Nam Cao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

* Đôi nét về Nam Cao: Trước CMT8 sáng tác của Nam Cao xoay quanh đề tài về cuộc sống người trí thức tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân nghèo. Dù viết về đề tài nào, tác phẩm của ông cũng thể hiện nỗi đau đớn day dứt trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm ,bị huỷ diệt nhân tính. Qua tác phẩm của mình, Nam Cao phê phán xã hội phi nhân đạo đương thời. 

I. Nhận định của Nam Cao

1. "Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại  vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn."
-> Liên hệ các câu:
 + "Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ cái tốt đẹp để cho đời có nhiều công bằng, yêu thương hơn."
 + "Công việc của nhà văn là khám phá ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm ra cái đẹp ẩn giấu để cho người đọc một bài học trông, nhìn và thưởng thức."

2. "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ nhưng kiếp lầm than."
-> Liên hệ:
  + "Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, thoát ly cuộc sống nghệ thuật nhất định sẽ khô héo."

3. "Cái nghề văn, kỵ nhất cái lối thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào"
-> Liên hệ kèm các câu nói sau: 
 + "Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả... Nếu anh không có giọng riêng, anh khó có thể trở thành nhà văn thực thụ" (Sê-khốp)
 + Lê Đạt:
"Mỗi công dân có một dạng vân tay
  Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ

  Không trộn lẫn"
 + "Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo, phong cách mới lạ thu hút người đọc."

4. "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có." (Liên hệ với 3, 5)

5. "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện." (Liên hệ 4)

6. "Sống đã rồi hãy viết, hãy hoà mình vào đời sống của nhân dân." (quan điểm của Nam Cao sau CMT8)
-> Liên hệ:
  + "Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm, mà tâm điểm chính là con người." 
  + "Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật." (Bêlinxki)

II. Nhận định về nhà văn Nam Cao

1. Nguyễn Minh Châu:
  + "Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người. Để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người." 
  + "Nếu như Nguyễn Công Hoan đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh, với Thạch Lam đời là miếng vải có lỗ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn, thì với Nam Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rác tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận."
  + "Nam Cao thường lấy bản thân mình ra để mà kiểm nghiệm" 
  + Nam Cao "biến mình thành kẹp chả dưới tay mình, tự đem mình ra quạt dưới than hồng"  

2. "Con người Nam Cao mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt" (Nguyễn Đình Thi)

3. "Trong văn xuôi trước cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc soi mói như của Nam Cao" (Lê Định Kỵ)

4. Hà Minh Đức:
  + "Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng, nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, thiên chức của mình"
  + Dù viết về đề tài nào, truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tư tưởng chung: nỗi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới"
  + "Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả, không né tránh như Thạch Lam; không cực đoan, phiến diện như Vũ Trọng Phụng; cũng không thi vị hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, ngòi bút của Nam Cao luôn luôn tỉnh táo đúng mực"


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net