12/1999/NĐ-CP (06/03/1999) về xử phạt VPHC trong lĩnh vực SHCN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nghị định 12/1999/NĐ-CP (06/03/1999)

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 12/1999 NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 3 NĂM 1999 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

CHÍNH PHỦ

- Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

- Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;

- Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

- Để nâng cao hiệu lực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, góp phần chống sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại;

- Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Giải thích thuật ngữ

Các thuật ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:

"Đối tượng sở hữu công nghiệp" được hiểu là: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá (bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ), tên gọi xuất xứ hàng hoá. "Chủ sở hữu công nghiệp" được hiểu là: chủ văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, hoặc người được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ. "Văn bằng bảo hộ" được hiểu là: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá. "Yếu tố vi phạm" được hiểu là:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ;
- Dấu hiệu, chỉ dẫn vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nghĩa vụ sở hữu công nghiệp;

- Bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất sản phẩm đồng nhất với bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Bộ phận sản phẩm, sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp hoặc có chứa một hoặc các bộ phận là thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.

Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Nghị định này quy định cụ thể các hành vi vi phạm, hình thức, mức, thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hộ và quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định về bảo hộ và quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự đều bị xử phạt theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hộ và quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạt theo Nghị định này trừ trường hợp các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt, mức phạt

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm phải bị áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính: cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với trường hợp vô ý vi phạm; vi phạm nhỏ, lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ.
Trong trường hợp phạt tiền, mức phạt tiền phải tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt thấp hơn nhưng không dưới mức tối thiểu của khung phạt tiền. Trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt cao hơn nhưng không vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Tước có thời hạn hoặc không thời hạn quyền sử dụng giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Kèm theo các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trong từng trường hợp cụ thể tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau: Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm; buộc thực hiện các nghĩa vụ sở hữu công nghiệp; buộc bổ sung các chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp; Buộc tiêu huỷ vật phẩm mang yếu tố vi phạm, hàng hoá vi phạm có chất lượng kém có hại cho sức khoẻ con người; Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.
Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại. Đối với những thiệt hại về vật chất do vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra có giá trị đến 1.000.000 đồng mà các bên không tự thoả thuận được thì mức bồi thường do người có thẩm quyền xử phạt quyết định, những thiệt hại có giá trị trên 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thoả thuận được thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp quy định tại các khoản 2, 3 Điều này được áp dụng trong trường hợp cần thiết nhằm triệt để xử lý vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm và khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp gây ra.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là một năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ thì thời hiệu xử phạt là hai năm tính từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Nếu quá các thời hạn nói trên thì tổ chức, cá nhân đã thực hiện hành vi vi phạm không bị xử phạt, nhưng có thể bị áp dụng biện pháp buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm gây hại cho sức khoẻ con người. Đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà bị khởi tố, truy tố về tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì thời hiệu xử phạt hành chính là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ nói trên. Nếu trong thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện hành vi vi phạm mới về sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó thời hiệu xử phạt được tính từ ngày thực hiện vi phạm mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở.

CHƯƠNG II
CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp và thủ tục xin cấp phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: Tiến hành thủ tục xác lập quyền, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp để lẩn tránh hoặc thực hiện các hành vi trong các lĩnh vực khác bị pháp luật cấm hoặc hạn chế; Tiến hành thủ tục xác lập quyền, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, khống chế thị trường một cách bất hợp pháp, thủ tiêu đối tượng sở hữu công nghiệp, hạn chế hoặc thu hẹp phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác, lợi dụng hoặc hạ thấp uy tín thương mại của cơ sở kinh doanh khác; Cung cấp các thông tin, chứng cứ sai lệch trong thủ tục khiếu nại về quyền sở hữu công nghiệp. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: Sửa chữa, tẩy xoá, giả mạo văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Giả mạo giấy tờ, gian dối trong thủ tục xin cấp, gia hạn, sửa đổi văn bằng bảo hộ, đề nghị phê duyệt, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, xin cấp li-xăng không tự nguyện nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Giả mạo giấy tờ, gian dối trong thủ tục xin cấp, gia hạn Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 1; từ 3 đến 6 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này; Tịch thu giấy tờ tài liệu, văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị sửa chữa hoặc giả mạo đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này; Tịch thu văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận đã cấp cho tổ chức, cá nhân có các hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.

Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: Chỉ dẫn sai (kể cả chỉ dẫn dưới dạng ký hiệu) về chủ sở hữu công nghiệp; Chỉ dẫn sai (kể cả chỉ dẫn dưới dạng ký hiệu) về việc sản phẩm, dịch vụ có yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp không đúng như mẫu đã được đăng ký nhưng chỉ dẫn rằng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp đó đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Chỉ dẫn sai về việc sản phẩm được sản xuất, dịch vụ được thực hiện theo li-xăng; Chỉ dẫn sai về tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: Không nêu chỉ dẫn về việc sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ theo li-xăng đối với các sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, thực hiện theo li-xăng; Không ghi hoặc ghi không rõ ràng, đầy đủ trên sản phẩm cụm từ "sản xuất tại Việt Nam" đối với các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam theo li-xăng của nước ngoài; sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam mang nhãn hiệu hàng hoá gây hiểu sai lệch rằng hàng hoá là của nước ngoài hoặc có nguồn gốc nước ngoài. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 Điều này. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây: Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm hàng hoá, phương tiện kinh doanh đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này; Buộc bổ sung chỉ dẫn đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động dịch vụ tư vấn, đại diện sở hữu công nghiệp

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây: Cố ý tư vấn, thông báo sai về các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp, thông tin hoạt động sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp; Cản trở tiến trình bình thường của việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp; Tư vấn, chỉ dẫn sai gây nhầm lẫn, hiểu sai về chức năng, phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Người đại diện sở hữu công nghiệp; Thu của khách hàng các khoản và các mức lệ phí quốc gia hoặc phí dịch vụ liên quan đến thủ tục xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không đúng theo quy định; Lừa dối, ép buộc khách hàng trong việc giao kết hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Đại diện đồng thời cho các bên tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp; Cho mượn thẻ, sử dụng thẻ vào những công việc không đúng chức năng, sử dụng giấy phép, thẻ không còn hiệu lực; Không cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc cung cấp thông tin sai lệch về các vấn đề liên quan đến hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn, dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp mà không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi sửa chữa, tẩy xoá, giả mạo Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau đây: Thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp ngoài phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phép; Mạo danh cơ quan quản lý Nhà nước, người của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp để thực hiện hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 1; từ 3 đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 6 tháng đến 1 năm hoặc không thời hạn đối với các hành vi quy định tại khoản 4 Điều này; Tịch thu giấy tờ giả mạo đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, và 5 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây: Buộc cải chính thông tin sai lệch đối với các hành vi quy định tại các điểm a, c khoản 1 Điều này; Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ sở hữu công nghiệp

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện nghĩa vụ lập hợp đồng, đăng ký hợp đồng cho việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp với hình thức, nội dung, thủ tục theo quy định pháp luật sở hữu công nghiệp; Không thực hiện nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đối với các sản phẩm, dịch vụ trong các lĩnh vực có quy định bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng những dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hoá. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi không thực hiện nghĩa vụ trả thù lao cho chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về cấp li-xăng không tự nguyện. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 1; từ 3 tháng đến 1 năm hoặc không thời hạn đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây: Buộc thực hiện các nghĩa vụ về sở hữu công nghiệp đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 và khoản 3 Điều này; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, phương tiện kinh doanh đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này; Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu công nghiệp, người có quyền sử dụng trước (đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp) thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm mục đích kinh doanh, mà không được chủ sở hữu công nghiệp cho phép hoặc Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp giấy phép sử dụng (li-xăng không tự nguyện): Sản xuất (chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói) sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp; áp dụng quy trình đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; Khai thác sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; Đưa vào lưu thông (bán, vận chuyển), quảng cáo (thể hiện trên các phương tiện thông tin, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, các sản phẩm hàng hoá khác, phương tiện dịch vụ, chào hàng, khuyến mại, giấy tờ giao dịch kinh doanh) nhằm để bán, chào bán, tàng trữ để bán các sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc được sản xuất theo quy trình đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; Nhập khẩu, xuất khẩu các sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; Đưa vào lưu thông (bán, vận chuyển), quảng cáo (thể hiện trên các phương tiện thông tin, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, các sản phẩm hàng hoá khác, phương tiện dịch vụ, chào hàng, khuyến mại, giấy tờ giao dịch kinh doanh) nhằm để bán, chào bán, tàng trữ để bán các loại sản phẩm sau:
- Sản phẩm, bộ phận sản phẩm có hình dáng bên ngoài được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp hoặc có chứa một hoặc các bộ phận là thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
- Sản phẩm, bộ phận sản phẩm mang dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ cho hàng hoá cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm đó, kể cả trường hợp dùng tên gọi xuất xứ hàng hoá được dịch sang ngôn ngữ khác hoặc kèm theo

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net