nguoi khmer

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
không khí vui tươi trong ngày cưới.

Nghi thức mở rào

Hôm đó, nhà đàng gái phải rào kín cổng, (nếu nhà không có cổng rào, thì sử dụng cổng rạp cưới dựng phía trước) tượng trưng cho sự trong trắng của người con gái trưởng thành. Đến cổng nhà, chú rể muốn bước vào thì ông Maha phải bày mâm lễ vật dâng đàng gái và múa đủ ba điệu để nói lời cầu xin “Pithi-bơk-rôbong”. Khi cổng rào mở, mẹ cô dâu ra đón và một cháu bên đàng gái bưng nước trà mời chú rể uống thì bên đàng trai mới được vào nhà làm lễ tiếp.

Nghi lễ cúng ông bà tổ tiên

Tiến hành dưới sự hướng dẫn của ông Maha là “Pithi-sene-chas-tum”. Chú rể ngồi bên tay trái ông Maha, cô dâu ngồi đối diện với các vị sư làm lễ. Sau khi tụng kinh chúc phúc, bên đàng trai dâng bánh trái cho ông bà và cha mẹ cô dâu. Lễ nghi này có ý nghĩa tượng trưng sự đền ơn công sinh thành nuôi dưỡng cô dâu.

Nghi thức dâng lễ vật

Pithi-chun-com-nóth là nghi thức bắt buộc trong lễ cưới của người Khmer. Sau khi làm lễ nhập gia, đúng vào giờ tốt, ông Maha cùng gia đình chú rể bày các lễ vật mang đến trình gia đình cô dâu xem có đầy đủ không? Khi họ hàng nhà đàng gái thuận thảo thì tiến hành các bước lễ chính tiếp theo để kết thúc.

Lễ cắt hoa cau

Pithi-kách-khanh-sla gia đình hai bên dẫn dắt cô dâu và chú rể ngồi làm lễ sánh duyên cho đôi vợ chồng mới cưới, dưới sự chủ trì của ông Maha. Trước khi cắt buồng hoa cau non, ông Maha múa điệu “Rom-bơk-bai-srây” có ý nghĩa là họ hàng đôi bên đã chính thức cho phép hai người kết duyên thành vợ thành chồng. Ông Maha cắt lấy hoa cau trắng rắc lên tân lang, tân nương và rắc từ chỗ ngồi cho đến đường đi vào buồng tân hôn để chúc phúc đôi uyên ương.

Lễ cột tay

Pithi-chon-đay họ hàng hai bên chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ sống trăm năm bằng cách lấy sợi chỉ hồng cột tay chú rể trước rồi đến cô dâu. Họ đàng trai cột tay phải cô dâu và chú rể, họ đàng gái cột tay trái chú rể và cô dâu, dưới sự chủ trì của ông Maha.

Sau lễ cột tay, đôi vợ chồng dắt nhau vào buồng tân hôn, người chồng nắm vạt áo “Sbai” của người vợ theo sau. Nghi lễ này bắt nguồn từ truyền thuyết “Pres-Thôn Neang-Neath” được dân gian kể rằng: Hoàng tử Pres-Thôn cưới nàng công chúa Thera-Wath-Tây con gái của Long Vương. Do trên đường về thủy cung, hoàng tử là người trần gian không thể nào đi được dưới nước. Nhờ trí thông minh của công chúa Rắn nghĩ ra cách cho chồng nắm lấy vạt áo của nàng theo đường rẽ nước về long cung.

Xong thủ tục ấy, cô dâu và chú rể thay y phục ra ngoài đón khách đến dự tiệc cưới. Tối đến, có nơi còn tổ chức lễ chung giường cho đôi vợ chồng mới. Thường nhà gái chọn hai người đàn bà đứng tuổi có gia đình hòa thuận và khá giả để trải chiếu mới lên giường. Dọn một ít bánh trái, nước ngọt, trầu cau, nhang đèn cúng tổ tiên rồi cho hai vợ chồng cùng ăn như đút cho nhau chuối, chia nước dừa cho nhau để tình yêu đậm đà hơn. Ăn xong, hai người vào buồng tân hôn, cô dâu đi trước và chú rể theo vào sau.

6, Món ăn của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long

Mắm là món ăn hết sức đặc trưng của người Khmer. Đó chính là kết quả tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên, lấy những nguyên liệu từ tự nhiên để chế biến thành một món ăn theo cách riêng. Đối với bà con Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, mắm không chỉ là một món ăn không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày mà nó còn là một thứ gia vị đặc biệt, đôi khi mang tính bắt buộc trong việc chế biến một số món ăn.

Mắm pro-hốc là món ăn điển hình. Mắm pro-hốc có thể được làm từ nhiều loại cá nhỏ, như: cá sặt, cá chốt, cá lòng tong... Hoặc những loại cá lớn, như: cá trê, cá lóc... Người ta lựa những con cá lóc còn tươi đem đánh vẩy, mổ bụng ra rồi rửa cho sạch nhớt đem ngâm nước lạnh một đêm, vớt ra đem phơi nắng cho ráo nước. Sau đó người ta ướp muối, trộn với cơm nguội, đem cho vào hũ, hoặc khạp, rải muối hột vào rồi gài cứng, đậy nắp lại, để khoảng từ bốn tháng đến sáu tháng là ăn được. Có thể để nguyên con đem kho, hoặc ăn sống; hoặc cho vào ít lá chanh, lá gừng xắt nhỏ, ớt, đường, và chanh chưng.

Còn có loại mắm chua gọi là pò-ót, được làm từ tép mòng - một loại tép rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Khi ăn, người ta trộn với đu đủ, riềng hoặc gừng non. Pò-ót làm khoảng 10 ngày là ăn được.

Mắm pro-hốc có hai loại: mắm cá nhỏ gọi là pro hoc trey changvar, gồm tất cả các loại cá trắng, đen, như các loài: sặt, trèn, chốt, lòng tong, cá chạch đất,...; mắm cá lớn gọi là pro hoc trey thom gồm các loại cá lóc, cá bông, đặc biệt là cá trê vàng.

Để làm mắm pro-hốc đầu tiên là làm sạch cá: đánh vảy, chặt kỳ, mổ bụng bỏ sạch ruột. Để cá chảy hết máu rồi rửa nhiều lần, chừng nào thấy nước trong mới thôi. Nếu cá làm không sạch, còn máu hoặc nhớt, vảy dơ cá sẽ thối, đắng ăn không được.

Cá làm sạch cho vào cái vịm nước (vật dụng làm bằng sành, sứ - như cái thau) ngâm nước một đêm, sau đó vớt ra rổ để ráo nước và đem phơi nắng một ngày.

Muối hột rửa cho trắng (bỏ tạp chất làm cho muối có màu đen, sẫm), cho vào cối giã nhuyễn rồi trộn với cá. Lượng muối nhiều hay ít là do kinh nghiệm của người làm. Chất lượng mắm cũng từ đó mà xác định. Bỏ ít muối (lạt muối) thì cá sẽ sình, hoặc ngược lại bỏ nhiều muối mắm quá mặn.

Trộn muối với cá xong, bỏ cá vào cối quết nhẹ bằng chày cây. Khi quết cho thêm cơm nguội vào tán nhừ, ước chừng một tô mắm thì hai muỗng cơm. Quết xong, múc cá ra rổ để cho nước rỏ xuống. Phía trên mắm lót ít lá chuối tươi, lấy gạch đá dằn lên khoảng một ngày đêm cho nước trong mình cá chảy ra hết. Ngày sau, người ta xếp mắm vô hũ hoặc tỉn đã rửa sạch để khô, nhận ém thật cứng, phía trên gài bằng mo nang dừa, trên cùng gài mắm bằng các dọc dừa già chẻ vừa mặt dụng cụ nhận mắm. Trên đổ nước muối. Quan trọng là phải ém mắm cho kỹ không để nước muối lọt xuống thấm vào mắm. Khoảng từ 4 đến 6 tháng trở lên giở mắm ra là ăn được. Mắm pro-hốc để càng lâu, càng ngon.

Mắm pro-hốc được người Khmer dùng nêm cho gần hết các món ăn. Hoặc ăn riêng thì chưng, kho, chiên,... Một nồi xiêm lo, một nồi nước lèo thì đồ nêm tất nhiên không thể thiếu mắm pro-hốc!

Xiêm lo cũng là một món canh tiêu biểu trong văn hóa ẩm thực của người Khmer khác với tất cả các loại canh của người Việt hay người Hoa. Nấu món canh này người ta dùng thịt, cá tươi và rau ngổ, chuối rém, hoặc trái đu đủ non và được nêm bằng mắm pro-hốc. Canh xiêm lo còn được nấu với nhiều loại rau như: lá bồ ngót, lá bình bát dây, bông điên điển, đọt bí, đọt bầu, cùng với măng, mướp, khoai môn, khoai lang, bầu, bí đao, rồi rau đắng... Canh xiêm lo cũng có nhiều loại khác nhau như xiêm lo mít, xiêm lo bình bát... Mỗi loại canh đều thể hiện sự phong phú, tài khéo léo của bà con Khmer.

Bà con Khmer còn có một số món canh độc đáo khác, như: canh chua nấu với trái chuối xiêm xanh. Người ta tước bỏ vỏ chuối xiêm xanh, xắt hơi dày, nấu với cá và thịt gà, thêm cơm mẻ và các loại rau om, tần dày lá, ngò gai, sả và mắm pro-hốc. Canh chua nấu bằng bắp chuối thái mỏng với cá khô và lá me non...

“Người nội trợ Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long còn nhớ rất nhiều món canh quen thuộc của dân tộc mình, đặc sắc nhất là các món canh xiêm lo ko-kô tức canh thập cẩm, được nấu với nhiều loại rau rừng và rau đồng như rau cỏ chai, cải trời, rau đắng, rau ngổ, rau chóc, rau chay, rau bợ, rau chuối, khổ qua, đu đủ non... cùng các loại tôm, thịt, cá và các thứ gia vị như sả, ớt, thính, củ gừng, củ riềng, bột cà ri, dừa khô, mắm pro-hốc... Hoặc như món xiêm lo prohơ cũng là một loại canh nấu với thịt hoặc cá với gia vị là mắm pro-hốc, sả, ớt, ăn với gỏi đu đủ, dưa leo chấm với nước chua là cơm mẻ (một loại vi khuẩn trong cơm nguội để lên men)v.v...”

Đặc biệt, món bún nước lèo của người Khmer được cả người Việt và người Hoa ưa thích - đã trở thành một đặc sản chung của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long, được nhiều du khách phương xa thưởng thức và nhớ mãi. Để nấu món này, người ta dùng tôm, cá nấu nhừ lấy nước cốt, đem cá ra rút hết xương, nước cốt của cá được nêm muối ớt, sả... và hai món nêm không thể thiếu là ngải bún giã nhỏ và mắm pro-hốc. Nước cốt sau khi nêm và nấu kỹ đã trở thành một thứ nước lèo rất tuyệt hảo.

Cũng như các dân tộc khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, người Khmer cũng có nhiều món bánh. Bánh ngọt có mặt gần như hầu hết trong các dịp lễ hội của người Khmer. Tiêu biểu các loại bánh: bánh củ gừng, bánh tai yến... nhưng đặc sắc hơn cả có thể nói là bánh thốt nốt. Đó là, nguyên liệu được làm từ trái thốt nốt, mà trái thốt nốt chỉ có nhiều ở những khu vực đông đảo người Khmer sinh sống. Người ta bẻ trái thốt nốt xuống, sau đó đem chà vào rổ để lấy bột, rồi đem bột này trộn với bột gạo, thêm chút dừa nạo, sau đó lấy lá thốt nốt gói lại, rồi sau đó đem hấp. Bánh có màu vàng ươm, có mùi thơm hết sức đặc biệt vị ngọt tinh khiết, vị béo của dừa rất ngon. “Người Khmer từng tự hào về các loại bánh ngọt cổ truyền của dân tộc mình vì nó chiếm một số lượng khá phong phú, lại vô cùng độc đáo. Bánh ngọt giữ một vị trí khá quan trọng trong đời sống của người Khmer vì nó không thể vắng mặt trong tất cả các dịp lễ, Tết, cúng bái theo phong tục.”2 Bánh ngọt của người Khmer gồm một số loại tiêu biểu sau:

* Num còn khuyên

Người Việt gọi Num còn khuyên là bánh rế. Bánh làm bằng đậu xanh, đậu nành và nếp. Mỗi thứ lấy trọng lượng bằng nhau, vo sạch, để ráo rồi đem rang riêng. Rang để lửa nhỏ, đến khi vừa vàng thì đổ ra, sau đó trộn cả ba thứ vào chung, vọt nát như xây thín.

Nước đường thốt nốt thắng đến rít lại, bỏ bột đã vọt nhuyễn vào quậy đều như nhân bánh ít, đem ra nắn hình tròn như cá mâm có chân, gọi là bánh rế.

Lấy bột gạo, ít nhiều tùy theo kinh nghiệm của người làm bánh, trộn trong thau, cho bột nghệ xay vào để tạo màu vàng, đổ nước vào quậy sền sệt, đem từng cái bánh rế nhúng vào rồi chiên với mỡ. Bánh vàng, vớt ra để ráo, ăn giòn ngon.

* Num Crọp Khnô

Num Crọp Khnô nghĩa là bánh hột mít. Bánh làm đậu xanh nấu mềm, đãi bỏ vỏ, giã nhuyễn trộn với đường thốt nốt như nhân bánh ít. Sau đó, dùng tay vắt viên tròn như hột mít, lăn vào tròng đỏ trứng vịt, gà. Sau đó, đem chiên giòn. Ăn khi ráo mỡ.

* Num chô

Bánh làm bằng gạo trắng vọt sạch, để ráo rồi cho vào cối vọt nhừ nát, khi vọt dùng sàng rây nhiều lần để giã lại cho thật nhuyễn, bột càng nhuyễn, bánh càng nổi to. Nước đường thốt nốt thắng đến rít lại, bỏ bột gạo vào quậy đều như nhân bánh ít, đem ra nắn từng cái hình tròn hay vuông, dẹp lớn nhỏ tùy ý. Sau đó, bỏ vào chảo mỡ chiên. Bánh sẽ nổi lớn như bánh tiêu của người Tiều (Triều Châu). Bí quyết độc đáo của loại bánh này nằm ở lượng đường ngào, nếu không ngọt thì bánh sẽ tan trong chảo chiên, ngược lại ngọt quá, bánh sẽ chai, không nổi, ăn không ngon.

* Num Khnhây

Num Khnhây là bánh gừng. Nếp trắng vo sạch, để ráo đem quết thành bột, khi quết dùng sàng rây nhiều lần để giã cho thật nhuyễn, bột càng nhuyễn, bánh càng nổi lớn. Bột giã xong, đem phơi cho thật khô. Sau đó, lấy lòng trắng trứng vịt đánh nổi, cho bột vào quậy đến sền sệt, sau đó nắn thành hình củ gừng (có người nắn hình cá, hình chim, cua, tôm,...). Bánh gừng chiên bằng mỡ. Bánh nổi lớn, sau đó ngào với nước đường thốt nốt thắng sền sệt. Bí quyết của cách làm bánh này là khi cho bột vào lòng trắng trứng vịt sau cho vừa phải liều lượng thì bánh mới nổi đều. Khi chiên phải lẹ tay lật bánh qua lại.

Bánh gừng thường không thể thiếu trong đám cưới của người Khmer.

* Num Niềng Nóc

Num Niềng Nóc nghĩa là bánh của Nàng Nóc, theo các bậc trưởng thượng thì Nóc là tên người đầu tiên làm thứ bánh này. Người Khmer sau đó lấy tên người đặt cho tên bánh như để ghi công cho nàng. Gạo đem vo sạch, ngâm trong nước độ một đêm, sau đó quết thành bột, đổ nước sền sệt, lấy màu vàng của nghệ, màu đỏ của gấc pha vào cho đẹp mắt.

Nhân làm bằng đậu xanh quết nhuyễn trộn với đường thốt nốt, nước cốt dừa.

Bắc chảo lên bếp, cho mỡ vào. Đợi mỡ gần sôi thì lấy bột nhúng vào kéo lên, kéo xuống, tréo qua, vắt lại cho đến khi bột giòn thì nắn thành hình hộp như hộp thuốc lá, để nhân ở giữa. Chiên tiếp cho vàng, vớt ra, ăn khi ráo mỡ.

Nhìn chung, các món ăn của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long tuy không cầu kỳ, nhưng nó phản ánh khá rõ nét đặc điểm văn hóa trong ẩm thực của cộng đồng tộc người này. Đó là quá trình thích ứng, tương tác và tận dụng đối với môi trường thiên nhiên mà đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long dễ chế biến ra nhiều món ăn phong phú, mang bản sắc riêng.

              7 văn hóa

Thần Neak Tà trong đời sống văn hóa người Khmer tỉnh Trà Vinh 

Ở Trà Vinh, cũng có nhiều dạng Neak Tà như : Neak Tà Xam rông (cây Trôm), Neak Tà Dom Chey (cây Đa), Neak Tà bến đò, Neak Tà giếng vẹo, Neak Tà bến Bình An. Ngoài ra, còn có một số Neak Tà ở ngã ba, ngã tư sông như Neak Tà Ok và Neak Tà Rumpotmia. Còn Neak Tà Wat được thờ ở các khuôn viên chùa như : Chùa Ông Mek (Phường 1, Thành phố Trà Vinh), chùa Chim (Phường 7, Thành phố Trà Vinh), Neak Tà chùa Phướn (Phường 7, Thành phố Trà Vinh), chùa Xoài Xiêm (Xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú), chùa Bãi Xào Dơi (Xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú)… Đặc biệt, ngoài hình tượng Neak Tà là những hòn đá theo kiểu thờ truyền thống giống như nhiều nơi khác ở Đồng bằng sông Cửu Long (Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…), thì riêng tại Phường 8 và Phường 9 (Thành phố  Trà Vinh), Ấp Quy Nông A, Quy Nông B (Xã Hòa Lợi, Huyện Châu Thành), Neak Tà được đắp tượng và thể hiện là một ông già tay cầm gậy hoặc cầm chày, cối giã thuốc…Điều này phản ánh sự thay đổi quan niệm, tư duy của con người, cụ thể là từ trừu trượng chuyển sang cụ thể của người Khmer ở những nơi này.  Vậy, Neak Tà ở đây không còn là một vị thần chung chung, mà đã mang một dáng dấp cụ thể, phù hợp với quan niệm của người dân tại các địa phương khác nhau. Phải chăng đây là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa do quá trình tiếp xúc tộc người (Việt, Hoa, Khmer) và sự phát triển kinh tế, xã hội ở những địa phương trên ?

Neak Tà đối với người Khmer Trà Vinh không chỉ là thần bảo hộ mà còn là thần ban phúc, giáng họa, thần xét xử, thần chữa bệnh... Trước kia, khi có xích mích, khiếu kiện, nghi kị lẫn nhau họ đến miếu Neak Tà để giải quyết bằng cách thề thốt trước sự chứng dám của Ông. Người bị bệnh thường đến đây khấn và hứa trả lễ khi lành bệnh. Ai mất mát đồ đạc gì cũng khấn Neak Tà nhờ tìm và chỉ giúp. Lời khấn, qua tư liệu sưu tầm thực tế, về đại thể như sau:

- Phần khấn: Vái Neak Tà… cho tôi… (điều mà người Khmer mong ước),

- Phần hứa trả lễ : Nếu được như lời khấn, tôi sẽ cúng… (vật phẩm). Lễ vật là nải chuối hoặc con gà, con vịt hoặc đầu heo…,tùy thuộc vào mức độ quan trọng của sự việc cầu xin và lời khấn.

Người Khmer Trà Vinh có hai loại tín ngưỡng phổ biến: Arăk và Neak Tà. Cả hai đều là thần bảo hộ, nhưng trong tâm thức của họ, thì Neak Tà có vị trí cao hơn hẳn Arăk, bởi phạm vi ảnh hưởng của Neak Tà thường là cả cộng đồng trong phum sóc. Có trường hợp còn mở rộng ra đối với nhiều phum sóc, còn phạm vi ảnh hưởng của Arăk chủ yếu trong gia đình, dòng họ. Đối với người Khmer, Neak Tà được coi là vị thần cai quản có quyền lực nhất trong phum sóc tương tự như Thành Hoàng Bổn Cảnh của người Việt. Tuy nhiên, mỗi phum sóc của người Khmer có thể có nhiều Neak Tà, trong đó Neak Tà Méchas Srok (ông Tà chủ xóm) là thần bảo hộ có địa vị cao nhất.

Miếu thờ Neak Tà của người Khmer ở Trà Vinh có nhiều loại. Loại miếu thờ đơn giản được làm bằng tre, lợp lá dừa nước trầm, nhà sàn hoặc nhà đất, thường làm dưới gốc cây trong khuôn viên một phum nhỏ hay dựng ở một góc ruộng. Loại miếu lớn hơn, thường được xây bằng gạch ở hướng đông bắc trong khuôn viên chùa, hay một điểm nào khác trong phum sóc. Loại miếu này dành cho Neak Tà Wat (Neak Tà chùa) và Neak Tà Méchas Srok (Neak Tà chủ xóm).

Hàng năm, người Khmer trong mỗi phum sóc cúng Neak Tà một lần

vào trước mùa mưa, khoảng tháng 4 âm lịch. Hiện nay, nếu so với các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu thì ở Trà Vinh có nhiều miếu thờ Neak Tà hơn và có nghi thức thờ cúng khá phức tạp với thời gian hành lễ kéo dài từ 2 - 3 ngày. Điều này đã được Nguyễn Xuân Nghĩa ghi nhận từ năm 1978 (7).  Qua quan sát của chúng tôi vào năm 2008, một số nơi tiêu biểu ở Trà Vinh tổ chức cúng Neak Tà như : Miếu Neak Tà tại xã Lương Hòa cũ (nay là Phường 8, Thành phố Trà Vinh) vào ngày 14 tháng 4 âm lịch, miếu Neak Tà gần chùa Phướng (Khóm 8, Phường 9, Thành phố Trà Vinh) vào ngày 16 tháng 4 Âm lịch, miếu Neak Tà tại Ấp Phố Giữa (Xã An Quảng Hữu, Huyện Trà Cú) vào ngày 17 tháng 4 Âm lịch.... Tín ngưỡng thờ Neak Tà ở Trà Vinh là yếu tố liên kết, tập hợp cư dân trong phum sóc. Cúng Neak Tà có sự tham gia của toàn cộng đồng. Họ tự nấu những thức ăn theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, thường là một món canh, một món mặn - rồi lần lượt đem thức ăn đến miếu Neak Tà dâng cúng. Cúng xong, các vị sư không trở về chùa mà dùng bữa tại miếu. Sau đó, đến lượt mọi người trong phum sóc cùng ăn. Trong khi ăn, họ bàn bạc với nhau về công việc, về sức khỏe và chia sẻ với nhau nhiều kinh nghiệm về việc đồng áng, việc làm ăn…Người Khmer Trà Vinh gọi bữa cơm này là bữa cơm đoàn kết (samaky). Đặc biệt, tính cộng đồng và dân chủ được thể hiện rõ trong buổi lễ này. Việc phụ nữ cùng ăn chung, ngồi chung trong miếu với đàn ông, hay  việc trẻ con có quyền ngồi ăn mâm riêng với đầy đủ thức ăn như người lớn là một điều không bị cấm đoán, không hề bị la rầy. Việc mời một hay nhiều khách tình cờ tham dự cùng ăn chung bữa cơm, uống chung ly rượu với họ là một việc rất bình thường.

Nếu ngày xưa, khi cộng đồng bị uy hiếp, bị thiên tai, địch họa, dịch bệnh hay những việc hệ trọng khác như cầu mưa đầu mùa thì các con sóc (từ của người Khmer gọi những người cùng sóc) họp nhau làm lễ Bon ban chan Neak Tà (nhập xác Neak Tà) để hỏi ý kiến về nguyên nhân của tai họa cũng như hướng giải quyết. Còn ngày nay, việc nhập xác Neak Tà ở Trà Vinh không còn nữa một phần do xã hội ngày càng tân tiến, một phần do tín ngưỡng này bị Phật giáo lấn át. Trong nghi thức cúng Neak Tà của người Khmer Trà Vinh hiện nay thường có các vị sư tụng kinh và lễ này được coi là lễ cầu an của Phật giáo. Nhưng nếu quan sát kỹ, ta thấy đó chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài, còn thực chất các thức cúng trên bàn thờ là những lễ vật cúng cho thần chứ không phải cho Phật. Bởi ngoài cơm, canh, thịt mặn xào, người ta còn để chai rượu trắng là một trong những thứ thuộc giới cấm của Phật giáo. Rõ ràng có sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng Neak Tà của người Khmer, thông qua vai trò chính của các vị sư trong các buổi lễ cúng Neak Tà từ tụng kinh, thuyết pháp, cầu an đến cầu mưa. Các vị sư chỉ nhường vai trò cho các Achar ở phần  cúng  sau cùng. Nếu quan sát kỹ ở  phần sau này, tuy là chiếm thời lượng rất ít trong chương trình cúng tế, nhưng nó mang đậm chất dân gian, diễn tả một cách chân thực các nghi thức cúng Neak Tà trước khi chịu ảnh hưởng Phật giáo. Thức cúng cho Neak Tà như đã nói là cơm, rượu, thịt và đặc biệt là đầu heo (thông thường là luộc chín, nhưng có nơi để sống). Khi cúng xong, các vị sư tụng kinh dẫn đầu đoàn người trong phum, sóc kiệu (có nơi các thanh niên thay nhau khiêng trên vai) Neak Tà (là một hòn đá to nhất trong miếu) đi vòng phum, sóc trong tiếng reo hò, hoan hỉ của mọi người. Các con phum, con sóc tranh nhau chạm tay vào Neak Tà, vì họ tin rằng làm như thế sẽ được Neak Tà ban bình an, phúc lộc và may mắn.

Ngày nay, có một điều cần ghi nhận là sau gần ba  thế kỷ cùng cộng cư ở Trà Vinh, thông qua quá trình giao lưu văn hóa với người Việt và người Hoa, mà nhất là người Hoa, tín ngưỡng Neak Tà của người Khmer đã có sự pha trộn với tín ngưỡng thờ Thần, thờ Quan công của người Hoa. Trong một số miếu thờ Neak Tà của họ, ngoài thờ những hòn đá tượng trưng cho Neak Tà thì ở phía sau là một tấm vải đỏ viết chữ Thần (hoặc được sơn đỏ lên

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC