chí tốt lành. Không thấy có bất kỳ dấu vết nào về ác nghiệt. Bà ta hành động tự nhiên và thân mật… (Chúng tôi) hoàn toàn ngưỡng mộ về dáng dấp uy nghi và cầu chúc cho đất nước Trung Hoa”. Các đức ông chồng báo cáo lại cho chính phủ là bà Hoàng Thái Hậu hoàn toàn đứng đắn và có thể tin tưởng được.

Giải thích: Các đạo quân đóng ở Trung Hoa không có suy nghĩ nào về cái gì thực sự xảy ra ở Tử Cấm Thành. Thực ra, vị hoàng đế đã âm mưu bắt giữ và có thể ám sát bà dì của mình. Khám phá ra âm mưu, một hình phạt khủng khiếp theo thuật ngữ nhà nho, bà ta ép buộc hoàng đế ký tên thoái vị, giam cầm ông, và loan báo cho nước ngoài biết là ông ta bị bệnh. Như là một phần của hình phạt, hoàng đế phải xuất hiện theo dáng vẻ tự nhiên, không có gì xảy ra.

Bà Hoàng Thái Hậu ghê tởm người phương Tây, mà ba ta xem là man rợ. Bà không thích các vị phu nhân đại sứ, ăn mặc trang phục xấu xí và luôn luôn cười điệu. Buổi yến tiệc chỉ là một hình thức lôi cuốn, chiêu dụ quyền lực người phương Tây, vốn dĩ đang đe dọa xâm chiếm nếu vị hoàng đế bị giết chết. Bà Hoàng Thái Hậu áp dụng tất cả sự tinh thông cho mưu định, và bà chính là thiên tài cho việc này. Sắp xếp các công việc cho việc trọng đại này, đầu tiên là quan hoạn mặc đồng phục, rồi kế đến là các phu nhân Mãn châu với mũ đội và cuối cùng là chính bản thân bà Hoàng Thái Hậu. Đó là một nhà hát đúng nghĩa thực sự. Khi bà Hoàng Thái Hậu mang xuống một cái khía hình chữ V, nhân cách hóa nó bằng quà tặng, lời chào đón nồng nhiệt, sự hiện diện xác nhận của hoàng đế, trà và giải trí, mà không có một vật cản nào đối với mục tiêu của phương Tây. Bà ta chấm dứt buổi yến tiệc bằng một hình thức cao cấp khác; đó là một vở kịch nhỏ cùng với tiệc trà, đi kèm với nó là những quà tặng tráng lệ hơn nữa. Đầu óc các vị phu nhân quay cuồng khi họ rời đi. Thực ra, họ không bao giờ nhìn thấy những gì rực rỡ chói lọi ngoại lai như vậy–và họ cũng không bao giờ hiểu được việc bà Hoàng Thái Hậu chỉ huy thực hiện chi tiết cẩn thận như thế nào. Duyên dáng vì những trang sức, họ truyền đạt những tình cảm vui sướng trong họ cho bà Hoàng Thái Hậu và nói lời chấp thuận, đó chính là điều bà Hoàng Thái Hậu cần muốn.

Chìa khóa để lôi kéo người khác (hấp dẫn chính là làm sao lãng) là hoạt động là đầy ắp trong mặt và tai nghe những chi tiết, nhưng nghi lễ nhỏ nhặt, vật trang sức màu sắc. Chi tiết là cái giả tạo làm cho mọi việc có vẻ thực và trọng yếu. Một món quà ý nghĩa dường như dẫn theo một động lực tiềm ẩn. Một nghi thức đầy những thao tác duyên dáng sẽ làm hấp dẫn người xem. Châu báu, đồ trang sức đẹp, màu sắc mịn màng trên quần áo, sẽ làm lóa mắt. Đó chính là yếu điểm như trẻ con của chúng ta: chúng ta thích chú ý và những chi tiết nhỏ hay ho hơn là bức tranh tổng thể. Bạn càng cầu mong nhiều cảm giác, hiệu ứng mê hoặc càng mạnh. Các công cụ mà bạn sử dụng mê hoặc (quà, áo quần, v.v…) đã nói ra ngôn ngữ riêng của nó, và đó chính là quyền lực. Đừng bao giờ bỏ qua chi tiết nào hay để cơ hội trôi qua. Hãy điều khiển chúng và mục tiêu và không có ai để ý đến bạn sẽ thực hiện nó như thế nào.

Hiệu ứng khoái lạc

Một ngày kia, một lời nhắn cho Hoàng tử Genji đã bất thần qua đời–một người đang già đi nhưng hãy còn là người hấp dẫn của triều đại Heian ở cuối thế kỷ thứ 10 Nhật Bản–đó là một trong những thành quả chiêu dụ lúc còn trẻ–đã để lại đứa con mồ côi, một phụ nữ trẻ mang tên Tamakazura. Genji không phải là cha của Tamakazura, nhưng ông ta quyết định mang cô ta về triều đình và trở thành người bảo trợ cho cô ta với mọi cách. Chẳng bao lâu sau khi cô ta đến, những người có chức vụ cao nhất bắt đầu tán tỉnh cô ta. Genji đã bảo với mọi người là cô ta là đứa con mồ côi của ông ta, kết quả là, họ cho là cô ta rất đẹp, bởi vì Genji là người đàn ông lịch lãm nhất trong triều. Lúc đó, người ta ít khi thấy được mặt mày của cô gái trẻ trước khi đám cưới; theo lý thuyết, họ chấp thuận cho nói chuyện với cô ta nếu như cô ta đứng nép bên trong màn cửa. Genji bắt buộc cô ta phải chú ý, giúp cô ta sắp xếp lại những lá thư tình mà cô ta nhận được và khuyên cô ta đối xử đúng cách.

Với tư cách là người bảo vệ Tamakazura, Genji có thể thấy được mặt của nàng, thực ra nàng rất đẹp. Ông ta bắt đầu yêu. Ông ta nghĩ mình thật xấu hổ khi giao cho kẻ khác một sinh linh đáng yêu như thế này. Một tối kia, với vẻ duyên dáng lấn áp của nàng, ông ta nắm lấy bàn tay nàng và bảo rằng nàng trông giống như mẹ nàng, là người ông đã từng yêu mến. Tuy nhiên, cô ta rung rẩy không những khích động mà còn sợ hãi, bởi vì dù không phải là cha nàng, ông ta vẫn được xem là người bảo trợ, mà là người si tình. Những người theo đuổi nàng bây giờ đã biến mất. Đó là một đêm đẹp trời. Genji nhẹ nhàng ném bỏ cái áo tẩm hương ra và kéo nàng ta xuống vào lòng. Nàng bắt đầu khóc lóc và kháng cự. Luôn luôn là người lịch xự, Genji bảo rằng ông ta tôn trọng ước muốn của nàng, và nàng không có gì phải sợ hãi. Ông ta lịch sự xin lỗi.

Vài ngày sau khi Genji giúp Tamakazura sắp xếp thư tín thì ông ta đọc được một lá thư tình yêu của chính em trai ông ta, hoàng tử Hotaru, một trong số kẻ theo đuổi. Trong thư, Hotaru nhiếc móc Tamakuzura không để cho anh ta tạo ra cơ hội thực sự đủ cần thiết để nói với nàng về tình cảm của mình. Tamakuzura không trả lời thư; một phong cách bất thường trong triều đình, nàng rơi vào cảm giác thẹn thùng và như bị dọa dẫm. Như thể muốn giúp nàng, Genji đã lấy một trong số gia nhân của mình viết thư cho Hotaru bằng tên của Tamakuzura. Lá thư viết trên giấy có mùi hương, thân tình mời hoàng tử ghé thăm nàng.

Hotaru xuất hiện theo giờ đã hẹn. Anh ta ngửi thấy mùi hương khói che áp, huyền ảo và hấp dẫn. (Được pha trộn vào mùi hương này là mùi hương của Genji). Vị hoàng tử cảm thấy một đợt sóng khích động. Áp sát vào cái màn đằng sau Hotaru đang ngồi, anh ta thổ lộ tình yêu của mình với Tamakuzura. Không tạo ra âm thanh nào, nàng xoay mình sang hướng khác, xa hơn. Bất chợt có một tia chớp lóe sáng, như thể là ngọn đuốc sáng, Hotaru trông thấy dáng vẻ của nàng đằng sau vẻ bên ngoài: nàng ta đẹp nhiều hơn là tưởng tượng. Có 2 điều làm vị hoàng tử phấn khởi: tia chớp sáng bất thần bí mật và cái liếc nhìn của của người anh ta yêu. Bây giờ, thực sự anh ta đã rơi vào lưới tình.

Hotaru bắt đầu chăm chút cho nàng chuyên cần nhiều hơn. Trong lúc đó, với cảm giác chắc chắn là Genji không còn theo đuổi nàng nữa, Tamakazura nhận thấy người bảo vệ nàng thường xuyên hơn. Và giờ đây, nàng không thể nhờ cậy những chi tiết nhỏ như là cái áo dài của Genji dường như lấp lánh, hòa dịu màu sắc lung linh, như thể mờ dần bởi bàn tay thanh tao. So sánh với bộ áo của Hotaru thì trông buồn tẻ. Mùi hương bột phát trong quần áo của Genji, say đắm như thế nào. Không một ai khác chán ngàn được mùi hương như thế. Nét chữ của Hotaru thì nắn nót và lịch sự, nhưng các lá thư của Genji gửi cho nàng viết trên loại giấy đẹp, tẩm hương và mờ ảo, chúng được đính kèm với những vần thơ, luôn luôn làm ngạc nhiên trong những tình huống thích hợp. Genji cũng trồng và sưu tập loài hoa, chẳng hạn như cẩm chướng hoang dại, mà ông làm quà tặng và dường như nó thể hiện cho nét duyên dáng độc nhất của mình.

Một buổi chiều kia, Genji đề nghị dạy cho nàng Tamakuzura cách chời đàn koto. Nàng vui mừng. Nàng thích đọc các tiểu thuyết diễm tình, và bất cứ lúc nào Genji chơi đàn koto, cảm thấy như thể là nàng được hóa thân vào nhân vật của cuốn sách. Không ai chơi nhạc hay hơn Genji; nàng có thể tự hào khi học đàn do ông hướng dẫn. Bây giờ, ông càng trông thấy nàng thường xuyên hơn nữa, các phương pháp trong bài học thì đơn giản: nàng có thể chọn lấy bài hát để ông ta chơi nhạc, và rồi cố gắng bắt chước ông ta. Sau khi họ chơi nhạc xong, họ có thể nằm xuống bên cạnh nhau, đầu ngã vào cây đàn koto, nhìn thẳng vào mặt trăng. Genji đã đốt sáng đuốc cắm sẵn trong khu vườn, tạo cho quang cảnh một ánh sáng rực rỡ hòa dịu nhất.

Tamakuzura càng ngày càng trông thấy cách ve vãn của hoàng tử Hotaru, của người khác nữa, của chính vị hoàng đế, thì nàng càng nhận thức rằng không ai có thể so sánh với Genji. Ông ta đã được đề bạt là người bảo vệ nàng; vâng, đó là sự thực, nhưng đó cũng là cái bẫy giẳng ra để nàng rời vào lưới tình của ông. Bối rối, nàng nhìn thấy mình nằm trong sự mơn trớn vuốt ve cùng với những nụ hôn mà ông ta bắt đầu làm nàng ngạc nhiên và giờ đây nàng đã yếu ớt không thể kháng cự được nữa.

Giải thích: Genji là vai chính trong câu chuyện tiểu thuyết thế kỷ mười bảy, Chuyện về Genji, do Murasaki Shikibu viết, một phụ nữ của triều đình Heian, Nhân vật hầu như được cảm hứng từ kẻ săn đưổi Fujiwara no Korechika có thực.

Trong việc săn đuổi Tamakuzura, chiến thuật của Genji rất đơn giản: ông làm cho nàng nhận thức một cách gián tiếp ông ta lịch lãm và không sức kháng cự bởi dáng vẻ của nàng không thể nói chi tiết bằng lời. Ông cũng để cho nàng tiếp xúc với em trai ông; so sánh với vẻ buồn rầu, nét cứng cỏi làm cho tính ưu việt của Genji rõ rệt hơn. Cái đêm đầu tiên Hotaru đến thăm nàng, Genji sắp đặt mọi việc như thể là ủng hộ Hotaru theo đuổi bằng những mùi hương thần bí, rồi tia chớp sáng của quang cảnh (Ngọn đèn xuất phát từ hiệu ứng mới lạ: buổi chiều vừa đến, Genji sưu tập hàng trăm con đom đóm để trong túi vải. Vào lúc thích hợp, ông ta thả chúng ra ngoài một lượt). Nhưng khi Tamakura trông thấy Genji cổ vủ việc theo đuổi nàng, bản năng kháng cự với người bảo vệ của nàng trỗi dậy trở nên mềm đi, để cho cảm giác trong nàng đầy ắp những ảnh hưởng lôi cuốn của người bảo vệ. Genji điều khiển kỹ lưỡng những chi tiết như là giấy tẩm hương, cái áo màu sắc, ngọn đèn trong vườn, hoa cẩm chướng hoang dại, vầng thơ ngụ ý, bài học chơi đàn koto đã dẫn dắt những ý nghĩ hòa hợp không thể khác được. Tamakuzura nhận ra nàng bị lôi vào vùng nước xoáy khoái lạc. Vượt qua tính e thẹn và nghi ngờ thì những lời nói và hành động trở nên tồi tệ hơn, Genji Bao quanh mình bằng những vật thể, quang cảnh, âm thanh và mùi hương có thể hiện thân cho sự khoái lạc nhiều hơn là vẻ bề ngoài thực sự của ông tạo ra. Thực ra, sự hiện diện của ông chỉ mang tính dọa dẫm. Ông ta biết rõ cảm giác của cô gái trẻ chính là điểm yếu nhất của nàng.

Cái chìa khóa chủ đạo mà Genji áp dụng chi tiết vào mục tiêu chinh phục. Giống như Genji, bạn phải điều chỉnh những cảm xúc của mình hướng đến mục tiêu, theo dõi chúng cẩn thận, thích ứng cho từng trạng thái. Bạn phải cảm nhận khi nào chúng kháng cự và hòa dịu. Bạn cũng phải nhận diện khi nào chúng đến và chuyển hướng nào. Các chi tiết được sắp đặt, giữa 2 thứ như bạn chọn lựa quà tặng, giải trí, bạn chọn lựa quần áo, hoa tươi phải phù hợp với sở thích của đối tượng. Genji biết mình phải đối xử với cô gái trẻ vốn yêu thích những tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, những bông hoa hoang dại, kỹ thuật ông chơi đàn koto và những câu thơ mang thế giới về cho họ. Hãy chăm chút từng động thái của mục tiêu và khao khát hướng về chúng, và bày tỏ sự quan tâm từng chút của mình vào những đối tượng mà mình hướng đến, lấp đầy chúng bằng những cảm giác tâm trạng mà bạn cần cảm hứng. Chúng có thể đối nghịch với tư duy của mình nhưng không thể ảnh hưởng đến cảm giác của mình.

Vì vậy, theo quan điểm cá nhân, khi người cận kề mình mong muốn thổ lộ tình cảm, anh ta nên thực hiện bằng hành động tốt hơn là bằng lời nói, bởi vì trực giác của một người đàn ông thỉnh thoảng được tiết lộ rõ ràng hơn thông qua những dáng vẻ tôn sùng hoặc tính nhút nhát nào đó hơn là trọng lượng từ lời nói ….

–BALDASSARE CASTIGLIONE

BÍ QUYẾT QUYẾN RŨ

Khi chúng ta còn nhỏ, trực giác của ta năng động hơn nhiều. Màu sắc của đồ chơi, hay sự kiện nào đó như gánh xiếc, thường chiếm giữ chúng ta như kiểm soát nô lệ; mùi vị hay âm thanh có thể lôi cuốn ta. Trong trò chơi, chúng ta sáng tạo ra những gì lý thú đạt được từ lúc điều khiển kiểm soát chúng một cách chi tiết, mà rất nhiều thứ có thể tái diễn lại trong thế giới người lớn theo cơ cấu nhỏ hơn. Chúng ta hãy để ý mọi việc.

Khi chúng ta lớn lên, cảm giác dần dần trở nên chai lỳ. Chúng ta không còn để ý nhiều việc nữa bởi vì chúng ta phải vội vả phải thu nhận những gì đã làm xong, rồi sẵn sàng cho việc làm kế tiếp. Trong việc thu hút lôi cuốn, bạn sẽ phải dẫn dắt mục tiêu về những khoảng khắc vàng son thơ ấu. Trẻ con thì ít chín chắn chừng nào thì càng dễ bị đánh lừa hơn. Trẻ con cũng thường bị lôi cuốn về cảm giác làm thích thú. Vì vậy khi đối tượng của mình đang ở gần bên mình, bạn đừng bao giờ cho họ thấy được cái ý nghĩ là họ đang ở trong thế giới thực tại, nơi mà chúng ta phải bị mọi việc xô bồ, thô lỗ, mất tự chủ. Bạn cần phải để cho mọi việc từ từ thận trọng, hướng câu chuyện về khoảng thời gian thơ ấu vô tư hơn. Những chi tiết mà bạn phải kiểm soát như màu sắc, quà tặng, buổi tiệc nho nhỏ phải hướng về cảm giác, vào lúc vàng son thơ ấu mà chúng ta có được tức khắc trong thế giới tự nhiên. Những cảm giác này đầy ắp những đồ vật tươi vui, chúng chẳng phải là những lý lẻ, suy nghĩ xa vời. Hãy chú ý thật chi tiết và bạn sẽ nhận thấy chính mình đang chìm đắm trong bước đi chậm chậm; đối tượng của mình sẽ không bao giờ chú ý vào bạn sẽ là gì sau này (ưu đãi tình dục, quyền lực, v.v…), bởi vì bạn dường như chín chắn, lôi cuốn. Trên ánh hào quang thơ ấu, mà bạn bao phủ chúng, chúng sẽ có được cái cảm giác rõ hơn là bạn đang đẩy chúng vướng vào cái gì đó phân biệt với thế giới thực tại, một cấu thành thiết yếu của nghệ thuật quyến rũ. Hãy nhớ là: càng ngaỳ bạn càng hướng con người vào chi tiết nhỏ, bạn càng ít nhận ra chiều hướng rộng hơn. Nghệ thuật quyến rũ đòi hỏi bước tiến chậm rãi, mê hoặc của nghi thức, mà trong đó là các chi tiết có ý nghĩa quan trọng và là những giây phút đầy tưởng niệm.

Ở nước Trung Hoa thế kỷ mười tám, Hoàng đế Minh Hoàng (Ming Huang) bắt gặp ánh nhìn của cô gái trẻ, đang chải tóc bên cạnh bờ hồ vương giả. Tên của nàng là Yang Kuei-fei, và mặc cho nàng là thứ phi của con trai mình, vị hoàng đế quyết có được nàng trong tay. Bởi vì ngài là hoàng đế, không một ai ngăn cản được ngài. Hoàng đế là người thực tiễn, đã có nhiều thứ phi thê thiếp, tất cả đều có nét duyên dáng riêng, nhưng ngài không bao giờ để tâm tư chệch vào một phụ nữ nào cả. Dù sao, nàng Yang Kuei-fei thì khác. Thân thể nàng toát ra mùi hương tuyệt diệu. Nàng mặc áo choàng làm hoàn toàn bằng tơ mỏng ánh bạc được thêu bằng những đóa hoa khác nhau tùy theo từng mùa. Trong khi đi bộ, nàng tỏ ra thảnh thơi, bước chân

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC