12 điều tâm lý học nói về những ẤM ỨC không thể nói ra trong lòng bạn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

12 điều tâm lý học nói về những ẤM ỨC không thể nói ra trong lòng bạn
_____

1. Trong tâm lí học đã nhận định rằng, ở độ tuổi thanh xuân luôn là khoảng thời gian những ấm ức trong bạn không thể nói ra thành lời, những điều không có ai để lắng nghe. Trưởng thành người ta không đau đớn quá nhiều, nhưng khi còn trẻ thì rất có thể.

2. Trong tuổi thanh xuân, chúng ta phải chịu những định kiến của xã hội, sự mơ hồ mà bất cứ ai trải qua cũng có những điều chưa thể hiểu lẫn chưa thể gọi tên. “Mày phải…”, “Lấy chồng đi”, “Sao mày béo thế”, “Sao mày thế này, sao mày thế kia…”. . Đấy chính là những điều ấm ức không nói ra được, sự áp đặt của xã hội.

3. Khi trưởng thành người ta đã biết mình là ai, khi đã lớn hẳn dù chẳng cần ai nói bạn mặc áo trắng đẹp hơn cái áo tối màu, bạn vẫn cứ thích mặc áo tối màu thôi, không thấy vấn đề gì vì đó là tuổi trưởng thành. Còn ở độ tuổi này, dù bạn có lựa chọn gì, bạn cũng luôn lăn tăn với nó

4. NGƯỜI TA VỪA MUỐN LÀ CHÍNH MÌNH - VỪA KHÔNG BIẾT MÌNH LÀ AI -

5. Đó chính là mức tổn thương thứ hai trong quá trình hình thành cái Tôi và những chứng tâm thần phân liệt khổ đau.

6. Cho nên trong độ tuổi này nhiều người cảm thấy mình quá phức tạp, giống như đa nhân cách, lúc nghĩ thế này lúc nghĩ thế kia, không biết rút cục là gì

7. Có những điều xảy ra vào thời ấu thơ, khi lớn lên họ sẽ có những tâm trạng rất bất thường, và dần dần họ trở nên chai sạn về cảm xúc

8. Nhưng nếu một đứa trẻ bị đối xử tệ bạc thời ấu thơ, thì nó thường lớn lên rất thông minh, khôn ngoan và lọc lõi vì nó biết cách phát hiện ra kì vọng ở mọi nơi.  Kể cả nó có thể hiện sự mạnh mẽ, bản lĩnh hay yếu đuối quỵ lụy, bằng bất cứ điều gì, thì mục đích cuối cùng nó muốn tìm kiếm sự an thân

9. Và những đứa trẻ hồi bé, nếu như nó không bất hạnh, mẹ nó không đay nghiến nó, không đánh đập, không so sánh, không áp đặt kiểu kì vọng “Con phải được 10 điểm” … thì lớn lên nó sẽ dễ rơi vào tình trạng không biết kì vọng của mình là gì, nó dễ lạc lối. Kể cả khi lớn lên, do điều kiện học tập, điều kiện gia đình họ có thể có tài năng nào đấy, nhưng họ cũng thiếu đi sự thông minh của một đứa trẻ có nhiều tổn thương.

10. Nếu bạn gặp một người rất thông minh, rất vui tính, rất lạc quan, thì họ đã trải qua một thời ấu thơ, trước năm 12 tuổi, họ sống với nhiều áp lực, nhiều kì vọng, sống với những lời như “Tại sao không bằng con người ta”, bị đánh đập, bị ngược đãi, hoặc bố mẹ li dị, bị bạn bè xa lánh, lúc nhỏ bị chê là xấu xí…

11. Cho nên người Việt Nam, người Do Thái thường rất thông minh, vì thiết chế gia đình rất khắc nghiệt, rất nhiều kì vọng. Vậy nên người phương Đông sang phương Tây họ vẫn có nhiều ưu việt hơn, thông minh hơn, khôn lỏi hơn, thiết lập quan hệ giỏi hơn, có được những mối quan hệ cá nhân tốt hơn.

12. Những vấn đề về ‘’private”, riêng tư hóa là của người phương Đông, họ thường mong muốn có những người khác để mở rộng quan hệ, mở rộng biên giới riêng tư, những người thân của họ chính là thế giới riêng tư của họ. Còn người phương Tây thì ‘’private’’ có nghĩa là riêng, riêng theo nghĩa đen, của Tôi và không ai được chạm vào , tôi có thể chia sẻ nhưng tôi không bộc lộ hết.
*
Đó chính là một trong ba mức độ của tổn thương, ba hội chứng tâm lí, ba vết thương thanh xuân được trình bày trong cuốn sách #Những_vết_thương_thanh_xuân Cuốn sách tâm lí đầu tiên của Việt Nam phơi bày những sự thực của thanh xuân mơ hồ, những nỗi đau, thương tổn mà bất kì ai cũng phải trải qua trong đời.

Hãy thực sự hiểu chính mình để làm chủ thanh xuân của chính mình.

Được là mình, vì mình!

Thực sự là mình trong sâu thẳm…
✅ ✅ ✅ Link đặt sách: http://bit.ly/nhungvetthuongthanhxuan

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#mỹ