NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN

PHẦN I: TRIẾT HỌC MAC-LÊNIN

Câu 1: phân tích định nghĩa vật chất của Lênin,ý nghĩa khoa học của định nghĩa.

Định nghĩa: Vật chất là một cặp phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.

Phân tích định nghĩa:

- VC là một phạm trù triết học: lấy phạm trù triết học để định nghĩa VC vì đây là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất, nó bao hàm phạm trù của các ngành KH khác.

- Dùng để chỉ thực tại khách quan, tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác: thực tại khách quan là đang tồn tại trong thực tế và khẳng định VC có trước, VC quyết định ý thức (cảm giác),không phụ thuộc vào ý thức(cảm giác).

- Đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại,chụp lại, phản ánh: điều đó nói lên VC được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể, bằng cảm giác con người có thể nhận thức được. VC chính là nguồn gốc, nội dung khách quan của ý thức(cảm giác).

Ý nghĩa:

- Giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm của CNDV: VC có trước, VC quyết định ý thức.

- Khắc phục triệt để tính chất trực quan siêu hình, máy móc trong quan điểm của CNDV trước đây.

- Mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà KH để ngày càng đi sâu vào tìm hiểu khám phá thế giới, tìm ra những kết cấu VC mới.

Câu 2: phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. ý nghĩa phương pháp luận của phương pháp này.

- Mối liên hệ phổ biến: Mọi sự vật luôn tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại với nhau, sự vật này tồn tại không tách rời sự vật khác. Mối liên hệ ấy mang tính phổ biến, có trong tự nhiên, xã hội, tư duy con người.

Tính chất:

- Tính khách quan và phổ biến:không phụ thuộc vào ý thức con người, con người không thể sang tạo nên mối liên hệ mà chỉ nhận thức và vận dụng nó vào mục đích của mình.

- Tính đa dạng: thế giới đa dạng các sự vật, vì vậy mối liên hệ cũng đa dạng. Có thể phân loại các mối liên hệ như: trực tiếp, gián tiếp, bên trong, bên ngoài...

Ý nghĩa:

- Các SVHT có mối liên hệ không giống nhau vì vậy muốn nhận thức đúng phải có quan điểm toàn diện khi xem xét. ( khi xem xét phải xem xét tất cả các mối quan hệ của nó, nhưng phải tìm ra đâu là quan hệ cơ bản nhất )

- Mối liên hệ của các SVHT diễn ra trong những thời gian không gian nhất định vì vậy muốn đánh giá SVHT phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét. ( khi xem xét SV phải gắn SV vào những hoàn cảnh lịch sử nhất định, phải thấy được nguồn gốc xuất thân của SV )

Câu 3: phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù bản chất và hiên tượng. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cặp phạm trù này.

Khái niệm:

- Bản chất: là tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố ở bên trong sự vật, mang tính ổn định, quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật.

- Hiện tượng: là biểu hiện của bản chất ra bên ngoài.

Vd: Bản chất: cạnh tranh

Nền KTTT

Hiện tượng: quảng cáo, tiếp thị,thay đổi phương thức bán hàng, phục vụ

Mối liên hệ giữa BC - HT:

- BC - HT có sự thống nhất với nhau trong một sự SV. BC bao giờ cũng bộc lộ thông qua HT, còn HT bao giờ cũng phản ánh bản chất. BC nào thì HT đó. Không có BC tồn tại thuần túy ngoài HT, cũng như không có HT ngoài BC. BC mất đi thì HT cũng mất đi.

- HT phản ánh BC, nhưng phản ánh một cách phức tạp. Trong khi BC là cái chung, cái tất yếu quy định sự tồn tại của SV thì HT của BC mang tính cá biệt. Nó không những bị quy định bởi BC mà còn tương tác với các SV khác. Nên HT có thể phản ánh:

+Đúng BC.

+Gần đúng BC.

+Xuyên tạc BC.

Ý nghĩa:

- HT phản ánh BC nhưng phản ánh phức tạp, nó có thể xuyên tạc BC vì vậy trong hoạt động thực tiễn muốn tìm ra BC của SV chúng ta phải phân tích hàng hoạt HT, loại bỏ những HT giả để tìm ra BC đích thực của SV.

- Trong sự phát triển của SV, BC cũng có sự biến đổi vì vậy trong hoạt động thực tiễn muốn cải biến 1 lĩnh vực hiện thực nào cần có phương pháp tác động thích hợp.

Câu 4: phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cặp phạm trù này.

Khái niệm:

- Nguyên nhân: là sự tác động giữa các mặt trong 1 SVHT, hoặc các SVHT với nhau gây ra những biến đổi nhất định.

- Kết quả: là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 SVHT hoặc các SVHT với nhau.

Vd: Nguyên nhân: Do bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ.

Kết quả: 8 - 1964, Mỹ ném bom miền bắc.

Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả: (có mối quan hệ biện chứng với nhau)

- NN là cái có trước, là cái sản sinh ra KQ. Nhưng không phải 1 NN bao giờ cũng sinh ra 1 KQ và 1 KQ bao giờ cũng được sinh ra bởi 1 NN. 1 NN có thể sinh ra nhiều KQ, 1 KQ có thể do nhiều NN sinh ra.

- NN và KQ thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau: không có NN nào là NN đầu tiên, không có KQ nào là KQ cuối cùng, cái được coi là NN trong quan hệ này lại được coi là KQ trong quan hệ khác và ngược lại.

- Cần phân biệt NN với nguyên cớ ( nguyên cớ không sinh KQ, NN sinh KQ )

Ý nghĩa:

- Một kết quả có thể do nhiều NN sinh ra vi vậy trong hoạt động thực tiễn cúng ta phải phân loại NN và tìm ra đâu là NN cơ bản nhất dẫn tới KQ.

- NN bao giờ cũng nảy sinh ra KQ nhưng trong thực tế có những hiện tượng đã xuất hiện mà con người chưa tìm ra NN của nó, xong dần dần khoa học sẽ tìm ra lời giải đáp.

Câu 5: phân tích nội dung quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này.

Nội dung quy luật:

- Phạm trù chất và lượng:

+ Chất: là 1 phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của SV, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, yếu tố cấu thành nên sự vật để SV là nó và phân biệt với SV khác.

Trong một SV, ngoài chất ra còn bao gồm nhiều thuộc tính, trong đó có thuộc tính cơ bản gắn liền với chất nên thuộc tính cơ bản mất dẫn đến chất mất.

Vd: Ly: Thuộc tính cơ bản: đựng nước

Thuộc tính không cơ bản: cắm hoa, cắm bút...

+ Lượng: là 1 phạm trù triết học chỉ tính quy định của SV về mặt quy mô, trình độ phát triển và được biểu thị bằng con số, đại lượng các thuộc tính.

Vd: quy mô của 1 trang trại chính là lượng.

Lượng trong TN có thể đo đếm được chính xác, trong XH khó đo đếm chính xác. Dùng phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa để xác định lượng trong XH.

- Mối liên hệ giữa chất và lượng:

+ Chất và lượng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chất tương đối ổn định, còn lượng thường xuyên biến đổi. Xong 2 mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau. Có sự thống nhất giữa chất và lượng ở 1 mức độ nhất định.

+ Các SVHT luôn biến đổi, sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi về lượng đến 1 lúc nào đó sẽ tạo ra sự biến đổi về chất. Khi chất biến đổi, SV cũ mất đi, SV mới ra đời.

+ Độ: chỉ mối quan hệ giữa chất và lượng, là giới hạn mà ở đó có sự biến đổi về lượng nhưng chưa tạo được sự biến đổi về chất, SV vẫn là nó chưa biến thành SV khác.

Vd: nước < 100oC thì oC là độ, nước vẫn là chất lỏng, chưa biến đổi.

+ Sự biến đổi về chất người ta gọi là bước nhảy vọt. Khi bước nhảy vọt diễn ra SV cũ mất đi, SV mới ra đời. Nơi xảy ra bước nhảy người ta gọi là điểm nút.

Vd: 100oC là điểm nút của nước.

+ Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của SV. Chất tác động đến lượng nhiều phương diện như: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển.

Vd: Từ thay đổi về chất: học sinh phổ thông có 1 bước nhảy là thi đại học trở thành sinh viên đại học. Lượng cũng thay đổi: trình độ, kết cấu cũng như quy mô nhận thức cũng thay đổi, hướng sinh viên lên tri thức cao hơn.

+ Đây là quy luật phổ biến diễn ra trong TN, XH, tư duy con người.

Ý nghĩa:

- Nghiên cứu quy luật lượng  chất giúp chúng ta tránh được 2 khuynh hướng:

+ Chỉ nhấn mạnh sự biến đổi về lượng: hữu khuynh, bảo thủ, trì trệ.

+ Chỉ nhấn mạnh sự biến đổi về chất: tả khuynh, nôn nóng, muốn đốt cháy giai đoạn.

- Trong thực tiễn cần nắm vững giới hạn độ để duy trì hay thay đổi SV có lợi cho con người.

Câu 6: phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong đổi mới hiện nay.

Đây là quy luật cơ bản nhất, được coi là hạt nhân của phép BCDV.

- Nội dung quy luật: phép BCDV khẳng định: mọi SV luôn tồn tại mâu thuẫn và mâu thuẫn là cái vốn có của SV, nó mang tính khách quan và phổ biến, nó chi phối cả trong TN, XH và tư duy con người.

- Mặt đối lập: là những mặt có tính chất khuynh hướng trái ngược nhau, cùng tồn tại trong 1 SV,quy định sự tồn tại của SV đó.

Vd: Xã hội có giai cấp: Thống trị < > bị trị.

Cơ thể sống: Đồng hóa < > dị hóa.

- TN & ĐT CCMĐL: Các mặt ĐL có mối liên hệ ràng buộc với nhau, sự tồn tại của mặt này là điều kiện tồn tại cho mặt kia và ngược lại. Qúa trình ấy gọi là sự thống nhất của các mặt ĐL. Xong vì các mặt ĐL có tính chất trái ngược nhau nên chúng không nằm yên bên nhau mà luôn tìm cách đấu tranh loại bỏ lẫn nhau, quá trình ấy được gọi là đấu tranh của các mặt ĐL.

Vd: XHPKVN: GC địa chủ và GC nông dân

- TN & ĐT CCMĐL có vai trò khác nhau. Thống nhất chỉ mang tính tạm thời ( đứng im tương đối ), đấu tranh mang tính tuyệt đối vĩnh viễn ( vận động không ngừng).

- Có MT thì phải giải quyết MT, MT lúc đầu chưa gay gắt dần trở nên gay gắt buộc phải giải quyết. Khi MT được giải quyết SV cũ mất đi, SV mới ra đời. SV mới hình thành MT mới, cứ như thế SV diễn ra 1 cách liên tục.

Vd: Giải quyết: thực dân Pháp < > nhân dân ta đưa nước ta từ nước thuộc địa thành tự do.

- Có MT đến việc giải quyết MT thong qua quá trình đấu tranh của các mặt đối lập ở bên trong SV. Đồng thời SV khác thì MT khác, do đó muốn giải quyết MT đạt hiệu quả thì phải giải quyết MT đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời.

Vd: Cuộc kháng chiến chống TD Pháp: đến tháng 8-1945.

 Đấu tranh giữa các mặt ĐL  giải quyết MT chính là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động, phát triển.

Ý nghĩa:

Nghiên cứu quy luật MT trang bị cho chúng ta phương pháp luận khi giải quyết MT: Đó là phân tích kĩ MT tìm ra nguyên nhân tạo ra MT và giải quyết đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời.

Câu 7: phân tích nội dung và kết cấu của lực lượng sản xuất (LLSX ). Nhân tố hàng đầu trong LLSX là gì? Vì sao?

- Khái niệm: LLSX là thể thống nhất hữu cơ giữa TLSX và người lao động cùng với những kĩ năng kinh nghiệm sản xuất của họ.

- Sơ đồ kết cấu:

Người lao động

LLSX Công cụ lao động (máy móc, cuốc xẻng )

Tư liệu lao động Tư liệu phù trợ ( đường xá, sân phơi )

TLSX Sẵn có (dầu mỏ, nước)

Đối tượng lao động

Qua chế biến ( gạch ngói xi măng )

- LLSX biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.

- Trang TLSX, công cụ lao động là bộ phận quan trọng nhất vì nó quyết định đến năng suất lao động, đồng thời là thước đo khả năng chinh phục thiên nhiên của con người.

Vd: công cụ bằng đá: năng suất thấp, con người không có khả năng chinh phục thiên nhiên. Công cụ máy móc: năng suất cao, con người có khả năng chinh phục thiên nhiên.

 Trong tất cả các bộ phận hợp thành LLSX thì người lao động giữ vị trí hàng đầu. Vì người lao động vừa tạo ra công cụ lao động, vừa trực tiếp sử dụng công cụ ấy để sản xuất. Cho nên đầu tư cho LLSX là đầu tư cho người lao động ( sức khỏe, trình độ chuyên môn, tính nhân văn... )

Câu 8: phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng ( CSHT ) và kiến trúc thượng tầng ( KTTT ). Ý nghĩa của mối quan hệ này đối với quá trình đổi mới KTXH ở nước ta hiện nay.

- CSHT là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của 1 hình thái KTXH nhất định.

- KTTT là toàn bộ những quan điểm về chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật...cùng với các thể chế tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, đoàn thể... được xây dựng trên 1 CSHT nhất định.

Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:

- CSHT quyết định KTTT:

+ CSHT là điều kiện vật chất, còn KTTT là đời sống tinh thần. Vì vậy trong XH, giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng thống trị trên đời sống tinh thần của XH.

+ CSHT thay đổi dẫn đến KTTT thay đổi theo.

Vd: nền KT bao cấp  nền KT thị trường: nhà nước cũng thay đổi theo ( quản lí bằng mệnh lệnh hành chính thay bằng pháp luật ).

- KTTT tác động lại CSHT:

KTTT mà chủ yếu là nhà nước tác động trực tiếp đến CSHT bằng các chính sách:

 Nếu chủ trương, chính sách phù hợp sẽ thúc đẩy CSHT phát triển.

 Nếu chủ trương, chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm CSHT.

Ý nghĩa của mối quan hệ này đối với quá trình đổi mới KTXH ở nước ta hiện nay.

- CSHT bao gồm các kiểu QHSX , các thành phần kinh tế gắn liền với các hình thức sở hữu tương ứng cùng tồn tại trong 1 cơ cấu kinh tế thống nhất theo định hướng XHCN. Trong đó kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo.

- Về KTTT: Đảng khẳng định chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Xây dựng hệ thống chính trị XHCN.

+ Mang tính chất GC công nhân do Đảng CS lãnh đạo, đảm bảo cho nhân dân thực sự là người làm chủ của XH.

+ Mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

+ Phát triển nền tảng văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Xây dựng nhà nước và củng cố bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn có hiệu quả thúc đẩy CSHT phát triển.

Câu 9: phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội ( TTXH ) và ý thức xã hội ( YTXH ). Ý nghĩa của mối quan hệ này trong nhận thức và thực tiễn.

- TTXH là toàn bộ điều kiện sinh hoạt vật chất của XH bao gồm môi trường TN, dân số, PTSX. Trong đó PTSX đóng vai trò quyết định sự TTXH.

- YTXH là toàn bộ những quan điểm, quan niệm, phong tục tập quán, lối sống của con người phản ánh TTXH trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH:

- TTXH quyết định YTXH:

+ TTXH có trước, YTXH có sau ( VC có trước, YT có sau ).

+ Khi TTXH thay đổi đặc biệt là PTSX thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của YTXH.

Cm:

Khi con người vừa xuất hiện: điều kiện sinh hoạt vật chất thấp kém, quan hệ người - người ở trình độ thấp. YTXH là quần cư đơn thuần.

XH CXNT ra đời: điều kiện sinh hoạt vật chất phát triển, con người cùng làm cùng hưởng. YTXH là CSNT.

XH có giai cấp xuất hiện: NSLĐ tăng cao, phân hóa giàu nghèo, điều kiên sinh hoạt vật chất phát triển. YTXH là ý thức cá nhân tư hữu ích kỷ.

- YTXH có tính độc lập tương đối trong sự phát triển:

YTXH không bị TTXH quyết định 1 cách thụ động mà nó có tính độc lập tương đối trong sự phát triển, thể hiện ở các điểm sau:

+ YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH: khi TTXH đã thay đổi nhưng nhiều bộ phận của YTXH chưa thay đổi ngay. Vd: XHPK VN xóa bỏ 1945, nhưng XH hiện nay vẫn còn trọng nam khinh nữ,gia trưởng, mê tín dị đoan

+ Tính kế thừa của YTXH: 1 hệ tư tưởng khi ra đời nó có sự kế thừa của những tư tưởng trước đó. Vd: CN Mac-Lênin ra đời kế thừa: KTCT học Anh, CNXH không tưởng Pháp, triết học cổ điển Đức. HCM lấy dân làm gốc kế thừa từ Nguyễn Trãi.

+ Vai trò tiền phong, tính vượt trước của YTXH ( tư tưởng KH, phát minh KH ).

+ YTXH tác động lại TTXH theo 2 xu thế:

 Nếu là tư tưởng tiến bộ cách mạng sẽ thúc đẩy TTXH phát triển.

 Nếu là tư tưởng bảo thủ, lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển của TTXH.

Ý nghĩa:

- Từ nguyên lý TTXH quyết định YTXH ta biết được muốn nâng cao đời sống tinh thần của XH phải không ngừng phát triển đời sống vật chất của XH.

- YTXH có tác động to lớn đến TTXH nên cần quan tâm thích đáng tới việc giáo dục tinh thần cho quần chúng nhân dân. Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận CN Mac-Lênin và TT HCM.

Câu 10: tại sao nói quần chúng nhân dân ( QCNN ) là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử. Vai trò của QCNN trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Là những người trực tiếp SX ra của cải vật chất.

QCNN Là những GC, tầng lớp XH thúc đẩy tiến bộ XH.

Là những GC, tầng lớp XH tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh chống lại GC bóc lột đối lập với nhân dân.

- QCNN là lực lượng chân chính sang tạo ra lịch sử vì:

+ Họ tạo ra những giá trị vật chất cho XH, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của XH.

+ Họ là lực lượng cơ bản của mọi cuộc CM,các cuộc CM sẽ làm làm cho đời sống KTXH phát triển. Bác Hồ đã nói: "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xongˮ.

+ Họ sáng tạo ra những giá trị tinh thần của XH: các điệu hò, truyện ngụ ngôn, bài hát...

Vai trò của QCNN trong công cuộc đổi mới hiện nay.

- Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, QCNN phát huy mạnh mẽ vai trò tích cực sáng tạo của mình, tạo ra nhiều chuyển biến mạnh trong phát triển kinh tế, cũng như trong lĩnh vực sáng tạo ra các giá trị tinh thần mới.

- Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện, xây dựng hệ thống quan hệ người và người thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các mặt của đời sống XH nên QCNN luôn tích cực tham gia xóa bỏ mọi hiện tượng quan liêu, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân của những phần tử thoái hóa biến chất trong bộ máy Đảng và nhà nước, lấy lại lòng tin nhân dân, làm cho nhân dân gắn bó với Đảng và nhà nước.

PHẦN II: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Câu 11: phân tích hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa (H). Vì sao H có 2 thuộc tính?

- Hàng hóa: là sản phẩm của lao động thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.

- 2 thuộc tính của H:

+ Giá trị sử dụng (GTSD): là công dụng của H thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Vd: gạo để ăn, vải để may mặc.

 Do thuộc tính tự nhiên của H quyết định.

 GTSD được phát hiện ngày càng nhiều thông qua sự phát triển của LLSX.

 GTSD là 1 phạm trù vĩnh viễn.

 GTSD là vật mang giá trị trao đổi.

+ Giá trị của H(giá trị): trước hết ta cần biết giá trị trao đổi(GTTĐ).

 GTTĐ: là quan hệ tỉ lệ về lượng giữa những H có GTSD khác nhau đem trao đổi với nhau. Vd: 1m vải trao đổi 5kg thóc.

 GT: là hao phí lao động xã hội của người SX kết tinh trong H. Vd: 1 người mất 2 ngày để làm được 1 cái bàn.

 GT là cơ sở của GTTĐ, còn GTTĐ là hình thức biểu hiện của GT.

 GT là 1 phạm trù lịch sử chỉ có xuất hiện trong XH có nền SX H, vì GT phản ánh mối quan hệ giữa những người SX H.

- H có 2 thuộc tính vì: bất kỳ H nào đều có GTSD và GT.

+ GTSD là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Vật phẩm nào cũng có 1 số công dụng nhất định do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. GTSD chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dung.

+ GT là hao phí lao động xã hội của người SX kết tinh trong H, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người SX chứa đựng trong đó thì không có GT. Sản phẩm nào hao phí lao động càng cao thì càng có GT.

GT và GTSD là 2 thuộc tính của H có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. GTSD là thuộc tính tự nhiên còn GT là thuộc tính XH của H. Như vậy H là sự thống nhất của 2 thuộc tính GTSD và GT, nhưng là sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập. Bất cứ 1 vật nào nếu muốn trở thành H phải có đủ 2 thuộc tính GT và GTSD, nếu thiếu 1 thuộc tính thì nó không thể là H.

Người SX tạo ra GTSD nhưng cái họ quan tâm là GT, còn người tiêu dùng thì quan tâm tới GTSD để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình nhưng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net