Nguyễn Huệ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Huệ (chữ Hán: 阮惠; 1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝), vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía Bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.[1]

Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị nước Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn[2].

Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian.

 

Tiêu diệt chính quyền chúa Nguyễn

Lấy lý do chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương[b], Nguyễn Nhạc cất binh khởi nghĩa năm 1771, xây dựng căn cứ chống chính quyền chúa Nguyễn tại Tây Sơn. Trong giai đoạn xây dựng thế lực, Nguyễn Huệ đã giúp Nguyễn Nhạc xây dựng kinh tế và huấn luyện quân sự. Với sự ngầm trợ giúp về mặt tâm lý của thầy giáo Hiến và bản lĩnh cá nhân, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng xây dựng được uy tín cho lực lượng Tây Sơn và cả cho cá nhân mình. Chẳng bao lâu sau, lực lượng của nhà Tây Sơn mỗi ngày mỗi lớn và vững vàng. Những người hợp tác đầu tiên với nhà Tây Sơn có Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Trương Mỹ Ngọc, Võ Xuân Hoài. Về sau, kẻ sĩ gần xa đến hưởng ứng thêm đông. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo[9]

Theo Tây Sơn tiềm long lục của Nguyễn Bá Huân, một danh sĩ người Bình Định (1848-1899) sống thời nhà Nguyễn, thấy quân Tây Sơn đánh chiếm các huyện, thành, thôn ấp, tuần phủ Quy Nhơn của chúa Nguyễn là Nguyễn Khắc Tuyên cùng đề đốc Lý Trình đi đánh dẹp. Quân Khắc Tuyên đến Phù Ly gặp quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy. Hai bên giao chiến, Lý Trình bị Nguyễn Huệ chém chết, Khắc Tuyên bỏ chạy về Quy Nhơn.[6] Năm 1773, anh em Tây Sơn hạ được thành Quy Nhơn (kinh thành Đồ Bàn cũ của Chiêm Thành). Từ đó, quân Tây Sơn đánh ra các vùng lân cận và tới cuối năm 1773 đã kiểm soát từ Quy Nhơn đến Bình Thuận, làm suy yếu chính quyền chúa Nguyễn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net